ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 03:00:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khơi dậy tiềm năng sáng chế học đường

Báo Cà Mau (CMO) Từ vật liệu đã qua sử dụng, tái tạo, sẵn có, các “nhà sáng chế học đường” đã “biến hoá” thành những sản phẩm khoa học - kỹ thuật, phục vụ học tập, vui chơi, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển đảo… Có 25 mô hình, sản phẩm được đánh giá cao và trao giải tại cuộc thi Sáng tạo thanh - thiếu niên, nhi đồng tỉnh Cà Mau lần thứ V (2019-2020).

Xuất sắc đoạt giải Nhất vòng tỉnh và giải Khuyến khích cuộc thi toàn quốc lần thứ XVI là “Thiết bị chọn đội không dây sử dụng trong các chương trình đố vui để học, áp dụng từ 2-8 đội” của em Hoàng Nam Khánh, hiện là học sinh lớp 7, Trường THPT Hồ Thị Kỷ, TP Cà Mau.

Nam Khánh chia sẻ, từ trải nghiệm bản thân qua những lần tham dự các cuộc thi đố vui để học, em nhận ra hạn chế cuộc thi là khó phát hiện đội nào xin được quyền trả lời trước, đặc biệt khi chơi đông người (ví như 8 đội chơi cùng lúc, mỗi đội có từ 3 người trở lên). Theo em, trước đây cũng có những giải pháp tạm chấp nhận: Mỗi đội sẽ có một nút nhấn, một chuông báo và một bóng đèn sáng lên khi nhấn. Tuy nhiên, cách này còn nhiều hạn chế vì nếu đội 1 bấm (đèn sáng), đồng thời đội 2 cũng bấm thì đèn của cả 2 đội sẽ cùng sáng, rất khó phân biệt, độ chính xác không cao. Ngoài ra, nếu đội có nhiều người chơi mà chỉ có một nút nhấn thì cũng gặp khó khăn, thêm nữa là dây nối rất nhiều và đều sử dụng điện 220V nên độ an toàn không cao.

“Khi đó, em nghĩ là phải có một bộ chọn đội đơn giản hơn, an toàn hơn và hiệu quả cao để chọn đội chơi trả lời được khách quan, chính xác; đảm bảo an toàn cao, không dây + điện DC, gọn nhẹ; dễ thay thế, sửa chữa; giá thành rẻ, đặc biệt là khi có nhiều người chơi cùng lúc”, Nam Khánh chia sẻ về ý tưởng.

Ban Tổ chức cuộc thi trao giải Nhất cho em Hoàng Nam Khánh.

Ban Tổ chức cuộc thi trao giải Nhất cho em Hoàng Nam Khánh.

Ðể hiện thực hoá ý tưởng của mình, em trình bày với thầy Lê Công Nhã, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển. Thầy Nhã hướng dẫn em lên mạng tìm xem các sản phẩm trước đây được thiết kế như thế nào, phân tích những hạn chế của các sản phẩm đó, sau đó đưa ra phương án khắc phục, cải tiến. Tức là từ những sản phẩm công nghệ đang được sử dụng, cải tiến dựa trên những kiến thức khoa học để làm ra những sản phẩm mới tối ưu hơn. Ngoài ra, Nam Khánh còn biết cách tìm tài liệu, phân tích và tổng hợp các vấn đề mà em đang tìm hiểu.

Khánh cho rằng, việc thao tác với các thiết bị máy móc giúp em kiên nhẫn, cẩn thận, khéo léo và tự tin hơn. Em khẳng định, qua cuộc thi, em và các bạn học được nhiều kiến thức bổ ích và rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng.

“Trước đây, em nghĩ rằng phải công ty hay doanh nghiệp lớn mới có thể chế tạo được các sản phẩm như chuông báo hay mạch điện tử… Giờ thì em mới biết học sinh chúng em cũng có thể thực hiện được; đương nhiên là phải nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống”, Nam Khánh tâm đắc.

Gây ấn tượng tại cuộc thi còn có sản phẩm đoạt giải Nhì: “Xe tự lái hoặc có thể điều khiển bằng điện thoại qua phím hay bằng giọng nói” của “nhà sáng chế” nhỏ tuổi nhất Lê Quang Ðại. Vì khi dự thi, Ðại là học sinh lớp 1D, Trường Tiểu học Ðỗ Thừa Luông (TP Cà Mau).

