ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 26-3-25 21:10:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khá lên từ nghề may thảm

Báo Cà Mau Từ những cuộn vải tồn kho không bán hết, mảnh vải vụn tưởng chừng như đã bỏ đi nhưng chị Vũ Phương Thuỳ, 36 tuổi, Ấp 14, xã Khánh Hoà đã tận dụng làm nguyên liệu và thành lập tổ sản xuất để làm nên những tấm thảm lau chân với nhiều mẫu mã bắt mắt.

Lập gia đình năm 2015, một năm sau, vợ chồng chị Thuỳ ra ở riêng, cha mẹ hai bên ai cũng nghèo khó nên cuộc sống gia đình trông chờ vào tiền đi làm thuê. Dù làm lụng cực nhọc quanh năm nhưng cái nghèo vẫn luôn đeo bám.

Ðầu năm 2021, vợ chồng chị Thuỳ quyết định không đi làm thuê nữa mà lên TP Hồ Chí Minh mua những cuộn vải tồn kho, những mảnh vải vụn ở một số công ty chuyên kinh doanh mặt hàng vải sợi, về may thảm lau chân bán; từ đó, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Không dừng lại đó, năm 2021, chị Thuỳ thành lập Tổ Sản xuất thảm lau chân. Lúc mới thành lập, tổ chỉ có 8 thành viên, đến nay, có 15 thành viên, đều là phụ nữ trong xóm, ấp, có hoàn cảnh khó khăn. Hằng ngày, sau khi làm xong việc nhà, các tổ viên tranh thủ thời gian nhàn rỗi tham gia may thảm để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Trung bình mỗi tháng tổ sản xuất được 4-5 ngàn tấm thảm lau chân, với nhiều mẫu mã, kích cỡ khác nhau. Trên thị trường, giá bán sỉ mỗi tấm từ 25-160 ngàn đồng, bán lẻ giá từ 35-250 ngàn đồng tuỳ loại. Sản phẩm bán rất chạy, được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trong nước và xuất sang Hàn Quốc. Sau khi trừ chi phí, trả lương tổ viên, bình quân mỗi tháng gia đình chị Thuỳ lãi trên 20 triệu đồng. Có những tháng bán được nhiều, thu nhập gần 30 triệu đồng.

Nhờ chịu khó, cần cù trong lao động, biết tính toán làm ăn, đến nay gia đình chị Thuỳ khấm khá hơn trước.

Nhờ chịu khó, cần cù trong lao động, biết tính toán làm ăn, đến nay gia đình chị Thuỳ khấm khá hơn trước.

Hiện Tổ sản xuất thảm của chị Thuỳ giải quyết việc làm thường xuyên cho 10-15 lao động, mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Tuy số tiền không lớn lắm nhưng đối với chị em lao động nhàn rỗi ở vùng nông thôn thì đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể. Công việc sản xuất thảm lau chân tại cơ sở cũng nhẹ nhàng, thời gian làm không ràng buộc. Hôm nào rảnh, các chị đến cơ sở, nếu bận việc thì nhận nguyên liệu về nhà làm, khi nào làm xong mang sản phẩm đến giao cho cơ sở.

Nhiều chị vừa làm việc nhà, vừa tranh thủ thời gian rảnh để làm, càng nhiều sản phẩm thì thu nhập càng cao. Nhờ đó mà nhiều hộ ở xã Khánh Hoà những năm qua đã cải thiện cuộc sống và một số chị đã thoát nghèo.

Chị Trần Thị Bé, thành viên Tổ Sản xuất thảm lau chân, cho biết: “Tôi tham gia từ khi tổ mới thành lập. Hơn 3 năm vào đây làm, tôi nhận thấy đây là nghề rất phù hợp cho phụ nữ nông thôn, có mức thu nhập ổn định. Mỗi tháng thu nhập từ 3,5-4 triệu đồng, tuy số tiền không nhiều nhưng đủ trang trải sinh hoạt của gia đình, nếu biết tích góp sẽ có dư”.

Chị Nguyễn Thị Kim Hạt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cho biết: “Trước đây, gia đình chị Thuỳ là một trong những hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn của xã. Nhờ chịu khó, cần cù trong lao động, biết tính toán làm ăn, đến nay, gia đình chị khấm khá hơn trước rất nhiều. Không những vậy, những năm qua, Tổ Sản xuất thảm lau chân của chị còn giúp nhiều phụ nữ nhàn rỗi ở địa phương có việc làm ổn định, góp phần tăng thu nhập cho gia đình”./.

 

Hùng Phước

 

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Nuôi cá bống tượng trên đất mặn

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, gia đình chị Ðặng Thị Ái, 40 tuổi, hội viên phụ nữ ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân áp dụng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong đầm tôm công nghiệp bỏ trống, mang lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua.

Hệ thống MTTQ các cấp hưởng ứng phong trào thi đua "Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau đạt 8% trở lên”

Nhằm quán triệt sâu rộng phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau đạt 8% trở lên” trong hệ thống Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp, các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, ngày 19/3, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau khoá X, nhiệm kỳ 2024-2029 tổ chức Hội nghị lần thứ tư hưởng ứng phong trào này.

Tập huấn nâng cao giá trị chuỗi cung ứng ngành công nghiệp

Sáng 19/3, Sở Công thương Cà Mau phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức hội nghị "Tập huấn Quy định nâng cao giá trị chuỗi cung ứng các ngành hàng công nghiệp".

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Điều chỉnh lần 3 Dự án Nhà máy điện gió Khai Long

Chủ tịch UBND tỉnh vừa chấp thuận điều chỉnh (lần 3) chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn 1.

Khó khăn trong khâu cày ải

Do mùa mưa năm 2024 kéo dài, làm cho mặt ruộng ẩm ướt nên hiện tại nông dân các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời gặp khó khăn trong việc cày ải, chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.

Cùng xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) tại Việt Nam. Tại tỉnh Cà Mau, thông qua việc triển khai các chính sách và quy định của pháp luật, với sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Hơn 95% cửa hàng xăng dầu đã chuyển đổi hoá đơn điện tử

Qua hơn 1 tháng ngành Thuế tỉnh triển khai quyết liệt theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi, áp dụng giải pháp kết nối tự động phát hành hoá đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán trên lĩnh vực xăng dầu, đến nay đạt kết quả tích cực, đã có hơn 95% cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đồng loạt thực hiện chuyển đổi.

Tiềm năng phát triển “tài chính xanh”

"Tài chính xanh" không còn là khái niệm mới mẻ hay khẩu hiệu, mà đã trở thành xu hướng tất yếu trong ngành ngân hàng. Nếu trước đây lợi nhuận và khả năng sinh lời là yếu tố quan trọng, thì nay, các tổ chức tài chính còn mang trọng trách định hướng nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Ðặc biệt, với cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đòi hỏi ngành ngân hàng có sự đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thích ứng với các tiêu chuẩn tài chính quốc tế.