ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 04:24:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9: “Chi bộ đặc biệt” trong đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh Bạc Liêu

Báo Cà Mau Sau khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, địch truy lùng, khủng bố rất ác liệt, nhiều cán bộ, đảng viên ở tỉnh Bạc Liêu bị địch bắt, giam cầm, các tổ chức Ðảng gần như bị tan vỡ, phong trào cách mạng ở địa phương tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn. Một số anh em hoạt động cách mạng còn lại lẩn tránh bằng nhiều cách như thay tên, đổi họ, di chuyển qua một số địa phương khác hoặc xin đăng vào lính địch, vừa tránh được sự truy lùng, vừa bảo toàn lực lượng và chờ thời cơ xây dựng lại cơ sở cách mạng ngay trong lòng địch.

Sau khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, địch truy lùng, khủng bố rất ác liệt, nhiều cán bộ, đảng viên ở tỉnh Bạc Liêu bị địch bắt, giam cầm, các tổ chức Ðảng gần như bị tan vỡ, phong trào cách mạng ở địa phương tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn. Một số anh em hoạt động cách mạng còn lại lẩn tránh bằng nhiều cách như thay tên, đổi họ, di chuyển qua một số địa phương khác hoặc xin đăng vào lính địch, vừa tránh được sự truy lùng, vừa bảo toàn lực lượng và chờ thời cơ xây dựng lại cơ sở cách mạng ngay trong lòng địch.

Ðồng chí Trang Văn Tỷ, trước là đảng viên làng Long Thạnh, quận Vĩnh Lợi, xin vào lính Thủ hộ (Garde Civile Locale) ở Thành Bạc Liêu nhưng đồng chí vẫn liên lạc với Chi bộ làng Long Thạnh. Nhờ biết nghề máy nổ, nên đồng chí Tỷ được tên cò Rethoret sử dụng làm thợ sửa chữa và chăm sóc xe cộ cho bọn chúng. Ðồng chí Nguyễn Văn Huân là đảng viên ở quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre chạy dạt xuống vùng Bạc Liêu (đầu năm 1941), đồng chí cũng xin vào lính Thủ hộ.

Thanh niên Tiền phong của Nam Bộ năm 1945.                        Ảnh tư liệu

Trong thời gian đăng vào cơ lính Thủ hộ, 2 đồng chí Trang Văn Tỷ, Nguyễn Văn Huân bí mật bắt liên lạc với nhau và đã xây dựng, giáo dục và giác ngộ được anh Lâm Mậu Thanh cùng trong cơ lính Thủ hộ và 2 đồng chí đảng viên của ta tuyên bố kết nạp đồng chí Lâm Mậu Thanh vào Ðảng, đồng thời bí mật liên hệ được với cấp trên và thành lập “Chi bộ đặc biệt” ngay trong trại lính Thủ hộ của địch vào đầu năm 1943, do đồng chí Trang Văn Tỷ làm Bí thư.

Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, các đồng chí Lê Khắc Xương, Tào Văn Tỵ, Phan Thái Hoà (Ba Nhâm) trốn khỏi nhà tù Tà Lài về Bạc Liêu bắt tay ngay vào việc hoạt động xây dựng lại cơ sở Ðảng và quần chúng để chuẩn bị lực lượng giành chính quyền. Tại Thành Bạc Liêu, các đồng chí cũng thành lập được chi bộ gồm có Tào Văn Tỵ, Phan Thái Hoà do đồng chí Lê Khắc Xương làm Bí thư, sau đó đồng chí Lê Khắc Xương giới thiệu đồng chí Nguyễn Văn Quảng là đảng viên Chi bộ làng Tân Hưng, quận Cà Mau nhập thân với chi bộ này.

Vào tháng 4/1945, khi cơ lính Thủ hộ của Pháp trở thành đơn vị vệ binh cộng hoà của Nhật, việc móc nối liên lạc với cơ sở cách mạng bên ngoài càng thuận lợi. Các đồng chí Trần Hoàng Cung, Lâm Bá Tòng thuộc nhóm “Xứ uỷ giải phóng” thường xuyên vào trại lính vệ binh cộng hoà hội họp, sinh hoạt với các đồng chí đảng viên trong Chi bộ đặc biệt, thông báo về tình hình thế giới, trong nước, nói rõ chính sách của Mặt trận Việt Minh và cho biết thời cơ trực tiếp cách mạng đã gần, phải gắp rút chuẩn bị lực lượng tham gia giành chính quyền tại Bạc Liêu.

Ngay lúc này, Chi bộ Thành Bạc Liêu cử đồng chí Nguyễn Văn Quảng vào trại lính bắt liên lạc với Chi bộ đặc biệt, lúc đầu đồng chí Trang Văn Tỷ còn nghi ngờ, sau đó được giải thích làm rõ, đồng chí Quảng cũng đặt vấn đề phối hợp lực lượng chuẩn bị giành chính quyền.

Chi bộ đặc biệt đồng thuận với số đảng viên và tổ chức Ðảng bên ngoài, các đồng chí Trang Văn Tỷ, Nguyễn Văn Huân, Lâm Mậu Thanh tích cực tuyên truyền vận động binh lính địch có cảm tình và hướng về cách mạng, đặc biệt vận động được ông Ðinh Công Thưởng (Quản Thưởng) ra làm Chỉ huy trưởng đơn vị Cộng hoà vệ binh của Nhật và thành lập tổ chức “Binh lính cứu quốc”, phối hợp với lực lượng Thanh niên Tiền phong tăng cường luyện tập quân sự, củng cố đội ngũ chuẩn bị sẵn sàng tham gia nổi dậy giành chính quyền.

