ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 10:43:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khánh Hội 22 năm sau bão

Báo Cà Mau (CMO) Hơn 2 thập kỷ đã trôi qua, nhưng người dân xã Khánh Hội (huyện U Minh) vẫn chưa nguôi ngoai về sự mất mát đau thương của bão Linda (cơn bão số 5 năm 1997). Sau bão, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thế hệ này tiếp nối thế hệ sau vẫn bám biển mưu sinh. Giờ đây, ngư dân ra biển với tâm thế tự tin trên những con tàu được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, luôn tiếp nhận thông tin cần thiết ở bất cứ vị trí nào trên biển.

Nơi cơn bão đi qua

Xã Khánh Hội là nơi gánh chịu hậu quả bi thảm nhất của bão Linda, với hơn 500 người chết và mất tích. Hơn 22 năm trôi qua, nhưng bà Trần Thị Bạch, Ấp 3, xã Khánh Hội vẫn không thể quên được cái ngày định mệnh mùng 3/10, khi nghe tin tàu của 3 người con mình đi bạn gặp nạn. Anh Lư Minh Đà, con trai út của bà, khi đó vừa tròn 17 tuổi, không may nằm lại với biển khơi. Người mẹ già đi nhiều nơi để tìm xác con nhưng đều bặt tăm. Sau trận bão kinh hoàng, tận mắt chứng kiến người em bị sóng biển vùi lấp, thời gian đầu 2 anh trai của anh Lư Minh Đà cũng ám ảnh rất nhiều và quyết bỏ nghề khắc nghiệt này, nhưng vì không có cơ sở sản xuất, lại là trụ cột chính trong gia đình nên các anh đành phải tiếp tục bám biển để mưu sinh.

Cũng có con trai bị mất tích sau chuyến đi biển lần ấy, bà Nguyễn Thị Út, 70 tuổi, ở Ấp 3 đến hiện tại dù đã lập bàn thờ hương khói cho con nhưng lúc nào cũng nuôi hy vọng mong manh một ngày tìm được con. Nhà ít người, nên khi con mất để lại vợ cùng 2 đứa cháu nhỏ nheo nhóc làm cho gia đình thêm khánh kiệt. Khó khăn đeo bám, buộc con dâu và 2 người cháu phải đi làm công nhân ở Vũng Tàu, người con trai duy nhất còn lại cũng tha phương khắp nơi để kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Chị Nguyễn Thị Xíu, ngụ Ấp 4, Kinh Xáng Mới, không giấu được bàng hoàng khi kể về những ngày tang thương đó, ngày mà anh Trần Văn Bông, chồng chị mãi mãi nằm lại với biển khơi cùng người em ruột và những người họ hàng trên chiếc ghe đi cùng. Còn lại mình chị gồng gánh chăm lo mẹ già và 3 con nhỏ. Trong đó, đứa lớn nhất mới 6 tuổi, đứa nhỏ nhất mới được 4 tháng tuổi. Căn nhà cùng toàn bộ tài sản bị cơn bão cuốn theo hoàn toàn. Sau nhiều ngày tìm kiếm xác chồng trong vô vọng, đau khổ và khó khăn vây bủa đến tột cùng. "Đối với tôi đó là những ngày khủng khiếp nhất, khi nghe tin cơn bão và tàu của chồng bị nạn tôi không còn hy vọng anh sẽ sống sót trở về, vì đa số dân đi biển ở đây 10 phần đã mất đến 9. Cơn bão cuốn đi mọi thứ, nhiều người đói đến nỗi phải ăn tạm mọi thứ có thể để cầm cự cho qua bữa...", chị Xíu chia sẻ.

 

Ngoài xã Khánh Hội, nhiều địa phương khác như Sông Đốc, Cái Đôi Vàm… hứng chịu hậu quả nặng nề sau cơn bão dữ đi qua. Riêng huyện Trần Văn Thời ước thiệt hại trên 600 tỷ đồng. Ông Nguyễn Tấn Bảy, thị trấn Sông Đốc, cho biết, cơn bão đi qua, gia đình ông có đến 3 người thân và 2 chiếc tàu vĩnh viễn năm lại với biển. Thành quả nuôi dưỡng, lao động mấy mươi năm qua coi như phủi sạch theo chiều gió, người giàu mất của, người nghèo lại nghèo thêm.

