ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 07:11:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kết nối, trao tặng tư liệu, hiện vật là trách nhiệm

Báo Cà Mau Cùng với việc khẩn trương xây dựng cụm công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 (tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) để kịp hoàn thành trong dịp Kỷ niệm 70 năm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 (vào tháng 11/2024), thì việc tìm kiếm, sưu tầm tư liệu, hiện vật liên quan sự kiện trên trưng bày ngay dịp lễ kỷ niệm, cũng được tiến hành gấp rút. Và Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) Ðàm Thị Ngọc Thơ (nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông Trung học Hồ Thị Kỷ, thị xã cà Mau) là học sinh miền Nam trong dòng người tập kết tại bến Sông Ðốc ngày ấy, cũng tích cực kết nối, thực hiện công việc hết sức ý nghĩa này.

>> Hiện vật “kể chuyện” tập kết

Hai quyển sách “Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc” được NGƯT Đàm Thị Ngọc Thơ hiến tặng cho Bảo tàng tỉnh.

Ra đi để trở về

Câu chuyện “đi tập kết” diễn ra cách đây 70 năm, nhưng với NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ, đó là khoảng ký ức khó phai mờ.

“Bến tập kết ở cửa Sông Ðốc là một bãi đất trống, mấy cái lều bằng cao su căng tạm để che nắng. Người đông nghịt. Cờ, băng rôn, biểu ngữ rợp trời. Tôi nhớ hoài hình ảnh các mẹ, các chị cầm những chiếc khăn rằn lau nước mắt, rồi quàng vội cho người thân. Kẻ ở, người đi cứ nắm níu, lưu luyến, nửa khóc nửa cười hẹn ngày hội ngộ. Khi những chiếc xuồng tách bến, đưa các đoàn người ra tàu lớn đậu ngoài xa, thì người ở, người đi đưa 2 ngón tay (ra dấu 2 năm gặp lại) và cứ thế vẫy mãi, xa dần...”, cảnh tượng ngày nào vẫn như hiển hiện trong bà.

“Hồi ấy, có 2 chiếc tàu thay phiên nhau chở người đi tập kết, 1 của Ba Lan, 1 của Liên Xô. Thường mỗi chuyến đi khoảng 3 ngày đêm là tới bến Sầm Sơn (Thanh Hoá, điểm tiếp nhận). Chuyến tôi đi gặp ngay bão, tàu phải nhảy sóng, tới 9 ngày đêm mới cập được bến. Ra tới đó, còn hơn nửa tháng là đến tết Nguyên đán 1955”, bà kể tiếp.

Những ngày trên đất Bắc, mọi thứ đều bỡ ngỡ với những cô cậu học sinh tuổi mới 12, 13...; thêm nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, anh chị em, khiến nhiều bạn cứ khóc vùi. Nhưng bà bảo: “Ðảng, Bác Hồ, bà con miền Bắc đón tiếp, chăm lo cho mình tử tế lắm. Miền Bắc thà chịu đói, chịu rét chứ không để cán bộ, học sinh miền Nam không đủ áo ấm, thiếu cơm ăn. Dịp Tết, dịp hè chúng tôi còn được gửi ở nhà dân để nguôi ngoai nỗi nhớ”.

Theo NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ, có cả thảy 28 trường học sinh miền Nam (HSMN) trên đất Bắc với đủ lứa tuổi, trình độ. Bác Hồ thường xuyên đến thăm, động viên. Mỗi lần Bác đến, như mang theo luồng sinh khí mới, thật vui tươi, ấm áp; là liều thuốc tinh thần để mọi người có thêm động lực học hành thành tài, mai này trở về phục vụ quê hương.

“Sau giải phóng, đa phần chúng tôi trở về quê công tác mà không dừng lại ở TP Hồ Chí Minh hoặc đến nơi nào khác. Nhiều người từng đảm nhận những vị trí quan trọng, chẳng hạn đồng chí Ngô Vân là quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Kỹ sư Phạm Hữu Liêm (Tư Liêm), Giám đốc Sở Lâm nghiệp; Dương Ngọc Ẩn, Giám đốc Sở Công nghiệp... và gần 20 người tham gia giảng dạy, phụ trách nhiều công tác khác, có những đóng góp nhất định cho Cà Mau”, bà tự hào.

