ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:40:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khó khăn kiểm dịch động vật nhập tỉnh

Báo Cà Mau Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thuỷ sản ngày càng diễn biến phức tạp. Nhiều ổ dịch được phát hiện, nhưng nguy cơ bùng phát, lây lan vẫn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do động vật không rõ nguồn gốc từ các tỉnh bạn nhập vào Cà Mau chưa được kiểm dịch.

Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thuỷ sản ngày càng diễn biến phức tạp. Nhiều ổ dịch được phát hiện, nhưng nguy cơ bùng phát, lây lan vẫn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do động vật không rõ nguồn gốc từ các tỉnh bạn nhập vào Cà Mau chưa được kiểm dịch.

Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Trương Minh Út cho biết, công tác kiểm dịch động vật nhập tỉnh đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào và góp phần đáng kể vào vấn đề kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Tuy nhiên, dù đã cố gắng hết sức, tăng cường kiểm tra nhưng do nhiều bất cập khiến rất khó kiểm soát động vật nhập tỉnh.

Nhiều lỗ hổng trong quản lý

Là tỉnh có thế mạnh về thuỷ sản và nhiều điều kiện phát triển về chăn nuôi, hằng năm, Cà Mau nhập về hàng tỷ con giống thuỷ sản và hàng ngàn các loại gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, chỉ với 2 trạm kiểm soát động vật nhập tỉnh: tuyến Quốc lộ 1 và Quản lộ Phụng Hiệp, cùng với đội ngũ cán bộ kiểm dịch mỏng và vô số những khó khăn đã tạo lỗ hổng trong quản lý.

Dù tích cực quản lý, kiểm tra ban đêm nhưng các đối tượng nhập lậu vẫn lén lút đi vào tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Với chức năng kiểm tra thủ tục hành chính, giấy kiểm dịch của các phương tiện vận chuyển và kiểm tra chất lượng, sức khoẻ động vật trước khi nhập tỉnh, Trạm Kiểm dịch động vật Cà Mau đóng tại ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau đã hoạt động nhiều năm nay. Ông Nguyễn Văn Mé, Phó trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Cà Mau, cho biết: “Trên tuyến này, đa số vận chuyển nhập hàng thuỷ sản, tôm chiếm phần lớn. Hầu hết những xe ghé trạm đều là “tự ghé” nên chấp hành rất tốt quy định. Tuy nhiên, khi xe vượt trạm, dù nhìn thấy nhưng chúng tôi không có chức năng yêu cầu dừng xe, khi báo với đội liên ngành kiểm tra nhiều khi đã không kịp”.

Ngoài ra, địa hình sông ngòi chằng chịt nên vấn đề kiểm dịch động vật nhập tỉnh càng khó khăn hơn. Nhất là tại các khu vực giáp ranh giữa Cà Mau với các tỉnh lân cận và tuyến Quốc lộ 63 vẫn chưa được kiểm soát vì chưa có trạm. Các đối tượng lợi dụng sơ hở để “tung” vào địa phương hàng kém chất lượng, không qua kiểm dịch, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Về mặt chuyên môn, được biết, để kiểm tra những phương tiện này, lực lượng kiểm dịch viên chủ yếu chỉ sử dụng biện pháp kiểm tra lâm sàng. Tức là chỉ kiểm tra bằng mắt thường về mặt kích cỡ, độ hoạt động của con tôm mạnh hay yếu và những bệnh thông thường như: bệnh phát sáng, động vật nguyên sinh (trùng loa kèn) soi trên kính hiển vi, chứ không đi sâu vào kiểm tra những dịch bệnh quan trọng khác như đốm trắng, đầu vàng..., những bệnh đang gây dịch hiện nay. Bởi việc kiểm tra này đòi hỏi có nhiều thời gian, buộc phải vèo lại theo dõi, trong  quá trình này, nếu thiệt hại, thất thoát, không có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm.

