ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 03:34:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khai thác tốt dư địa để tăng trưởng

Báo Cà Mau Năm 2025 là năm bản lề, then chốt để đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, với yêu cầu phải tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030. Do đó, đây là khoảng thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần tăng trưởng bứt phá để về đích kế hoạch 5 năm 2021-2025. Cùng với cả nước, tại tỉnh Cà Mau, với tư duy mới, cách làm mới, thể chế mới, đột phá cùng các chính sách, giải pháp linh hoạt, đồng bộ, sáng tạo trong triển khai thực hiện, nhiều kỳ vọng được đặt ra với quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025. Nhìn vào dư địa và toàn cục của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau là 1 trong 8 tỉnh đặt ra mục tiêu này, từ đó cho thấy địa phương có cái nhìn sát thực tế, không vội vàng, có bước tiến bền vững.

Bên cạnh thống nhất điều chỉnh chỉ tiêu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng từ 8% trở lên (chỉ tiêu tại Nghị quyết số 30 HÐND tỉnh trước đó tăng từ 6,6-7%), điều chỉnh 3 chỉ tiêu lớn, trọng tâm, mang tính chất bao trùm, tập trung trên lĩnh vực kinh tế. Cụ thể, đối với cơ cấu kinh tế: lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp khoảng 30,6%; công nghiệp, xây dựng khoảng 29,4%; dịch vụ khoảng 35,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4,1%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 31.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1.350 triệu USD.

Xác định giải pháp trọng tâm, đột phá

Ðể đạt mục tiêu trên, Cà Mau đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá. Trên lĩnh vực nông nghiệp, tập trung mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn (chuyên tôm, tôm - rừng, tôm - lúa). Phấn đấu tổng sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 667.000 tấn (trong đó, tôm khoảng 263.500 tấn). Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động loại hình kinh tế tập thể; nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm có sản lượng, giá trị lớn như: lúa chất lượng cao, sản phẩm cua, các sản phẩm OCOP...

Nuôi tôm thâm canh, tôm 2 giai đoạn vẫn là trụ cột của nền kinh tế tỉnh.

Nuôi tôm thâm canh, tôm 2 giai đoạn vẫn là trụ cột của nền kinh tế tỉnh.

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đi đôi với hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm; kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh với các DN trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tham gia thí điểm thực hiện Ðề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp; phấn đấu sản lượng lúa đạt khoảng 550.000 tấn. Ðẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung, tăng cường áp dụng chăn nuôi sinh học đối với chăn nuôi nông hộ.

Ðẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thích ứng biến đổi khí hậu, phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Cần có cơ chế đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng cá, bến cá, nạo vét cửa biển, lòng sông... góp phần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của kinh tế biển đóng góp cho tăng trưởng.

Ðối với công nghiệp, xây dựng, tỉnh duy trì hoạt động ổn định các nhà máy trong cụm khí - điện - đạm; phối hợp với Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam ưu tiên huy động tăng sản lượng điện sản xuất khoảng 6,5 tỷ kWh; phối hợp Tổng Công ty Khí Việt Nam đảm bảo hệ thống khí vận hành an toàn, liên tục.

Duy trì vận hành ổn định các nhà máy điện gió đã đi vào vận hành thương mại và các khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà hiện hữu. Ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Tài chính, cho biết, hiện Cà Mau đã đưa vào vận hành 170 MW, năm nay đưa vào vận hành tiếp hơn 400 MW điện gió, tạo nguồn lực kích cầu phát triển kinh tế lớn cho địa phương.

Cùng với đó, tỉnh huy động hiệu quả các nguồn lực từ đất đai; triển khai thực hiện nhanh các dự án đã phê duyệt; rà soát, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội. Tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế. Phấn đấu tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 31.000 tỷ đồng. Ðẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Ðộng lực lớn để tăng tốc

Nền tảng và động lực lớn để Cà Mau tăng tốc phát triển trong năm 2025 và những năm tiếp theo được nhận diện khá rõ khi tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Cùng với đó là khởi công Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau; các dự án trọng điểm, quan trọng chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030 (cầu Gành Hào; Dự án đầu tư xây dựng quảng trường Phan Ngọc Hiển; Dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo công trình Di tích lịch sử Ðịa điểm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là; Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp xây dựng công trình Bảo tàng - Thư viện tỉnh Cà Mau).

Năm 2025, dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau sẽ được triển khai, dự báo sẽ kích cầu phát triển du lịch, thu hút đầu tư, tạo đột phá phát triển toàn diện kinh tế tỉnh.

