ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 06:35:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi đại học không là lựa chọn duy nhất

Báo Cà Mau Nếu như trước đây, việc học nghề chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của học sinh, thì những năm gần đây, học nghề để khởi nghiệp lại dần trở thành xu hướng lựa chọn của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp THPT vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tăng từ 8% trong giai đoạn 2011-2015 lên 15% trong giai đoạn hiện nay. Xu hướng học nghề gia tăng cũng là một tín hiệu tích cực trong phân luồng sau THPT ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng.

Trước sự phát triển của thị trường lao động; tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ; cùng với thực trạng rất nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm, phụ huynh và học sinh càng có nhiều sự thay đổi tư duy trong lựa chọn con đường nghề nghiệp sau tốt nghiệp THPT. Thay vì phải vào đại học hay cao đẳng bằng bất cứ giá nào, họ cân nhắc học cấp nào, trường nào, ngành nghề gì, để đáp ứng yêu cầu của nhu cầu tuyển dụng lao động.

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ mong muốn học nghề ngắn hạn, như lĩnh vực ẩm thực, du lịch, nhà hàng khách sạn, điện dân dụng, công nghệ ô tô, thẩm mỹ... để nhanh ra nghề và dễ tìm kiếm việc làm. Trên thực tế, khi mà thị trường việc làm đang “thừa thầy, thiếu thợ”, thì những bạn trẻ có tay nghề được đào tạo bài bản chính là điều mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Hoặc nếu không ứng tuyển vào làm ở bất cứ đơn vị nào thì với những ngành nghề được đào tạo, các bạn cũng có thể tự mình khởi nghiệp.

Các bạn học sinh tại ICO Group Cà Mau bổ sung bằng ngoại ngữ để chuẩn bị cho hành trình du học nghề, xuất khẩu lao động của mình. (Ảnh do ICO Group Cà Mau cung cấp).

Sau khi tốt nghiệp THPT (vào năm 2021), bạn Lê Thu Trang (học sinh Trường THPT Ngọc Hiển, huyện Ngọc Hiển) quyết định chọn học dịch vụ chăm sóc móng (hay thường được gọi là làm nail). Bạn Trang chia sẻ: “Khi học lớp 12 tôi cũng có hướng đi học đại học như các bạn khác, nhưng sau đó tôi nhận thấy có nhiều anh chị học đại học xong vẫn khó xin được việc, thêm nữa là bản thân tôi cũng thích kinh doanh. Nhà lại ngay chợ nên khi học nail xong thì tôi có thể tự mở cơ sở ngay tại nhà, tự làm chủ cơ sở của mình”. Hiện tại, Trang đang làm việc tại một tiệm nail trên đường Phan Ðình Phùng, Phường 2, TP Cà Mau. Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong nghề, định hướng của Trang là cuối năm nay sẽ về quê nhà tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, mở một tiệm nail của riêng mình, kịp phục vụ nhu cầu làm đẹp của khách vào dịp Tết.

Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong nghề nail, bạn Lê Thu Trang dự tính sẽ mở một cơ sở chuyên về chăm sóc móng tại quê nhà, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, vào cuối năm nay.

Bên cạnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của phụ huynh trong định hướng nghề nghiệp, việc làm cho con. Nếu con không có năng lực, khát vọng hay đam mê cho việc học đại học, cao học thì đầu tư cho học nghề, nghề nghiệp vững chắc sẽ sớm tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống.

Trước đây, hầu hết mọi người đều quan niệm phải có tấm bằng đại học mới xin được việc tốt, lương cao. Nhưng thực tế đã chứng minh, rất nhiều bạn trẻ đã thành công khi chọn học nghề, thậm chí có nhiều bạn cầm trên tay bằng đại học, cao học nhưng vẫn từ bỏ để theo đuổi nghề mình yêu thích.

