ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 23:56:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khơi thông điểm nghẽn kinh tế biển

Báo Cà Mau (CMO) Cửa biển Rạch Gốc là một trong những cửa biển trọng điểm của tỉnh Cà Mau với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển. Thời gian qua, việc quy hoạch khu công nghiệp (ưu tiên cho dịch vụ hậu cần nghề biển) và khu cảng cá kết hợp neo đậu, tránh trú bão Rạch Gốc đã mang lại những hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, kinh tế biển của nơi đây vẫn cần được tháo gỡ những điểm nghẽn để có thể vươn tầm.

Tàu chưa mặn mà về bến

Cảng cá Rạch Gốc là cảng cá loại II, cầu cảng dài 100 m, công suất thiết kế trên 18 ngàn tấn thuỷ hải sản/năm. Ði vào hoạt động từ năm 2016, nơi đây được kỳ vọng trở thành cú hích lớn đối với kinh tế biển của vùng Rạch Gốc - Tân Ân nói riêng và của huyện Ngọc Hiển nói chung. Ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), cho biết: “Khu cảng cá và neo đậu, tránh trú bão Rạch Gốc được thiết kế đảm bảo việc ghé bến cho các phương tiện đánh bắt cỡ lớn. Cửa biển Rạch Gốc cũng có nhiều lợi thế để thu hút ghe tàu về. Nhưng thực tế, vài năm gần đây, lượng phương tiện về khá ít”.

Không khí trầm lắng tại khu Cảng cá Rạch Gốc dịp cuối năm, vài chủ thu mua tranh thủ thời gian làm khô tôm tích kiếm thêm thu nhập.

Cửa biển Rạch Gốc gần ngư trường đánh bắt, là nơi có luồng lạch sâu đảm bảo cho việc lưu thông của phương tiện đánh bắt công suất lớn, đó là những ưu thế không phải cửa biển nào cũng có được. Nhưng nơi đây lại có những điểm nghẽn khác. Ông Ðảm phân tích: “Ðến nay, thị trấn Rạch Gốc chưa có nhà máy sơ chế, chế biến các sản phẩm thuỷ hải sản quy mô. Khu công nghiệp được quy hoạch, đến nay cũng chỉ mới có một nhà máy bột cá. Dịch vụ hậu cần nghề biển chỉ dừng ở mức thu mua rồi trung chuyển nhỏ lẻ nguyên liệu. Thêm nữa, hạ tầng giao thông kết nối với khu cảng cá chưa thông suốt. Vì thế các phương tiện đánh bắt lựa chọn nơi khác để thuận lợi việc trao đổi, mua bán”.

Bà Nguyễn Ngọc Tuyền, một chủ thu mua thuỷ hải sản tại Cảng cá Rạch Gốc, chia sẻ: “Thì mấy anh coi, mua bán thì phải thuận tiện chớ như cầu, đường chỉ giới hạn có 8 tấn thì khó quá. Ở gần đây cũng đâu có công ty, xí nghiệp chế biến gì, vận chuyển thì xa, lại vướng tải trọng, nên chủ tàu người ta không mấy mặn mà. Ở đây thường ít tàu vô, có đậu nhiều là như dịp cuối năm này người ta gửi để về quê ăn Tết thôi”. Những chủ thu mua như bà Tuyền, dù ngay ở cảng, nhưng thường nhật cũng chỉ thu mua được các loại hải sản nhỏ, ít giá trị.

Cũng ngay tại Rạch Gốc, không khí mua bán của bến xếp dỡ tư nhân lại khá rộn rịp. Ông Ðảm chia sẻ: “Vô Rạch Gốc, bà con ngư dân hay ghé bến tư nhân để trao đổi, mua bán, bởi ở đây giao thông thuận tiện hơn, ít chi phí hơn”. Tuy nhiên, so với kỳ vọng, lượng phương tiện về Rạch Gốc vẫn khiêm tốn. Tàu ghe ít về, kinh tế biển của Rạch Gốc vì thế cũng trầm lắng.