Tuổi đã ngoài 80, nhưng NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ còn khá minh mẫn và rất nhiệt tình hỗ trợ đơn vị chức năng tìm kiếm, sưu tầm tư liệu, hình ảnh... sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954, để giúp thế hệ sau phần nào hình dung một thời lịch sử đậm dấu ấn của dân tộc.

NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ cũng cho biết, Kỹ sư Phạm Hữu Liêm đã cùng một số bạn bè vượt Trường Sơn về quê lúc còn chiến tranh (gọi là đi B). Từ nhỏ, ông đã đam mê những cánh rừng ngập mặn Cà Mau và có ý tưởng quy hoạch lại chúng. Khi tập kết ra Bắc thì theo học ngành lâm nghiệp và vẫn nung nấu ý tưởng này. Giờ đây, những cánh rừng đước quê nhà được quy hoạch ngay hàng thẳng lối; kênh xẻ theo luồng, tuyến thuận lợi tham quan, chăm sóc, tuần tra, khai thác..., tất cả xuất phát từ ý tưởng và sự đầu tư tâm sức không nhỏ của ông.

Còn NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ, bà được biết đến là người khởi xướng cho nữ sinh mặc đồng phục áo dài đầu tiên trong cả nước sau giải phóng. Ðể rồi sau đó, phong trào nữ sinh mặc đồng phục áo dài dần lan rộng khắp đất nước Việt Nam. 

Sốt sắng kết nối, trao tặng hiện vật

Khi Bảo tàng tỉnh Cà Mau gặp gỡ, nêu mong muốn sưu tầm tư liệu, hiện vật liên quan sự kiện tập kết ra Bắc, NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ rất sốt sắng hỗ trợ. “Tôi có rất nhiều bạn là HSMN sống ở Cần Thơ, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh... cùng tập kết ra Bắc ở bến Sông Ðốc. Tôi đã liên hệ với các bạn, trình bày ý định, kêu gọi hưởng ứng, đồng thời nhờ người đứng ra làm đầu mối thực hiện công việc này. Mà không chỉ HSMN, kể cả cán bộ, bộ đội tập kết ở bến Cà Mau, nếu biết thông tin thì chúng tôi cũng kết nối, thông báo cho mọi người cùng biết để thực hiện", bà bày tỏ.

Và khi có thư ngỏ của UBND tỉnh về việc hiến tặng hình ảnh, tư liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954, bà đã chuyển thư và cả hình ảnh phác thảo Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc đang xây dựng cho bạn bè xem. Theo bà, “cho họ dễ hình dung, từ đó có trách nhiệm quy tập tiếp mình”.

Bản thân NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ đã hiến tặng cho Bảo tàng 2 quyển sách về HSMN trên đất Bắc, nhiều thông tin về HSMN ở Cà Mau, nhiều hình ảnh HSMN bà còn lưu giữ.

Mỗi tấm ảnh đều là một câu chuyện. “Năm 1959, ở trại giam Phú Lợi (miền Ðông Nam Bộ) có một đợt thảm sát hàng ngàn người bằng việc bỏ thuốc độc vào cơm, gây xôn xao, náo động cả nước. HSMN ngoài đó đã để tang”, dừng lại ở tấm ảnh nhiều HSMN trên ngực áo có mảnh vải tang (lưu trong điện thoại), giọng bà bùi ngùi xúc động.

