ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 04:57:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khan hiếm sân chơi hè

Báo Cà Mau (CMO) Mỗi khi hè đến, việc tìm không gian để trẻ em vui chơi là nhu cầu bức thiết và cũng là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Bởi hiện nay, các điểm vui chơi, sinh hoạt hè hay một không gian mở dành riêng cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều đang thiếu. Tình trạng thiếu sân chơi lành mạnh cho trẻ em là một bài toán khó đã diễn ra trong thời gian dài nhưng chưa có lời giải.

Bài 1: Bài toán khó

Hè về, con trẻ được nghỉ ngơi sau một năm học tập nhưng lại là nỗi lo của phụ huynh, vì thời gian rảnh của các bé quá nhiều, trong khi cha mẹ thì vẫn phải đi làm, ít có thời gian chơi cùng các bé. Chính vì thế, các bé sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khoẻ lẫn tinh thần.

Nỗi lo phụ huynh từ thành thị đến nông thôn

Ngay từ khi bắt đầu những ngày hè, các bậc phụ huynh đã đau đầu khi nghĩ đến khoảng thời gian dài con trẻ ở nhà phải làm gì? Học thế nào? Chơi ra sao?... Nỗi lo nhân đôi khi ở trường đã vào nền nếp; có kỷ luật ăn, uống, ngủ, nghỉ; có thầy cô giám sát, quản lý... nhưng khi ở nhà thì ai sẽ là người thực hiện những công việc này? Ða phần các bậc phụ huynh ngày nay quá bận bịu với công việc, không có thời gian để ở cạnh con, hay có thể quản lý con trong suốt thời gian hè khá dài.

Thả diều được xem là cách “chơi hè” được các em thiếu nhi vùng nông thôn chuộng nhất. Diều được làm bằng thủ công, không tốn chi phí và mang đậm dấu ấn tuổi thơ cho các em thiếu nhi không có sân chơi hè.

Ở thành thị trẻ em được tiếp xúc với môi trường phát triển, có thể giao lưu học tập, tham gia trò chơi lành mạnh, nhưng cũng có điểm mà các bậc cha mẹ phải “đau đầu” về việc chăm dạy con trẻ trong thời buổi hiện nay. Ðó chính là công nghệ ngày càng phát triển, đa số trẻ đều biết sử dụng điện thoại, máy tính... Có một điều dễ nhận thấy, là trẻ không tập trung vào các trò chơi bổ ích mà thường đam mê game, phim ảnh...

Chị Phan Thị Khánh Ly, ngụ tại Khóm 5, Phường 1, TP Cà Mau, không giấu trăn trở: “Ngày thường, các bé nhà tôi đi học thì về nhà, ba mẹ chỉ cho xem ti vi hay xem ipad 30 phút là phải đi học bài, đi ngủ. Hơn nữa, cả ngày ở trường, học thêm nên các con ít tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, 3 tháng hè quá dài, không thể lúc nào cũng bắt con học cái này cái kia, các bé sẽ phản ứng liền. Ðiều tôi lo nhất là những cách giải trí với công nghệ sẽ làm con bị nghiện, tăng độ cận thị ở mắt... Nhất là hiện nay, tôi đọc báo thấy tình trạng rối loạn Tic, một căn bệnh mới do sử dụng thiết bị điện tử, xuất hiện ở các tỉnh miền Tây".

Cùng chung quan điểm với nỗi lo của các bậc phụ huynh ở thành thị, ở nông thôn các bậc phụ huynh cũng lo cho con trẻ không kém. Mỗi khi hè đến, với đặc thù kinh tế nhà nông, thuỷ sản... phụ huynh thường tất bật suốt ngày, từ đó việc chăm lo cho con cũng gặp không ít khó khăn.

