ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 21-1-25 15:59:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hơn 90% HSSV trường cao đẳng nghề có việc làm sau tốt nghiệp

Báo Cà Mau Chiều 26/9, tại buổi Lễ khai giảng năm học 2023-2024, lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau thông tin, hơn 90% học sinh, sinh viên của trường có việc làm sau tốt nghiệp.

Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học 2023-2024.

Đến thời điểm này, tổng quy mô đào tạo của trường là 5.331 học sinh, sinh viên (HSSV) và học viên. Trong đó, HSSV chính quy gần 1.500 em, với 41 lớp; học viên (đối tượng lao động nông thôn) là 4.050 người, với 115 lớp; 4 lớp liên kết đào tạo đại học và sư phạm nghề với 111 HSSV.

Dự lễ khai giảng, có Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng lãnh đạo một số ban, ngành, đơn vị, địa phương.

Năm học 2022-2023, có 13 doanh nghiệp từ TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ và trên địa bàn tỉnh Cà Mau tham gia Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm do trường tổ chức, với 1.000 vị trí công việc, mức lương tối thiểu 6 triệu đồng/tháng. Đây là năm thứ 5, nhà trường thực hiện cam kết giới thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp. Theo số liệu rà soát, tỷ lệ người có việc làm sau học đạt khoảng 90%.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai giảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân bày tỏ vui mừng trước kết quả đạt được của nhà trường trong việc đào tạo nghề cho HSSV và đối tượng lao động nông thôn. Đồng thời, ghi nhận sự nỗ lực của nhà trường vượt qua khó khăn, đạt kết quả tích cực, nhất là tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt rất cao.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 2 cá nhân có thành tích trong sự nghiệp đào tạo nghề. (Trong ảnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân).

Phó chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, nhà trường tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức để thật tinh gọn, hiệu quả, đúng với tinh thần đổi mới đơn vị sự nghiệp giáo dục. Phải đảm bảo 3 chuẩn: chuẩn về đội ngũ; chuẩn cơ sở vật chất; Chuẩn về chất lượng giáo dục.

Để xây dựng trường cao đẳng nghề đạt chuẩn, ông Nguyễn Minh Luân cho rằng, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm hơn nữa của tập thể nhà trường, phải có kế hoạch rà soát, vốn đầu tư, đào tạo, nâng chất, nhất là về thiết bị dạy học, dụng cụ đào tạo nghề. Cần có chiến lược để tạo vị thế trong xã hội, hướng đến trở thành trung tâm ươm mầm tài năng, đào tạo lao động có tay nghề cung ứng cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau và các nhà tài trợ đã trao 55 suất học bổng cho các học sinh, sinh viên vượt khó học tập tốt. (Trong ảnh: Cô Nguyễn Hồng Nhung, Hiệu trưởng nhà trường, trao học bổng cho các em).  

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau xét trao học bổng thủ khoa đầu vào năm 2023 cho 8 em học sinh, sinh viên.

Với khẩu hiệu “học nghề - lập nghiệp”, cô Nguyễn Hồng Nhung, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau, kêu gọi toàn thể cán bộ, viên chức nỗ lực, trách nhiệm và tâm huyết hơn nữa để cùng nhau xây dựng một ngôi trường cao đẳng nghề chất lượng cao. Đối với các em HSSV, cố gắng học tập, chú trọng trang bị những kỹ năng mềm, tích cực tham gia hoạt động tập thể, cộng đồng, rèn luyện tư duy năng động sáng tạo, phát huy tinh thần dấn thân, trải nghiệm, học nghề và lập nghiệp, tạo ra giá trị bản thân, góp phần phát triển quê hương./.

 

Hồng Nhung

Một năm thành công của bảo hiểm xã hội

Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) khi nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành BHXH đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác truyền thông và phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Quan hệ lao động hài hoà nhờ đối thoại

Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.