ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 20:16:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyện U Minh: Trăn trở những nguồn thu thiếu bền vững

Báo Cà Mau (CMO) “Mặc dù nhiệm vụ thu ngân sách quý I/2019 của huyện đạt và vượt chỉ tiêu giao với 110%, tương đương 11,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả đó chủ yếu do các nguồn phát sinh ngoài dự kiến, còn về cơ bản các nguồn này vẫn không ổn định, thiếu tính bền vững”, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện U Minh Ngô Thanh Gô trăn trở.

Nhiều nguồn giảm, thiếu bền vững

Còn nhớ cách đây không lâu, U Minh luôn là huyện dẫn đầu ngân sách bởi hàng loạt các công trình được đầu tư trên địa bàn như: Công trình khí - điện - đạm, các tuyến đường, dự án không ngừng được đầu tư về với U Minh. Thế nhưng hiện nay, khi các công trình đã hoàn thành thì nguồn thu vãng lai trên địa bàn theo đó cũng cạn dần.

Kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ trầm lắng khiến nguồn thu công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh của huyện U Minh gặp khó khăn.

Ông Gô cho biết thêm: “Hàng năm, ngân sách tăng chủ yếu từ nguồn xây dựng cơ bản vãng lai, các công trình xây dựng trên địa bàn. Nhưng 2 năm gần đây, nguồn này giảm sâu do không có công trình nào được đầu tư nữa. Kéo theo thuế giá trị gia tăng giảm so dự toán đầu năm đã giao, mất cân đối với nguồn thuế giá trị gia tăng. Do vậy, phải bù đắp từ những nguồn khác".

Để bù đắp nguồn thiếu hụt, ngay từ đầu năm huyện đã tăng cường phối hợp với Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký đất đai và các ngành có liên quan khai thác nguồn thu đất đai từ nhu cầu hộ dân chuyển quyền sử dụng đất và một số người dân ghi nợ 5 năm đến thời hạn nộp tiền đất. Nhờ đó, quý I/2019 nguồn tiền sử dụng đất đạt 181% chỉ tiêu quý với tổng số thu 1,8 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn thuế thu nhập cá nhân cũng đạt 155% với tổng thu 1,4 tỷ đồng.

Theo Chi cục Thuế huyện, để đạt kết quả trên, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện quan tâm, xác định từng nguồn thu ngay thời điểm đầu năm. Từ đó, triển khai cho các đơn vị, các xã, thị trấn để phân bổ dự toán. Hàng tháng, hàng quý luôn kiểm tra từng bộ phận, rà soát từng nguồn thu. Nguồn nào thất thu sẽ được tăng cường chống thất thu trên lĩnh vực đó. Đồng thời, địa phương cũng cân đối từng nguồn, giữa UBND các xã, đội thuế phối hợp quản lý, khai thác các nguồn thu địa bàn. Ngoài ra, công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, quản lý nợ, chống thất thu khâu lưu thông, lĩnh vực đất đai cũng được khai thác để bù đắp những nguồn thiếu hụt.

Tìm giải pháp thiết thực

Trên cơ sở phân tích, đánh giá dự kiến các nguồn thu, nhiệm vụ thu ngân sách năm 2019 của huyện theo chỉ tiêu giao đã giảm hơn so với cùng kỳ năm 2018 với tổng số thu pháp lệnh là 41,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh phải đạt 17,4 tỷ đồng nhưng đến hết tháng 3, nguồn này chỉ đạt 21,8% chỉ tiêu năm.

Điều đó cũng không khó lý giải, bởi mặc dù thực tế huyện quản lý hơn 900 hộ kinh doanh và gần 150 doanh nghiệp nhưng chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ, hoạt động kinh doanh trên địa bàn khá trầm lắng, khiến nguồn thu này cũng hạn hẹp.

 Riêng vấn đề quản lý thu nợ, Chi cục Thuế gặp một số khó khăn nhất định. Đó là những đơn vị doanh nghiệp sau khi được Cục Thuế thanh tra, có thuế truy thu lớn nhưng chậm nộp vào ngân sách huyện. Do vậy, nợ thuế huyện tăng gần 2 tỷ đồng, vượt định mức 2% nợ so với quy định.

Để khắc phục những khó khăn do nguồn thu bấp bênh, Chi cục Thuế huyện đề ra nhiều giải pháp thiết thực. Trong đó, địa phương tập trung công tác quản lý lĩnh vực thuế công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh, quyết liệt đẩy mạnh Kế hoạch số 97 của UBND tỉnh về công tác chống thất thu, tăng cường khai thác nguồn thu, kiểm tra hàng hoá trên khâu lưu thông, doanh nghiệp bán hàng hoá không xuất hoá đơn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra lĩnh vực đất đai, tình trạng chuyển sai mục đích sử dụng đất.

Ngoài ra, Chi cục Thuế huyện còn tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đúng quy định. Tăng cường rà soát hộ kinh doanh phát sinh để kịp thời đưa vào diện quản lý.

Quý II/2019, huyện được giao thu 10,5 tỷ đồng, nhưng tính đến ngày 16/4/2019, địa phương chỉ mới thu được 1,4 tỷ đồng. Ông Gô lo lắng: “Quý II dự báo rất khó khăn. Nguồn thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, thu khác ngân sách mặc dù quý I phát sinh nhiều nhưng sẽ khó khăn trong thời gian tới. Riêng nguồn thu từ đất, đối với huyện, dự án đất để giao và thu tiền sử dụng đất địa phương cũng không còn dự án nào. Chỉ có khu đất thuộc xã Khánh An trước đây có hướng giao đất nhưng đến nay chỉ triển khai được một phần. Do đó, để đạt chỉ tiêu quý giao, cũng như phấn đấu vượt 8% dự toán ngân sách năm 2019 đối với huyện rất khó khăn. Song, bằng mọi giải pháp, Chi cục Thuế quyết tâm đạt kết quả cao nhất”./.

Hồng Nhung

Đầu tư thảo Dược Cơ hội bền vững

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.