Chị Mã Ngọc Nhiên, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, lo lắng: “Vợ chồng tôi làm việc suốt. Hai đứa nhỏ để cho ông bà trông nhưng thật sự không yên tâm. Vì gần nhà có sông mà con nít ở đây hay rủ nhau ra tắm sông. Mấy đứa lớn trông mấy đứa nhỏ chứ có ai trông đâu. Sơ sẩy là nguy hiểm vì đuối nước, chuột rút... Thà tụi nhỏ đi học, đỡ lo như bây giờ”.

Anh Trần Thanh Long, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, chia sẻ: “Tôi cũng muốn con có chỗ chơi, chỗ học năng khiếu nhưng tìm không ra. Không có cha mẹ nào không muốn con được vui, được chơi đúng độ tuổi ở những ngày hè. Thời gian hè tôi thường đưa con đi du lịch hay về quê nội, quê ngoại nhưng cũng chỉ vài ngày, con lại phải về nhà và ở trong nhà suốt, nhiều khi tôi sợ con bị tự kỷ, hay mắc những chứng bệnh tâm lý, vì con ở nhà quá nhiều và gần như phải tự chơi”.

Ở nông thôn, nơi xa trung tâm, trẻ em không có điều kiện tập bơi tại các hồ bơi sạch sẽ; các em phải tận dụng đường kênh, ao hồ để tập bơi trong mùa hè, rất nguy hiểm.

Trẻ mong có mùa hè ý nghĩa

Không chỉ phụ huynh, chính các bé cũng mong mỏi một sân chơi hè đúng tuổi. Ở đó, trẻ có thể vận động nâng cao thể lực cùng bạn bè. Hay có thể tăng cường kiến thức, kỹ năng sống mà bé đang thiếu. Hoặc có thể phát huy được những năng khiếu tiềm ẩn của các bé.

Bé Ngô Nguyễn Thảo My, học lớp 4, Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau, cho biết: “Con muốn một mùa hè giống trong phim, có những nơi chơi vui với bạn bè. Có nơi học những kỹ năng như: nấu ăn, trồng cây, nuôi cá... Lúc trước con có được ba mẹ cho đi một khu vui chơi ở Sài Gòn, ở đó có từng khu vực mà mình muốn, học gì, chơi gì cũng có. Con với em trai chơi cả ngày không chán”.

 Những ngày hè, nhiều trẻ em nông thôn tụ tập tắm sông, hay chơi những trò chơi tự tạo, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích

Bé Nguyễn Ánh Ngọc, học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Ðầm Dơi, khoe: “Con được ba mẹ dẫn đi chơi ở An Giang, Cần Thơ, Bình Thuận... Hè không đến trường nhưng con được gặp các bạn khác khi đi học bơi, học vẽ, khiến con không thấy buồn nữa”.

Ðối với các em, một mùa hè ý nghĩa đơn giản chỉ là sự thoải mái về tinh thần và được làm những gì mình thích. Các em muốn khám phá thêm những điều mà bản thân chưa biết và có thể vừa chơi vừa học những môn năng khiếu có xu hướng phát triển hơn trong tương lai.

Em Ngô Phước Thịnh, lớp 6A, Trường THCS Ðặng Thuỳ Trâm, huyện Cái Nước, chia sẻ: “Mùa hè với tụi con chỉ đơn giản là được nghỉ ngơi ở nhà. Con tiếp xúc với những bộ môn phát triển tư duy như: vẽ, lập trình máy tính… để giúp ích cho cuộc sống hơn, mạng xã hội nghiện sẽ không tốt”.

Ba tháng hè là thời điểm các bé cần những hoạt động phù hợp và khoa học để giải trí và khám phá nhiều điều thú vị của bản thân. Thế nhưng, niềm vui nhỏ bé này không dễ thoả mãn đối với cả phụ huynh lẫn con trẻ khi sân chơi hè quá thiếu./.

 

Lam Khánh - Kim Cương

Bài 2: LINH HOẠT TẠO SÂN CHƠI HÈ

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.