ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 13:21:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khánh Hội hôm nay

Báo Cà Mau (CMO) “Qua bài học mất mát, tang thương do bão số 5 năm 1997 gây ra phần nào làm tăng thêm ý thức của ngư dân. Giờ đây, hầu hết các phương tiện đánh bắt đều được trang bị đầy đủ thiết bị cứu hộ, cứu nạn theo quy định. Công tác kiểm tra, tuyên truyền luôn được các cấp, các ngành thường xuyên thực hiện hiệu quả. Mỗi con tàu, mỗi ngư dân luôn tuân thủ đúng các quy định trong phòng chống thiên tai. Mỗi chuyến biển an toàn sẽ góp phần vào sự ổn định, phát triển của địa phương”, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh Châu Minh Đảm nói.

Bài học từ bão Linda

Cách đây 23 năm, cơn bão số 5 có tên gọi Linda đã đổ bộ vào vùng biển Tây Nam. Theo thống kê, cơn bão này đã làm 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương; làm sập, hư hỏng 160.000 căn nhà và nhiều cơ sở vật chất khác. Tổng giá trị tài sản thiệt hại trên 2.700 tỷ đồng…

Riêng kênh Biện Nhị, Chệt Tửng, kênh Xáng Mới…, thuộc xã Khánh Hội, huyện U Minh là những địa danh gánh chịu hậu quả tang thương nhất do bão Linda để lại, với hơn 500 ngư dân thiệt mạng. Hơn 2 thập kỷ đã đi qua, cứ đến ngày mùng 3/10 âm lịch, tức vào trung tuần tháng 11 này, Đảng bộ, chính quyền và người dân lại thành lập đoàn, mang quà bánh đến thắp hương tưởng niệm những người con của quê hương không may nằm lại với biển khơi trong cơn bão dữ năm 1997.

Khai thác biển là ngành kinh tế mũi nhọn giúp Khánh Hội phục hồi nhanh chóng sau bão số 5 năm 1997.

Có hơn 30 năm theo nghiệp biển, khởi nghiệp từ việc đánh bắt cho đến chuyển sang thu mua thuỷ hải sản, nghề biển đã trở thành nghề cha truyền con nối. Anh Phan Văn Toản, ở Ấp 3, chia sẻ: “Gia đình từng bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 5 năm 1997. Hơn ai hết, tôi luôn ý thức cao trong việc trang bị đầy đủ, đảm bảo an toàn cho chuyến biển, thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết. Khi có sóng gió, nhận được thông báo của Đài Thông tin Duyên hải, cho tàu vô bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn. Trên phương tiện có trang bị đầy đủ phao nổi, phao cứu sinh, thiết bị giám sát hành trình tàu cá”.

Để phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả trước tình huống bất thường do thời tiết, anh Đoàn Văn Hậu, ngư dân ở Khánh Hội, cho biết: "Trong quá trình vươn khơi, anh em trên tàu ai cũng thường xuyên cập nhật  thông tin về dự báo thời tiết bằng thiết bị chuyên dụng, nhờ đó giúp chúng tôi chủ động ứng phó nhanh, không hề bị động trong hầu hết các tình huống. Trong tình huống gặp bão, ngư dân chúng tôi còn được Đài Thông tin Duyên hải và Bộ đội biên phòng hướng dẫn ngay vùng tránh trú phù hợp để di chuyển kịp thời".

Sống và sản xuất, kinh doanh ở của biển Khánh Hội gần cả cuộc đời, ông Trần Văn Đoàn, chủ hãng nước đá Trường Sơn 5, Ấp 1, không còn nhớ rõ bao nhiêu lần người dân di dời nhà cửa để tránh sạt lở. Ông chỉ tay ra xa phía biển, cách chỗ chúng tôi đang đứng khoảng 500 m, nói: “Cách đây không lâu, ở đó là ven rừng phòng hộ, nhà cửa, hàng quán của người dân dày đặc, nay đã bị sóng biển cuốn trôi, còn lại một vùng nước. Gia đình tôi đã bỏ ra trên 2 tỷ đồng để làm kè, xây bờ rào với chiều dài khoảng 200 m  để bảo vệ tài sản và chống xói lở, bảo vệ bờ Bắc cửa biển Khánh Hội, nơi có rất nhiều hộ dân sinh sống".

Theo báo cáo của UBND xã Khánh Hội, cách đây không lâu, do ảnh hưởng bão số 6 và 7, gió to, sóng lớn kết hợp với triều cường dâng cao làm sạt lở, hư hỏng 435 m kè rọ đá bảo vệ bờ Nam cửa biển Khánh Hội. Phía bên bờ Bắc, sau lưng hãng nước đá Trường Sơn 5, khu B chợ Khánh Hội, gió mạnh, sóng lớn làm sạt lở sâu vào đai rừng khoảng 15 m gây khó khăn đến đời sống sinh kế của nhiều hộ dân.