Khánh hội hôm nay

Gượng dậy từ nỗi mất mát, chính sự giúp đỡ, quan tâm của chính quyền địa phương là động lực để người dân nơi đây vươn lên phát triển cuộc sống. Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hội Quách Hoàng Khải cho biết, từ khi cơn bão xảy ra đến nay, địa phương đã làm hết sức mình để khắc phục hậu quả. Từ nguồn vốn của Chính phủ cho vay đóng mới tàu thuyền sau bão, địa phương đã được đầu tư đóng mới, nâng cấp trên 234 phương tiện khai thác thuỷ sản. Toàn xã hiện có trên 900 phương tiện, trong đó 400 phương tiện có công suất lớn, có khả năng bám biển khai thác dài ngày, sản lượng khai thác hàng năm trên 22 ngàn tấn.

Ông Quách Hoàng Khải cho biết thêm, cùng với đó dự án xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão cho tàu cá kết hợp với bến cá cửa biển Khánh Hội được đầu tư với tổng số vốn trên 134 tỷ đồng. Hiện nay, đơn vị thi công đang tiến hành nạo vét lại luồng tàu, tạo điều kiện cho các phương tiện đánh bắt thuỷ sản ra vào thuận lợi, vực dậy nền kinh tế biển, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của huyện U Minh.

Ngư dân Khánh Hội sau chuyến ra khơi.

Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau Đỗ Chí Sĩ cho biết, trước bão Linda năm 1997, ít ai tin rằng vùng biển bao đời lặng sóng này lại có thể xảy ra bão lớn. Chính vì vậy, ý thức phòng tránh bão của ngư dân rất thấp là một trong những nguyên nhân dẫn tới hậu quả tang thương đến vậy. Còn bây giờ, hầu như tất cả phương tiện ra khơi, ngoài việc đầu tư tàu công suất lớn còn trang bị đầy đủ phao cứu sinh cùng thiết bị vô tuyến, viễn thông để có thể tiếp nhận thông tin thời tiết ở bất cứ vị trí nào trên biển.

Khánh Hội là xã chỉ đạo điểm về đích NTM của huyện U Minh trong năm nay. Hiện xã đã đạt 15/19 tiêu chí. Đảng bộ và Nhân dân Khánh Hội đang chung sức, chung lòng hoàn thành những tiêu chí còn lại vào cuối năm. Từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40-50%, nay giảm xuống còn 7,88%, tương đương 229 hộ. Phấn đấu trong năm nay giảm 117 hộ nghèo để đạt tiêu chí này vào cuối năm.

Chủ tịch UBND xã Khánh Hội Châu Minh Đảm cho biết, Đảng bộ xã phân công cụ thể các ngành, đảng viên hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hướng dẫn và nhân rộng các mô hình phát triển để người dân áp dụng hiệu quả, góp phần tăng thu nhập. Bên cạnh đó, đảng viên phải gương mẫu, tiên phong trong các phong trào để người dân làm theo. Hiện Chi cục Phát triển nông thôn đang giúp xã thành lập thêm 1 hợp tác xã ở Ấp 8, thực hiện việc trồng lúa kết hợp nuôi cá đồng, chủ yếu là mặt hàng lúa để thực hiện chuỗi liên kết. Dự kiến đến quý III, xã tiến hành thành lập hợp tác xã, hoặc ít nhất là tổ hợp tác về đánh bắt thuỷ sản tạo thêm việc làm cho nhiều lao động./.

Bão số 5 năm 1997 với sức gió cấp 9, cấp 10 và giật trên cấp 10 làm 56.291 căn nhà bị sập, 81.269 căn nhà bị tốc mái và hư hỏng, ruộng vườn, đê điều, cống bọng, rừng tràm, rừng đước đều bị hư hại, có nơi lên đến 90%. Đặc biệt, một cơn bão bất ngờ từ lúc hình thành áp thấp nhiệt đới rồi thành bão chỉ có 2 ngày làm bị thương 601 người, chết 128 người, mất tích 1.164 người, cứu vớt, sống sót trên biển 3.027 người, tàu thuyền khai thác thuỷ sản bị chìm và hư hỏng 574 chiếc, mất tích 318 chiếc. Tổng thiệt hại ước tính trên 2.711 tỷ đồng.

Trung Đỉnh

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Giữ vững thành tựu, nâng tầm phát triển

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, nhận định nền kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; sản xuất ngư, nông nghiệp thiếu bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế...

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra các văn bản trình tại Kỳ họp 19, HĐND tỉnh khoá X

Sáng 24/4, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá X. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phan Hoàng Vũ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đến dự.

Cà Mau đẩy mạnh hội nhập thị trường Halal

Sáng 24/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phổ biến về hội nhập quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal – Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.