Ðể tăng cường, bổ sung đảng viên cho Chi bộ đặc biệt, đồng chí Trang Văn Tỷ, Nguyễn Văn Huân đã giới thiệu đồng chí Hứa Bá Lộc và Lâm Ngọc Em (lính Thủ hộ của Pháp trước đây) đã được giáo dục, thử thách và kết nạp vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương vào ngày 1/8/1945. Chi bộ đặc biệt lúc này có 5 đồng chí đảng viên, đồng chí Trang Văn Tỷ vẫn làm Bí thư.

Ngày 23/8/1945, trước khí thế cách mạng của quần chúng Nhân dân, sự ủng hộ và tích cực tham gia của lực lượng binh lính cứu quốc, Thanh niên Tiền phong lúc này đã ngã hẳn về phía cách mạng, Tỉnh trưởng Bạc Liêu Trương Công Thiện buộc phải đầu hàng và tuyên bố “từ giờ phút này, chính quyền tỉnh Bạc Liêu thuộc về cách mạng”. Tối ngày 23/8/1945, Uỷ ban Hành chính cách mạng lâm thời tỉnh Bạc Liêu được thành lập.

Sáng 24/8/1945, đồng chí Trang Văn Tỷ, Bí thư Chi bộ đặc biệt đến gặp đồng chí Lê Khắc Xương, Bí thư Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Bạc Liêu báo cáo lại quá trình thành lập và hoạt động của chi bộ, nhất là việc vận động anh em binh sĩ trong đơn vị vệ binh cộng hoà của địch, thành lập ra lực lượng “Binh lính cứu quốc ” và tham gia cướp chính quyền tại Thành Bạc Liêu. Ðồng chí Lê Khắc Xương biểu dương tinh thần của số đảng viên và số anh em binh lính cứu quốc và đồng chí công nhận Chi bộ đặc biệt là chi bộ trực thuộc Tỉnh uỷ Bạc Liêu.

Ngay sau khi giành chính quyền, Tỉnh uỷ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền cách mạng và bảo vệ Nhân dân. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Uỷ ban Hành chính cách mạng tỉnh, đồng chí Tào Văn Tỵ, Uỷ viên Trưởng Quân sự  được giao thành lập Ðại đội Cộng hoà vệ binh, là đơn vị lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu. Trên cơ sở chọn lọc số anh em binh lính cứu quốc và lựa chọn số đoàn viên thanh niên cứu quốc, Thanh niên Tiền phong ở các làng Vĩnh Lợi, Vĩnh Trạch, Long Thạnh, Hoà Bình, Vĩnh Mỹ bổ sung cho đại đội đủ 100 quân do ông Ðinh Công Thưởng làm Ðại đội trưởng. Ðặc biệt, ngay trong ngày đầu thành lập đã có chi bộ Ðảng lãnh đạo do đồng chí Trang Văn Tỷ làm Bí thư, kiêm chính trị viên đại đội, các đồng chí: Nguyễn Văn Huân, Hứa Bá Lộc, Lâm Mậu Thanh và Lâm Ngọc Em đều được phân công làm cán bộ Ðại đội phó và Trung đội trưởng.

Chi bộ đặc biệt được xây dựng ngay trong đơn vị vệ binh cộng hoà của Nhật sau trở thành đại đội cộng hoà vệ binh của cách mạng đúng là có nhiều điểm đặc biệt. Trước cách mạng Tháng Tám 1945, ở các tỉnh Nam Bộ, chỉ đặc biệt tại Bạc Liêu thành lập được Chi bộ Ðảng ngay đơn vị vũ trang của địch và lãnh đạo thành lập lực lượng “Binh lính cứu quốc”, tham gia cùng quần chúng Nhân dân nổi dậy cướp chính quyền. Số đảng viên trong chi bộ này có những đồng chí trưởng thành nhanh và lập nhiều chiến công được Nhân dân ghi nhận.

Cụ thể, đồng chí Hứa Bá Lộc, vốn là binh lính của Pháp, được giáo dục, giác ngộ trở thành đảng viên cộng sản và chỉ 4 năm sau (1945-1949) đồng chí được phân công làm Tỉnh đội trưởng Bạc Liêu. Ðồng chí Nguyễn Văn Huân, năm 1946 là Trung đội trưởng đơn vị Vệ quốc Ðoàn của tỉnh, trong trận đánh tàu tại kinh xáng Cái Ngay, khi tàu địch lọt vào tầm phục kích của ta, đơn vị đang nổ súng quyết liệt, đồng chí Huân phát hiện trên tàu địch có nhiều người dân bị địch bắt chở theo, đồng chí ra lệnh cho đơn vị thôi bắn và chạy ra trước trận địa làm hiệu lệnh ngưng nổ súng nhưng đồng chí đã trúng đạn hy sinh. Ðể ghi nhớ sự dũng cảm hy sinh để bảo vệ tính mạng của Nhân dân, đồng bào lấy tên đồng chí đặt tên xã mình: xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi ngày nay, và đơn vị lấy tên của đồng chí đặt tên cho đơn vị: Trung đội Nguyễn Huân./.

Võ Hà Ðô, Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Nơi nhắc nhớ, tri ân những anh hùng

Ðối với người dân ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cũng như người dân Cà Mau, Di tích Bến Vàm Lũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, cũng là nơi thể hiện lòng tri ân những người anh hùng hiên ngang mở đường, góp sức làm nên những chiến công hiển hách. Ðể ngày nay, trước thời khắc đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển, người dân Cà Mau hướng về đây với cảm xúc tự hào và lòng biết ơn sâu sắc.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.