ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 10-11-24 14:00:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh ung thư đang tăng cao

Báo Cà Mau Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Trong số này có gần 1.500 ca đang thực hiện hoá trị định kỳ và 30 trường hợp khác phải thực hiện xạ trị, gần 200 trường hợp đang trong giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ (giai đoạn cuối).

Bệnh nhân K đang được điều trị tại Khoa Ngoại Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.

Có thể nói, ung thư trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động, điều đáng nói là trên 50% số ca mắc ung thư khi được phát hiện đều đã ở vào giai đoạn nặng. Nếu như trước đây khi nói đến căn bệnh ung thư, thường người ta sẽ nghĩ đây là bệnh của nhóm người trên 50 tuổi, nhưng hiện nay căn bệnh này có xu hướng ngày càng trẻ hoá, phần lớn người mắc dưới 40 tuổi.

Theo Tổ chức y tế thế giới, Việt Nam hiện là nước thứ 91/185 quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư mới hằng năm và là nước đứng 50/185 quốc gia về tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư gây ra. Tổ chức Ung thư toàn cầu thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam lại phát hiện thêm 180 ngàn ca ung thư mới và có tới 122 ngàn ca tử vong vì căn bệnh quái ác này. Rõ ràng mối nguy hiểm của bệnh ung thư rất lớn, nó tước đi cơ hội sống, sức lao động đối với lực lượng lao động trẻ, gây tâm lý hoang mang, lo sợ không những cho người bệnh mà còn đối với người thân của họ. Ngoài ra, nó còn là gánh nặng tài chính có thể sẽ làm khánh kiệt nguồn lực kinh tế của gia đình. Mức chi phí điều trị đối với một bệnh nhân ung thư từ 176 triệu đồng/năm trở lên, trong đó riêng người bệnh phải tự chi trả lên tới 70%. Các bệnh ung thư thường gặp hiện nay trong cộng đồng là: ung thư phổi, gan, dạ dày, tuyến vú, đại tràng…

Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Nhã, Phó trưởng Khoa Ngoại Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau: “Ngày nay khi nền y học hiện đại đã phát triển nhanh, nhiều loại phương tiện có thể giúp cho việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh ung khi người dân thực hiện việc tầm soát, khám sàng lọc. Ngoài ra, nhờ có các phương pháp điều trị tiến bộ, bệnh nhân có thời gian sống lâu hơn sau khi phát hiện mắc bệnh, thời gian và lượt tái khám cũng theo đó tăng lên, nên tỷ lệ ung thư thống kê được cũng nhiều hơn trước đây”.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Nhã, Phó trưởng Khoa Ngoại Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, thăm khám cho một bệnh nhân vừa được phẫu thuật khối u  dạ dày.

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, ung thư là một căn bệnh rất đặc thù, có thể phòng ngừa và chữa trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Thực chất, có tới 80% nguyên nhân gây nên ung thư là do môi trường sống, còn lại là do các yếu tố khác như: di truyền, nội tiết… Dù đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm, nhưng lại có tỷ lệ tử vong khá cao, đứng hàng thứ hai ở nước ta hiện nay, chỉ sau bệnh tim mạch.

Bác sĩ Khoa Ngoại Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, kiểm tra chỉ số máy đo xạ trị cho bệnh nhân đang điều trị tại khoa.  

Ung thư có thể do nhiều yếu tố gây nên, trong đó, yếu tố hàng đầu là thời gian tiếp xúc với nguồn gây bệnh càng dài, thì nguy cơ ung thư càng cao. Ví dụ như do môi trường sống bị ô nhiễm, do thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia, do sử dụng các loại thực phẩm có chứa hoá chất gây hại trong thời gian dài…

Ông T.T.N, 58 tuổi, ngụ ấp Bình Minh II, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, mắc chứng ung thư thực quản, di căn xương do có thói quen nghiện rượu trong thời gian dài. Ông chia sẻ: “Lúc còn trẻ tôi ỷ lại vào sức khoẻ của mình, mỗi khi gặp bạn bè thường hay tổ chức “chén chú, chén anh” liên tục trong nhiều ngày, ăn uống không điều độ, rồi ăn nhiều thức ăn cay, nóng, bây giờ khi đã bị bệnh ung thư, được các bác sĩ chỉ ra mới biết”.

Để phòng tránh bệnh ung thư, giái pháp tốt nhất vẫn là nên duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể chất, loại bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế việc uống rượu bia, duy trì các chế độ dinh dưỡng an toàn, hợp lý, thường xuyên thăm khám sàng lọc sức khoẻ định kỳ. Đồng thời, nên tiêm vắc xin phòng ngừa một số loại bệnh nhiễm trùng, vi rút…

Phương Vũ

 

 

Khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau

Sáng nay (29/10), đúng Ngày Bệnh vảy nến Thế giới, Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến. Tham dự có PGS.TS - Bác sĩ Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cùng đoàn y, bác sĩ bệnh viện. Về phía tỉnh Cà Mau có Bác sĩ Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế.

Ðảm bảo sức khoẻ người cao tuổi

Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Ðề án “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi (CSSKNCT) tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”, mục tiêu nhằm nâng cao sức khoẻ NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu; đồng thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp tại các cơ sở y tế, tại nhà cho NCT.

Cách vắt sữa và bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các bà mẹ không thể trực tiếp cho con bú, nên vắt sữa là giải pháp tốt nhất.

Đẩy mạnh kiểm tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến Tết dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ không còn xa. Thời điểm này, các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh hàng thực phẩm thiết yếu trong dịp Tết như: thịt nguội (giò chả, chả lụa, xúc xích, lạp xưởng, nem…) cũng như các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đóng gói, thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh; các loại khô (cá khô, tôm khô), mắm đang được đẩy nhanh quá trình nhập nguyên liệu dự trữ và tăng công suất sản xuất để kịp thời cung ứng cho thị trường tiêu dùng.

Điều trị ung thư phải theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Hiện nay, nhiều người cảm thấy lo lắng khi căn bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Trong đó, nhiều nhất là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng và tuyến vú.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do hút thuốc lá

Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.

Cho đôi mắt sáng học đường

Bà Lương Thị Quỳnh Lan, Trưởng đại diện Tổ chức ECF tại Việt Nam, cho biết, Cà Mau là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của Việt Nam được ECF thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ tật khúc xạ ở độ tuổi từ 15-25. Đây là độ tuổi các em đã tiếp cận nhiều với điện thoại, máy vi tính, các thiết bị điện tử; áp lực thức khuya học tập, lao động, tham gia giao thông…

Cà Mau mong muốn Tổ chức ECF Hà Lan hỗ trợ thành lập Đơn nguyên Mắt nhi khoa tại Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau

Sáng nay (17/10), Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau Trần Quang Khoá có buổi làm việc và trao đổi về phương hướng, chiến lược các hoạt động, chương trình, dự án chăm sóc mắt với Tổ chức ECF (Eye Care Foundation) Hà Lan tại Bệnh viện Mắt - Da Liễu Cà Mau.

Đoàn thầy thuốc Hội Nam y tỉnh Cà Mau khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

Sáng nay (17/10), Đoàn thầy thuốc thuộc Hội Nam y tỉnh Cà Mau tổ chức khám chữa bệnh tại chùa Hưng Nhơn, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10/2024: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Từ năm 1992, ngày 10/10 hằng năm được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần thế giới lựa chọn là Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (World Mental Health Day), nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần. Năm 2024, chủ đề được chọn để phát động là “Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”. Chủ đề này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe tâm thần của người lao động, mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và công việc, mục tiêu để người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức quan tâm ưu tiên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người lao động tại nơi làm việc.