ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 21:10:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hợp tác, đồng hành, phát triển - “Cà Mau xanh”

Báo Cà Mau Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau trong khuôn khổ Festival Tôm Cà Mau năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, Cà Mau có lợi thế là vùng cực Nam Tổ quốc, điều này làm nên khác biệt, cùng với tiềm năng, lợi thế nổi bật của Cà Mau là thuỷ sản, du lịch và năng lượng tái tạo. Ðặc biệt, khi hoàn thiện hệ thống giao thông: tuyến hành lang ven biển phía Nam, tuyến cao tốc từ địa đầu Tổ quốc đến Mũi Cà Mau; nâng cấp Sân bay Cà Mau; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đường Hồ Chí Minh từ TP Cà Mau nối về Ðất Mũi… sẽ tạo ra những cơ hội mới để Cà Mau phát triển, vươn mình, tạo tiền đề, định hướng phát triển và thu hút đầu tư cho tỉnh trên chặng đường mới.

Nhiều cơ hội mới

Quyết định số 1368/QÐ-TTg ngày 17/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhấn mạnh: Xây dựng và phát triển tỉnh Cà Mau trở thành một trung tâm kinh tế biển của cả nước; đầu tư xây dựng Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng sông Ông Ðốc gắn với phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị ven biển; phát triển nuôi biển công nghệ cao, hiệu quả bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm biển. Hướng đến xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm chế biến thuỷ sản và trung tâm năng lượng tái tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tầm nhìn đến năm 2050, Cà Mau là tỉnh kinh tế phát triển, xã hội văn minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hoá mang bản sắc của con người Cà Mau được giữ gìn và phát huy...

Phát huy lợi thế

Nhận thấy tiềm năng, lợi thế của Cà Mau, thời gian qua các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đã mạnh dạn đồng hành, cùng Cà Mau thực hiện các công trình, dự án thiết thực cho tỉnh nhà.

Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (BCG), cho rằng: "Cà Mau có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch và dịch vụ logistics. Vị trí địa lý của tỉnh rất thuận lợi để xây dựng cảng biển phục vụ giao thương hàng hải quốc tế. Ðặc biệt, Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển các dự án điện gió. Tập đoàn Bamboo Capital đang triển khai cụm dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn là Nhà máy Ðiện gió Khai Long với tổng vốn đầu tư 18 ngàn tỷ đồng. Giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 17 trụ điện gió, tổng công suất 100 MW, mức đầu tư dự kiến hơn 6.300 tỷ đồng. Giai đoạn 2 và 3 sẽ tiếp tục đầu tư thêm 11.700 tỷ đồng. Khi cụm 3 nhà máy đi vào hoạt động, mỗi năm, sản lượng điện ước đạt khoảng 760 triệu kWh, dự kiến đóng góp vào ngân sách tỉnh 280 tỷ đồng, giúp giảm phát thải ra môi trường khoảng 500 ngàn tấn CO2".

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 Sân bay Cà Mau trở thành sân bay cấp 4C, công suất 1 triệu hành khách/năm, đến năm 2050 tăng lên 3 triệu hành khách/năm.

Ngoài nỗ lực sớm đưa Nhà máy Ðiện gió Khai Long vào hoạt động, Bamboo Capital sẽ tiếp tục nghiên cứu, đầu tư thêm các dự án hạ tầng, cảng biển, logistics phù hợp, góp phần để Cà Mau đạt được những mục tiêu mà Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra.

Tương tự, ông Võ Duy Hưng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại Newtechco Việt Nam, cũng có nhiều kỳ vọng khi triển khai thực hiện các dự án về môi trường, an sinh xã hội và sức khoẻ tại Cà Mau tới đây.

Ông Hưng cho biết: "Chúng tôi đang hoàn thiện hồ sơ trình thẩm duyệt Dự án Nhà máy Xử lý rác sinh hoạt và chất thải rắn, quy hoạch diện tích 30 ha tại huyện Năm Căn. Ðây là nhà máy đốt rác phát điện công suất 500-600 tấn/ngày đêm. Dự toán kinh phí 65 triệu USD, tương đương hơn 1.500-1.600 tỷ đồng. Nếu hoàn thiện hồ sơ sớm, dự kiến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động. Song song đó, công ty cũng được tỉnh chọn bổ sung vào danh mục đầu tư năm 2024, thực hiện Dự án xây dựng nhà ở xã hội, tổng diện tích 2 ha, ở Phường 4, TP Cà Mau. Khu nhà ở xã hội cao 12 tầng, với 780 căn hộ, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng, bao gồm hạng mục tiện ích (trường mẫu giáo, trung tâm mua sắm, khu vui chơi…). Dự kiến dự án này hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2025. Ðồng thời, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu khảo sát chuyển đổi từ trồng các loại cây giá trị kinh tế thấp sang trồng dược liệu, cung cấp cho các công ty dược lớn trên cả nước, góp phần tăng thu nhập cho người dân, nhất là người nghèo vùng nông thôn".