Nhiều quy định chưa phù hợp

Bên cạnh đó, có những quy định chung về thuỷ sản áp dụng chưa mấy phù hợp: Giấy kiểm dịch chỉ có thời hạn trong 1-2 ngày, từ nơi xuất phát đến nơi cuối cùng. Nhưng đa số cơ sở nhập giống về họ phải vèo lại, bán lẻ lại trong nhiều ngày. “Mỗi lần bán lẻ, họ báo kiểm dịch viên, buộc phải chạy xuống, kinh phí đi lại cũng eo hẹp, trong khi toàn tỉnh hiện có hơn 800 cơ sở sản xuất giống và 220 cơ sở kinh doanh, nằm rải rác khắp nơi trên địa bàn. Với lực lượng mỏng như hiện nay, rất khó lòng quản lý hết được”, ông Út bộc bạch.

Phải làm việc cả đêm, túc trực 24/24, ông Trần Công Trạng, Trưởng Trạm Kiểm dịch Quản lộ Phụng Hiệp, trần tình: “Tuyến đường này chỉ kiểm tra chủ yếu các loại gia súc, gia cầm: heo, gà, vịt… nhập tỉnh, chưa có lực lượng kiểm dịch về thuỷ sản. Nhưng tất cả chủ yếu chỉ là kiểm tra bên ngoài, khó phát hiện dịch bệnh bên trong. Nếu trong quá trình vận chuyển, heo bị bơm chích thì lực lượng cũng khó lòng phát hiện. Ngoài ra, trạm vẫn chưa có trụ sở chính thức, còn thuê mướn, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu làm việc”.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã nhập hơn 305.000 con gia súc, gia cầm và trên 12 triệu trứng. Về thuỷ sản nhập tỉnh trên 6 tỷ con giống. Trong đó, tiêu huỷ trên 3,2 triệu post do không đạt chất lượng; đã xử lý 338 vụ vi phạm hành chính với số tiền trên 2,2 tỷ đồng.

Thực tế, theo quan sát đối với kiểm dịch gia súc, gia cầm, kiểm dịch viên chủ yếu chỉ kiểm tra về số lượng, niêm phong thùng xe, giấy kiểm dịch tiêm phòng, sau đó phun tiêu độc khử trùng rồi cho xe đi.

Ông Ðinh Hiếu Nghĩa, Phó Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT, nhìn nhận: “Ða số các trạm kiểm dịch chỉ xác nhận bằng cảm quan một số loại bệnh phát hiện bằng mắt thường, chủ yếu để răn đe, hạn chế một phần dịch bệnh. Bởi số lượng gia cầm nhỏ lẻ không rõ nguồn gốc nhập tỉnh khá nhiều, chúng đi bằng nhiều đường, chủ yếu bằng phương tiện xe máy. Ðối tượng này khi đi kiểm tra chỉ phát hiện được 1% trong số đó, sau khi áp tải về ranh giới thì vẫn quay lại, kiếm đường khác để vô. Bởi Quyết định 47/2005 của Bộ NN&PTNT quy định số lượng gia cầm dưới 50 con nhập vào không cần kiểm dịch gốc. Lợi dụng kẽ hở này, thương lái chia nhỏ số gia cầm vận chuyển bằng xe máy, rất khó để kiểm soát".

Dù đã tích cực kiểm tra, vào cuộc quyết liệt, tăng cường kiểm soát bằng nhiều giải pháp, nhưng rõ ràng vấn đề kiểm soát động vật nhập tỉnh vẫn là một bài toán nan giải. Cho nên, để kiểm tra tốt động vật nhập tỉnh, cần xây dựng “hàng rào” vững chắc, cần hơn nữa sự tăng cường phối hợp các tỉnh giáp ranh, sự tích cực tuần tra, kiểm soát vào ban đêm. Ngoài ra, kiểm soát những đơn vị gian lận bên trong địa bàn nhằm ngăn chặn kịp thời, triệt để những hành vi nhập lậu, hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch bệnh trên động vật./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).