Nhiều dự tính

Rạch Gốc xác định kinh tế biển là thế mạnh chủ lực để phát triển. Nhiều dự tính cũng đã và đang triển khai rốt ráo để vực dậy lĩnh vực này. Trong đó, quy hoạch khu công nghiệp mới của địa phương với diện tích 75 ha, kết nối với trục giao thông đường Hồ Chí Minh đã được phê duyệt. Cái vướng hiện tại là mặt bằng của quy hoạch này chưa “sạch” và cũng chưa có nhà đầu tư thực hiện. Bên cạnh đó, dự án nạo vét cửa biển Rạch Gốc cũng đã được tính toán triển khai. Việc nâng cấp tuyến giao thông kết nối với Cảng cá Rạch Gốc cũng là đề xuất cấp thiết của địa phương. Theo ông Ðảm: “Nếu giải quyết hết các điểm nghẽn này, kinh tế biển của Rạch Gốc chắc chắn sẽ mau chóng vươn mình phát triển”.

Về nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế biển, lãnh đạo địa phương này cho rằng, ngân sách là nguồn lực quan trọng, nhưng phải xã hội hoá, huy động đa dạng hơn nữa nguồn lực, nhất là các nhà đầu tư lớn. Biết là vậy, nhưng thực tế khó khăn, khả năng của địa phương là có giới hạn, nên vẫn phải trong tình cảnh “liệu cơm gắp mắm”. Trong đó, việc hình thành và phát triển dịch vụ hậu cần nghề biển cũng là vấn đề cấp thiết. Nhưng dường như Rạch Gốc chưa thật sự hấp dẫn với những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.

Ghé thăm Công ty Bột cá Phúc Ngọc Cà Mau, Khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, bà Phan Bích Thuỷ, Phó giám đốc công ty, mong mỏi: “Ở đây nếu đường sá thuận lợi thì doanh nghiệp làm ăn cũng dễ hơn. Quanh khu công nghiệp này, chỉ có mình chúng tôi hoạt động từ năm 2017 đến nay. Cũng có người quan tâm, nhưng vô đây tìm hiểu thì lại dội ra vì nhiều thứ bất lợi quá”. Phúc Ngọc chủ yếu thu mua thuỷ hải sản tạp, nhỏ, phụ phẩm của thuỷ hải sản để chế biến bột cá phục vụ xuất khẩu. Với công suất 800 tấn nguyên liệu cho ra 200 tấn thành phẩm/tháng, công ty này đã giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 100 lao động tại chỗ với mức lương trên 5 triệu/tháng/người.

Trong năm 2022, nhiều đoàn khảo sát của các cấp, ngành đã về nắm bắt tình hình và trao đổi với địa phương Rạch Gốc về những vướng mắc trong lĩnh vực kinh tế biển, đồng thời tính toán các giải pháp tháo gỡ. Những khó khăn của nơi đây vì thế không phải là mới, là chưa được nhìn thấy. Rạch Gốc đang cần sự đồng hành, hỗ trợ và nguồn lực để hiện thực hoá càng nhanh càng tốt những giải pháp, dự tính, khơi thông được những vướng mắc cả trước mắt và lâu dài.


Tổng sản lượng khai thác thuỷ hải sản của thị trấn Rạch Gốc trong năm 2022 trên 11.500 tấn. Ðịa phương có 129 phương tiện đánh bắt, khoảng 50% là tàu công suất lớn khai thác xa bờ. Theo ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc: “Hạ tầng kinh tế biển còn hạn chế, dịch vụ hậu cần nghề biển chưa phát triển là những nguyên nhân khiến kinh tế biển Rạch Gốc rất khó để bứt phá. Trong năm 2022, lượng tàu về cảng giảm hơn so với mọi năm. Chính thực tế này khiến cho hoạt động và hiệu quả khai thác công năng cảng cá còn nhiều hạn chế”.


 

Hải Nguyên

 

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Giữ vững thành tựu, nâng tầm phát triển

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, nhận định nền kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; sản xuất ngư, nông nghiệp thiếu bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế...

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".