ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 20:41:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi nghị quyết đi vào cuộc sống

Báo Cà Mau Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, một trong những kết quả nổi bật mà huyện U Minh đạt được những năm qua là công tác giảm nghèo. Ðặc biệt, với 2 nghị quyết Chuyên đề số 04 và 07 của Huyện uỷ đi vào cuộc sống, đã đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Ngày 18/4/2011, Ban Thường vụ Huyện uỷ U Minh ban hành Nghị quyết số 04 về việc phân công tổ chức cơ sở đảng và đảng viên phụ trách, giúp đỡ ấp nghèo, hộ nghèo. Nghị quyết được triển khai thực hiện đến nay. Theo đó, các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đã cụ thể hoá thành những cách làm trong việc nhận đỡ đầu, giúp đỡ hộ nghèo.

Tại xã Khánh Thuận, ông Ðỗ Minh Ðẳng, Phó bí thư thường trực Ðảng uỷ xã, cho biết: "Ðảng uỷ xã chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thể phối hợp với các chi bộ giúp đỡ hộ nghèo, bằng cách tiếp cận để nắm được tình hình, xem hộ nghèo thiếu gì, cụ thể như thiếu kiến thức, hay vốn sản xuất... Từ đó, đảng viên chỉ dẫn tận tình cách thức làm ăn để hộ dân thực hiện".

Kể từ khi triển khai công tác giảm nghèo đa chiều, các chi bộ linh hoạt thay đổi cách tiếp cận để hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, nhất là về cây, con giống, phương thức làm ăn, để hộ nghèo vươn lên.

Nhiều hộ dân trên địa bàn Ấp 7, xã Khánh Tiến, tận dụng đất trống quanh nhà trồng rau cho thu nhập ổn định.

Bà Nguyễn Thị Bé Ba, Ấp 12, xã Khánh Thuận, cho biết: "Trước đây, kinh tế gia đình tôi khó khăn lắm. Nhờ được xã hỗ trợ 4 con heo giống chăn nuôi, bán được 21 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, tôi mua thêm heo giống về nuôi, từ đó có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững”.

Khó khăn lớn nhất của hộ nghèo là thiếu vốn và tư liệu sản xuất, do đó, trong quá trình thực hiện, các đảng bộ, chi bộ linh hoạt hỗ trợ các hộ nghèo bằng cách tranh thủ các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp những hộ nghèo có vốn làm ăn để vươn lên.

Chị Trần Bích Chăm, Ấp 7, xã Khánh Tiến, cho biết: "Khi được hội phụ nữ giới thiệu, làm cầu nối tiếp cận vốn vay ưu đãi, tôi sử dụng để đầu tư nhà lưới trồng rau. Sau khi thấy rau bán được, tôi thuê thêm đất để mở rộng trồng, hiện tại hằng tháng thu nhập khoảng 10 triệu đồng".

Ngoài ra, năm 2012, Huyện uỷ U Minh ban hành Nghị quyết số 07 về phát động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tận dụng đất sân, vườn, bờ liếp, bờ vuông tôm, bờ xáng trong lâm phần để trồng rau màu, cây ăn trái và các loại cây có giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho hộ gia đình. Qua tuyên truyền vận động, người dân hưởng ứng tích cực, cải tạo đất hoang hoá, diện tích đất trống xung quanh nhà để trồng trọt, chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế.

"Mấy năm trước đây, bờ xáng này cỏ sậy rậm rạp, gia đình dọn dẹp trống trải để trồng rẫy, bán có đồng ra đồng vào, cũng ổn định cuộc sống", bà Huỳnh Thị Nhung, Ấp 18, xã Nguyễn Phích, chia sẻ.

Với sự quyết liệt, sâu sát của các cấp uỷ đảng, cùng với sự đồng thuận của Nhân dân, đến nay, huyện U Minh còn 1.238 hộ nghèo, chiếm 4,68%; cận nghèo còn 426 hộ, chiếm 1,61%. Từ năm 2011 đến nay, bình quân mỗi năm huyện giảm 2% hộ nghèo. Từ đó cho thấy, những nghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ U Minh đã có sức lan toả, đi vào cuộc sống./.

 

Trần Chương

 

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.

Xoá nhà tạm - Tạo phong trào, cả nước chung tay

Ngày 19/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 539/QÐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Hoà cùng không khí chung của cả nước, tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch cụ thể và phát động thực hiện phong trào thi đua này trên địa bàn toàn tỉnh.

Chuyển biến từ công tác dân vận

Năm 2023, Cà Mau là tỉnh dẫn đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) về phong trào thi đua yêu nước. Ðạt được kết quả này là nhờ hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tốt công tác dân vận, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin trong Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống

Với phương thức “Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) được đầu tư đến 101/101 xã, phường, thị trấn, 100% ấp, khóm trên địa bàn toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn TDCS một cách thuận lợi và kịp thời.