Như trường hợp của bạn Lê Huỳnh Ðức (huyện Ðầm Dơi), từng theo học 5 năm chuyên ngành điện công nghiệp tại Trường Ðại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh. Ra trường, Ðức cũng từng đi làm cho một số công ty, nhưng do thời gian gò bó, thu nhập không như mong đợi nên Ðức quyết định thôi việc và học đầu bếp chuyên về món Nhật. Giờ đây, với hơn 2 năm kinh nghiệm, Ðức đang làm bếp phó cho một nhà hàng món Nhật tại TP Hồ Chí Minh với mức thu nhập ổn định.

Việc học nghề và đào tạo nghề không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu việc làm ở trong tỉnh hay trong nước, mà còn tạo điều kiện nếu các bạn trẻ có định hướng đi xuất khẩu lao động. Hoặc, hiện nay cũng có rất nhiều bạn chọn du học nghề ở các nước châu Âu, châu Á, chương trình đào tạo kéo dài từ 2-3,5 năm, với 30% thời lượng học lý thuyết và 70% thời lượng thực hành được trả lương. Hình thức này có thể giúp học viên học đi đôi với hành, khi ra trường có thể tự tin tham gia ngay vào thị trường lao động.

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi, nhận xét: “Học đại học hay học nghề là câu hỏi trăn trở của rất nhiều phụ huynh và học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm. Trong quá trình hướng nghiệp cho các em, nhà trường vẫn chú trọng định hướng đại học để các em có động lực phấn đấu. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đang có xu hướng phân luồng học sinh để đào tạo phù hợp theo nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Vì thế, trong các buổi ngoại khoá, hướng nghiệp, nhà trường san sẻ những thông tin về đào tạo nghề để các em lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường của mình. Nhưng dù lựa chọn học đại học, cao đẳng hay học nghề thì các em cũng cần xác định được thế mạnh của bản thân, tránh lựa chọn theo xu hướng, sở thích nhất thời. Lựa chọn học nghề cần xuất phát từ mong muốn lập nghiệp và cống hiến cho quê hương”./.

 

Vân Anh

 

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Tổ chức lớp dạy nghề cho trẻ khuyết tật và mồ côi

Sáng nay (14/8), Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau) kết hợp với Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh Hoà Minh Q, Viện đào tạo nghề Hòa Minh khai giảng lớp kỹ thuật làm nước rửa chén cho 18 trẻ đang học tập và nuôi dạy tại Trung tâm. Theo đó, lớp học sẽ diễn ra trong 1 tháng.

Ðào tạo nghề gắn với thực tiễn

Trong năm 2024, kế hoạch giáo dục và đào tạo nghề bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt về truyền thông, phương thức dạy, các chính sách hỗ trợ người học...

Đảm bảo đầu ra các lớp đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Các lớp đào tạo nghề dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và chị em phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng được tổ chức trên toàn tỉnh. Các lớp học hướng đến việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này.

Xu hướng nghề tự do trong giới trẻ

Không gò ép bởi các quy tắc công sở, thoải mái về thời gian, được trải nghiệm thử thách bản thân với những công việc mới... đã đưa nghề tự do trở thành hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, người làm nghề tự do không bị giới hạn ở bất kỳ lĩnh vực nào, có thể làm bất cứ đâu họ thích.

Khi đại học không là lựa chọn duy nhất

Nếu như trước đây, việc học nghề chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của học sinh, thì những năm gần đây, học nghề để khởi nghiệp lại dần trở thành xu hướng lựa chọn của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Chàng sinh viên năng động

Bạn Triệu Nhật Duy, sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), được biết đến là người năng động, ham học hỏi. Bên cạnh đam mê Anh ngữ, Nhật Duy còn luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện để trở thành sinh viên tiêu biểu.

Ðào tạo gắn với tiếp cận doanh nghiệp

Xu thế chung hiện nay của nhiều trường là đào tạo gắn với doanh nghiệp (DN). Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau cũng không ngoại lệ. Vì lẽ đó, thời gian qua, Phân hiệu tăng cường hoạt động tiếp cận DN, với mong muốn mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên (SV).

Cần sự đầu tư cơ sở vật chất

Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiên tiến và uy tín, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và các tiêu chuẩn đào tạo mới, nhà trường cần được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trang thiết bị.