Luôn chủ động phòng chống thiên tai

Ông Châu Minh Đảm cho biết thêm, để phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả trước tình huống thời tiết, yếu tố quan trọng nhất là phải nắm bắt thông tin kịp thời. Điều này được thực hiện tốt giữa chính quyền cơ sở, lực lượng chức năng duy trì được các đầu mối tuyên truyền, liên lạc chặt chẽ, ổn định, liên tục, thông suốt. Nội dung về đảm bảo thông tin liên lạc như vậy được quy định cụ thể, chi tiết trong phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hàng năm của địa phương luôn được UBND xã phối hợp chặt chẽ với Đồn Biên phòng Khánh Hội.

Toàn xã hiện có 514 phương tiện khai thác thuỷ sản, trong đó có 147 phương tiện chiều dài trên 15 m đã lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định, còn lại 367 phương tiện có chiều dài dưới 15 m. Hầu như tất cả phương tiện đều trang bị đầy đủ phao cứu sinh cùng thiết bị vô tuyến, viễn thông để có thể tiếp nhận thông tin thời tiết ở bất cứ vị trí nào trên biển. Tuy nhiên, điều ông Đảm lo lắng hiện nay là địa phương có 3 cửa sông chính ăn thông ra biển là Khánh Hội, Lung Ranh và T29, hầu như năm nào cũng bị ảnh hưởng mưa bão, nước biển dâng cao, làm thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu của người dân. Đáng quan tâm là có hơn 400 phương tiện vỏ lãi đánh bắt tự phát gần bờ, tuy đánh bắt gần bờ và trong thời gian ngắn nhưng các phương tiện này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi có sóng to, gió lớn bất ngờ xảy ra.

Hiện đang vào thời điểm cuối năm, mưa, bão và thuỷ triều thường xuyên xảy ra. Mặc dù địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, Nhân dân ngày càng ý thức hơn trong phòng ngừa thiên tai nhưng hiện còn 20 hộ dân sống sau lưng đài tưởng niệm các nạn nhân bão số 5 năm 1997, do là phía ngoài đê nên nguy hiểm chực chờ. Xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhưng vì mưu sinh người dân chưa chịu di dời”.

Ông Châu Minh Đảm cho biết, ngoài đi biển, phụ nữ còn kiếm sống bằng những nghề truyền thống nhờ tham gia các lớp dạy nghề ở địa phương. Thu nhập bình quân đầu người 55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 11,6% vào năm 2015, nay giảm xuống còn 3,88%, tương đương 108 hộ.

“Làng goá phụ” giờ đã đổi thay. Con kênh Xáng Mới đã tấp nập ghe biển và con lộ bê-tông đã nối liền thôn xóm. Dự án xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão cho tàu cá kết hợp với bến cá cửa biển Khánh Hội được đầu tư với tổng số vốn trên 134 tỷ đồng. Hiện nay, đơn vị thi công đang tiến hành nạo vét lại luồng tàu, tạo điều kiện cho các phương tiện đánh bắt thuỷ sản ra vào thuận lợi, vực dậy nền kinh tế biển, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của huyện U Minh./.

 Trung Đỉnh

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Gia tăng giá trị con tôm

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Chống thất thu thuế lĩnh vực vật liệu xây dựng

Theo ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Thanh tra - Kiểm tra 2, Cục Thuế tỉnh: "Cà Mau là địa phương không có mỏ cát, đá. Vì vậy, để xây dựng công trình, các doanh nghiệp (DN) phải mua cát, đá từ các DN tỉnh ngoài hoặc mua trực tiếp từ mỏ của DN được phép khai thác. Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện, nhiều năm qua các DN được phép khai thác mỏ cát, đá thực hiện không đúng quy định về lập hoá đơn khi bán cát, đá cho các DN (ít hơn thực tế đã bán hoặc không lập hoá đơn)".

Nhiều khu "đất vàng" chưa được khai thác hiệu quả

Việc quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy giá trị tiềm năng tài nguyên đất; nhất là những khu “đất vàng” có vị trí đắc địa, hiện tại trở nên hoang vắng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, sự phát triển của địa phương...

Giữ nghề đan đát

Từ lâu, phụ nữ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đã gắn bó với nghề đan đát. Bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị đã biến cây tre, cây trúc thành những chiếc thúng, rổ, nia, sịa... tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Theo thời gian, dù nghề đan đát dần mai một, nhưng vẫn còn nhiều người bám trụ với nghề. Bởi đây không chỉ là kế sinh nhai của các hộ dân thuộc làng nghề đan đát, mà còn mang giá trị truyền thống, tạo nên thương hiệu nghề cho xứ U Minh.

Sông Ðốc nỗ lực xây dựng đô thị sinh thái, hiện đại

Thời gian qua, công tác xây dựng đô thị Sông Ðốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân thị trấn nhằm xây dựng Sông Ðốc trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Ðất Mới với mô hình mới

Hiện nay, nghề đan đát đang được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Năm Căn triển khai rộng rãi cho hội viên, thông qua các lớp dạy nghề. Sản phẩm chủ yếu là giỏ, túi xách được làm bằng dây nhựa. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sịa nhựa của phụ nữ xã Ðất Mới, chị em đã tự tìm nguyên liệu và mày mò, học nghề lẫn nhau mà vẫn đan thành thục.