Với sứ mệnh “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng”, Tập đoàn ICO Group đã ký chương trình hợp tác với Cà Mau 5 năm (2018-2023), trên nhiều lĩnh vực như: du học, xuất khẩu lao động; đào tạo ngoại ngữ… ICO Cà Mau đã và đang đào tạo, đưa 426 học sinh sang nước ngoài du học; tuyển 65 lao động sang làm việc tại Nhật Bản; đào tạo 50 lao động thời vụ sang Hàn Quốc; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh mở các lớp tiếng Nhật, tiếng Hàn giao tiếp tại trung tâm, với hơn 100 lượt học viên tham gia; mở lớp đào tạo cho 717 học viên có nhu cầu xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, công ty đồng hành với các cấp, các ngành tỉnh thực hiện công tác an sinh xã hội, tổng nguồn lực trên 500 triệu đồng.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn ICO Group, cho biết: "Vừa qua, Tập đoàn ICO Group và UBND tỉnh Cà Mau tiếp tục ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2024-2028. Theo đó, mục tiêu đề ra ở lĩnh vực du học nghề năm 2024 là 720 lao động, tập trung 3 nước: Ðức, Úc và Ðài Loan. Ðồng thời phối hợp với các đối tác nước ngoài liên kết đào tạo lao động, đầu tư xây dựng trường cao đẳng thực hành bách khoa với quy mô lớn, đặc biệt là đưa đối tác Ðức xây dựng trường đào tạo nghề theo chuẩn nước Ðức tại Cà Mau, quy mô đào tạo khoảng 3 ngàn sinh viên, theo đơn đặt hàng các nước và phục vụ cho những doanh nghiệp trong nước thuộc doanh nghiệp FDI; học sinh khi vào học nghề sẽ xác định ngành học và xác định nước để làm việc. Qua đó góp phần nâng chất nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh bắt nhịp theo xu thế hội nhập và phát triển./.

 

Loan Phương

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Giá gạo ổn định, giá vàng tăng

Thông tin từ Sở Tài chính, từ ngày 17-23/7/2024 giá gạo ổn định trở lại. Theo đó, lúa loại khô được các thương lái thu mua phổ biến ở mức giá 7.000-9.000 đồng/kg tuỳ thuộc vào chủng loại, chất lượng. Giá gạo tẻ thường tại TP Cà Mau là 17.500 đồng/kg, bình quân trong tỉnh là 18.407 đồng/kg.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.

Nhiều diện tích lúa hè thu bị ngập úng do mưa

Hơn một tuần qua, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời nói riêng đã hứng chịu những cơn mưa lớn kéo dài khiến gần 570 ha lúa hè thu bị ngập úng, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Giá vàng ổn định so với tuần trước

Theo báo cáo của Sở Tài chính, trên địa bàn thành phố Cà Mau, giá bán ra vàng SJC 99,99% ổn định so với tuần trước, vàng SJC 99,99% tại cửa hàng SJC Chi nhánh Cà Mau: 7.698.000 đ/chỉ.

Cầu nối lan toả tín dụng chính sách

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là ngân hàng duy nhất thực hiện uỷ thác vốn tín dụng chính sách cho các tổ chức chính trị - xã hội. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các hội, đoàn thể, đặc biệt là thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), thời gian qua nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân kịp thời, thuận lợi, hiệu quả.

Phát huy lợi thế ngành nghề nông thôn

"Phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập người dân, góp phần tôn tạo, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế hiện đại" là một trong những mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

“Quỹ Tình thương” đồng hành cùng phụ nữ

Thành lập với mục đích hỗ trợ, đồng hành cùng phụ nữ trong đời sống kinh tế, “Quỹ Tình thương” đã tạo động lực cho nhiều chị em xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.