Năm 2025, dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau sẽ được triển khai, dự báo sẽ kích cầu phát triển du lịch, thu hút đầu tư, tạo đột phá phát triển toàn diện kinh tế tỉnh.

Hiện tại, địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan Trung ương trong thực hiện chủ trương mở rộng Dự án Nhà máy Ðiện Cà Mau 1 và 2, thực hiện Ðề án xuất khẩu điện. Thực hiện các trình tự, thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án trọng điểm, động lực trên địa bàn tỉnh: tuyến cao tốc Cà Mau - Ðất Mũi; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 63, đường Hồ Chí Minh (qua địa bàn tỉnh Cà Mau); tuyến đường ven biển tỉnh Cà Mau.

Việc đầu tư xây dựng đường giao thông nối ra đảo Hòn Khoai và Cảng tổng hợp Hòn Khoai, theo ông Trần Công Khanh, Bộ Quốc phòng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thực hiện theo cơ chế khẩn cấp, có thể triển khai nhanh trong năm 2025 với tổng vốn đầu tư khoảng 32.000 tỷ đồng.

Thực hiện theo cơ chế khẩn cấp, khả năng việc xây dựng Cảng tổng hợp Hòn Khoai và đường ra đảo Hòn Khoai sẽ được triển khai trong năm 2025, tạo động lực lớn để Cà Mau phát triển hướng ra biển, làm giàu từ biển.

Thực hiện theo cơ chế khẩn cấp, khả năng việc xây dựng Cảng tổng hợp Hòn Khoai và đường ra đảo Hòn Khoai sẽ được triển khai trong năm 2025, tạo động lực lớn để Cà Mau phát triển hướng ra biển, làm giàu từ biển.

Cùng với đó là triển khai chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông; các tuyến đường vành đai TP Cà Mau kết nối các tuyến quốc lộ, cao tốc và đô thị trong tỉnh. Huy động tối đa mọi nguồn lực; vốn đầu tư từ ngân sách đóng vai trò dẫn dắt, kích hoạt, kết hợp huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế theo phương châm “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; huy động hiệu quả các nguồn lực từ đất đai đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh

Ðối với lĩnh vực dịch vụ, tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ hợp tác xã, DN nhỏ và vừa. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại và đồng bộ. Chú trọng khai thác và phát triển thị trường thương mại nội địa; xây dựng, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mãi tập trung. Hỗ trợ các DN xuất khẩu mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống; tìm kiếm, mở rộng khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng, thị trường Halal thông qua giới thiệu các hoạt động hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương giữa các DN của tỉnh với DN quốc tế; tiếp tục tận dụng cơ hội, phát huy tối đa lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.

Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng ngành du lịch được kỳ vọng sẽ kích cầu kinh tế, thu hút đầu tư. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, truyền thông gắn với ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số du lịch; gắn phát triển du lịch với xúc tiến thương mại, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch thế mạnh (sinh thái, cộng đồng, biển đảo, gắn với du lịch ẩm thực và quảng bá hệ thống sản phẩm du lịch từ nông nghiệp, nghề truyền thống).

Khai thác lợi thế địa phương để tạo nên những sản phẩm du lịch, trong đó ưu tiên phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng. Ảnh: Du khách thích thú tham quan, chụp ảnh lại Khu du lịch sinh thái Hương Tràm, huyện U Minh.

Khai thác lợi thế địa phương để tạo nên những sản phẩm du lịch, trong đó ưu tiên phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng. Ảnh: Du khách thích thú tham quan, chụp ảnh lại Khu du lịch sinh thái Hương Tràm, huyện U Minh.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cho biết: "Theo yêu cầu phát triển, cần nâng tầm, tổ chức quy mô các hoạt động, sự kiện, nhất là các lễ hội, tuần văn hoá - du lịch, tạo kênh thông tin, quảng bá, xây dựng thương hiệu, định hình rõ sản phẩm du lịch Cà Mau một cách bài bản, trong đó cần hình thành đề án phát triển, để thực hiện tập trung, đi vào chiều sâu hơn, xem trọng xúc tiến du lịch để thu hút đầu tư. Theo đó, Cà Mau sẽ tập trung hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh, gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trọng điểm và mở rộng thị trường du lịch quốc tế. Tiếp tục đầu tư phát triển Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau trở thành điểm đến du lịch tiêu biểu của khu vực và cả nước; bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội “Tri ân Quốc Tổ” và các lễ hội truyền thống liên quan; đẩy mạnh xúc tiến du lịch; khuyến khích xã hội hoá đầu tư phát triển du lịch"./.

 

Trần Nguyên

 

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.