Học sinh miền Nam để tang hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân bị Mỹ - Diệm đầu độc ở trại giam Phú Lợi, năm 1959. (Trong ảnh: Nữ sinh lớp 6B, Trường HSMN số 6 Hải Phòng). Ảnh tư liệu: NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ cung cấp

Chị Trần Thị Thanh Tuyền, Tổ trưởng Tổ Sưu tầm hiện vật năm 2024, Bảo tàng tỉnh, cho biết, khi có chủ trương sưu tầm hiện vật, tư liệu, hình ảnh sự kiện tập kết năm 1954, người đầu tiên chị tới gặp là NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ. Từ bà, ngoài có được những hình ảnh, tư liệu quý, chị còn kết nối thêm được nhiều người, sưu tầm thêm nhiều tư liệu. “Cô nhiệt tình lắm. Dù tuổi cao, đi đứng khó khăn, nhưng cô vẫn cùng chúng tôi đến gặp các nhân chứng. Hiện cô giới thiệu, kết nối rất nhiều cô chú ở Cần Thơ, Sài Gòn... và sẵn sàng đi cùng chúng tôi lên đó để thu thập thông tin, tài liệu...”, chị Tuyền chia sẻ.

“Làm những việc này, mình muốn bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng được đưa đi đào tạo, được nuôi dưỡng, được an hưởng những ngày hoà bình. Biết ơn Ðảng, Bác Hồ, đồng bào miền Bắc đã cưu mang, và Nhân dân 2 miền đã chiến đấu hy sinh tạo cho mình có điều kiện học hành, sau này đóng góp cho xã hội”, NGƯT Ðàm Thị Ngọc Thơ tâm tình.

Với bà, đây còn là trách nhiệm, bởi: “Câu chuyện tập kết xảy ra 70 năm rồi. Ðừng nói tới con cháu, ngay cả nhiều em tuổi 70-75 có khi còn chưa biết rõ. Vì vậy mà mình cố gắng hết sức và cũng mong bạn bè nhiệt tình hưởng ứng, cùng góp phần để có thêm nhiều tư liệu, giúp thế hệ sau này hình dung được một thời lịch sử in đậm dấu ấn của dân tộc...”, bà bảo./.

 

Huyền Anh

 

Vinh quang bất tử

Mỗi câu chuyện từ những nhân chứng đi ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đều là những trang sử sống quý giá, sinh động, mà may mắn thay, hậu thế chúng tôi, những người không biết đến bom đạn chiến tranh còn có thể nghiêng mình chiêm ngưỡng.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần II: Diễn biến, kết quả của chiến dịch

Sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng. Với địa hình hiểm trở, việc kéo pháo vào tập trung tại trận địa đã vô cùng khó khăn.Tuy nhiên, với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần III: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần I: Bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp và sự chỉ đạo chiến lược của ta

70 năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024) là chiến thắng vĩ đại đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX. Đây là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử... Ý nghĩa, tầm vóc, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca bất diệt của thời đại Hồ Chí Minh

Đúng ngày này 70 năm trước, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp mà ngay cả trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II cũng không có tập đoàn cứ điểm nào mạnh bằng. Trải qua 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non (thơ Tố Hữu), bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Bác Hồ trao trên nóc hầm Đờ Cát, vào giữa tim con nhím Điện Biên Phủ, kết liễu số phận của nó.

Ðong đầy ký ức Ðiện Biên

Chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Những năm tháng mãi trong tim...

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, với quyết định mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng, những chuyến tàu năm 1954 đã đưa nhiều người con miền Nam tập kết ra Bắc tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Trong số đó, có những người con Cà Mau. Ðến nay, dù đã 7 thập kỷ trôi qua, nhưng họ vẫn nhớ như in cái ngày lịch sử ấy.

Vẹn nguyên giá trị ngày toàn thắng

49 năm, ngót nửa thế kỷ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với tầm vóc lịch sử đã được đúc kết: “Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta, một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Báo cáo chính trị tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ IV của Ðảng).

Ðội quân kiến vàng

Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một số địa phương ở miền Nam, như Bến Tre, sáng tạo cách đánh giặc bằng hầm chông kết hợp ong vò vẽ, làm cho kẻ địch bao phen bạt vía... Ở Cà Mau, lại có loại vũ khí lợi hại chẳng kém ong vò vẽ, khiến quân nguỵ bị một phen điếng hồn, bỏ chạy, đó là “đội quân kiến vàng”, không phải nuôi và cũng không huấn luyện gì.