Anh Lê Công Nhã, ba của em Lê Quang Ðại (cũng chính là người thầy hướng dẫn Hoàng Nam Khánh), chia sẻ: “Sáng tạo của Quang Ðại xuất phát từ sự tò mò, phá phách khi thấy tôi hướng dẫn các anh chị làm mô hình, sản phẩm dự thi cuộc thi lần này”.

Kể ra, anh Nhã đã hướng dẫn 7 tác giả có mô hình, sản phẩm dự thi. Ngoài Khánh, Ðại còn có con trai lớn của anh là em Lê Quang Chánh, học sinh Trường THPT Hồ Thị Kỷ, đoạt giải Ba và giải Khuyến khích cuộc thi; 2 giải Khuyến khích khác thuộc về học sinh Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, nơi anh đang công tác.

Anh Nhã tấm tắc: “Ở mỗi lứa tuổi các em có ý tưởng khác nhau, nhưng rất sáng tạo và cũng rất độc đáo. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ từ người lớn, các em không thể thực hiện được. Trước hết, tôi để các em nói lên ý tưởng của mình, sau đó hướng dẫn từng bước thực hiện, kể cả thao tác kỹ thuật. Các em tự học hỏi nhau, tự đúc rút kinh nghiệm, háo hức và say sưa lắm”. Theo anh, ban đầu 2 cậu con trai chưa có ý định dự thi, nhưng khi thấy cha đem lỉnh kỉnh đồ về nhà, rồi các anh chị đến thực hiện, 2 cậu mê mẩn và xin “nhập cuộc”. Anh bất ngờ khi thấy cậu út mới lớp 1 đã có thể cầm máy khoan một cách chuyên nghiệp, còn cậu học trò lớp 6 Nam Khánh thì rành mạch cách hàn điện, chấm mối, nối đèn LED…

Các mô hình, sản phẩm được “biến hoá” khéo léo từ vật liệu tái chế, sẵn có, rẻ tiền... nhưng mang tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống.

Các mô hình, sản phẩm được “biến hoá” khéo léo từ vật liệu tái chế, sẵn có, rẻ tiền... nhưng mang tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống.

“Cuộc thi rất ý nghĩa, đây sẽ là điểm khởi đầu thuận lợi để các em học sinh nuôi dưỡng ước mơ, nâng cao ý chí phấn đấu học tập, hình thành kỹ năng tốt, giúp các em mạnh dạn, tự tin nghiên cứu khoa học. Tôi tin sau cuộc thi này, các em sẽ học hỏi nhiều hơn, ấp ủ nhiều hơn và muốn thực hiện tốt hơn để dự thi lần tới”, anh Lê Công Nhã phấn khởi.

Chị Nguyễn Hồng Nhi, mẹ em Hoàng Nam Khánh, cho biết: "Cuộc thi không chỉ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho các em học sinh, mà còn đậm tính nhân văn bởi khuyến khích các em tận dụng các sản phẩm được tái chế, sẵn có để “biến hoá” thành những vật dụng hữu ích, thân thiện môi trường…, giúp các em học mà chơi, chơi mà học".

Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau Dương Thu Thuỷ cho biết, những năm qua, cuộc thi Sáng tạo thanh - thiếu niên, nhi đồng tỉnh Cà Mau là sân chơi bổ ích, trí tuệ và đã khơi dậy tiềm năng sáng tạo khoa học - kỹ thuật trong đời sống, học tập và phát huy tư duy trí sáng tạo; đồng thời, giúp các em học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện trí sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai"./.

Cuộc thi Sáng tạo thanh - thiếu niên, nhi đồng tỉnh Cà Mau lần thứ VI (2021-2022) đã được phát động. Theo đó, tất cả thanh - thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh từ 6-19 tuổi đều có quyền dự thi; khuyến khích các em nhỏ tuổi, các em ở hải đảo, dân tộc thiểu số tham gia. Thời gian nhận hồ sơ, mô hình, sản phẩm dự thi từ ngày 1/2/2021 đến 17 giờ ngày 30/6/2022.

 

Băng Thanh

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị đẩy mạnh giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vào chiều 10/6. Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đồng chủ trì hội nghị.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.

Văn hoá số - Nền tảng của ngân hàng hiện đại

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi công nghệ không chỉ là xu thế tất yếu mà còn trở thành động lực sống còn của ngành ngân hàng. Thế nhưng, bên cạnh các sáng kiến số hoá sản phẩm, quy trình hay dữ liệu thì yếu tố ngày càng khẳng định vai trò nền tảng, đó là văn hoá số. Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đang từng bước kiến tạo hệ giá trị văn hoá số sáng tạo và gắn kết, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững từ bên trong.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.