ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kinh tế tập thể - nhìn thẳng để đi đúng

Báo Cà Mau Kinh tế tập thể (KTTT), mà chủ đạo là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, là thành phần quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững... Ðặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, KTTT càng trở nên quan trọng, đây là nhân tố cốt lõi, gắn kết quá trình sản xuất và kinh doanh của nông dân với nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chưa phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh vốn có, nhất là lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa thể hiện đầy đủ vai trò, vị trí chủ lực của mình trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Do vậy, cần nhìn thẳng khi đánh giá để có hướng đi đúng.

Bài 1: Những HTX mang dáng vóc “gia đình”

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, khu vực KTTT tỉnh Cà Mau đã có những chuyển biến tích cực, xuất hiện ngày một nhiều HTX sản xuất năng động, linh hoạt, hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, các HTX, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, vẫn còn rất nhỏ về quy mô và yếu cả về chất lượng.

Hầu như ai cũng biết, KTTT là nơi liên kết những người sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, hợp sức, góp vốn tương trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Từ đó, cùng nhau chia sẻ nguồn lực, lợi ích, kinh nghiệm, tạo mối quan hệ hài hoà giữa các thành viên theo hướng liên kết cộng đồng, mở rộng hợp tác giữa thành phần KTTT với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, bản chất, giá trị và các nguyên tắc hoạt động này của KTTT thời gian qua vẫn chưa phát huy được khi thực tế đa phần các HTX, THT trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và chất lượng hoạt động kém.

Nhỏ về quy mô

HTX, nhất là HTX nông nghiệp, là một trong những thành phần kinh tế quan trọng trong khu vực KTTT. Tuy nhiên, một thực tế cần phải nhìn nhận là đa phần các HTX vẫn còn yếu, cả về năng lực quản lý và khả năng tài chính; công nghệ, kỹ thuật và quy mô hoạt động nhỏ. Hoạt động chủ yếu nhờ vốn tự có nhưng vốn cũng rất ít, chủ yếu nằm ở tài sản cố định; năng lực cạnh tranh còn thấp; chưa thu hút được nhiều loại hình sản xuất trong xã hội tham gia. Từ đó, thu nhập kinh tế từ kết quả hoạt động của HTX nông nghiệp đem lại cho các thành viên không cao, tính hợp tác, tương trợ cùng giúp nhau và tham gia phát triển cộng đồng không mạnh; chất lượng quản lý, hiệu quả hoạt động chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển.

Kết quả khảo sát mới đây của Tiến sĩ Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là minh chứng rõ nhất cho những hạn chế trên. Theo đó, số HTX có thành viên dưới 10 hiện nay là 38,7% (khi mới thành lập có 50% và hiện tại có 38,7%); số HTX có từ 11-30 thành viên khi mới thành lập và hiện tại chiếm khoảng 38,8%; số HTX có trên 50 thành viên hiện tại chỉ khoảng 13,2%.

HTX Thuận Lợi (ấp Lung Trường, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) là một trong những HTX được đánh giá làm ăn hiệu quả. Năm 2017, khi mới thành lập, HTX chỉ có 24 thành viên, nay tăng lên 38 thành viên. Tuy nhiên, theo ông Dương Thành Long (Uỷ viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Thuận Lợi), dù vốn điều lệ tăng, từ 120 triệu đồng lúc ban đầu lên hơn 1 tỷ đồng như hiện nay, nhưng quy mô hoạt động HTX nhỏ, thành viên ít, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Từ đó, nguồn lực nội tại đầu tư các mô hình chưa đáp ứng đủ chi phí sản xuất, trong khi nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho HTX lại không có.

Tiến sĩ Trần Minh Hải nhận định: “Phần lớn các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động ở khu vực xã và ấp là chính”. Cụ thể, 46,9% HTX có địa bàn hoạt động nhỏ hơn một ấp và 14,2% có quy mô hoạt động trong ấp; 9,9% có quy mô toàn xã. Số HTX có địa bàn hoạt động liên xã chỉ khoảng 14,2%, còn lại là hoạt động ở phạm vi từ 2 xã trở lên trong cùng một huyện. Không HTX nào có phạm vi hoạt động từ 2 huyện trở lên.

HTX đan đát Nguyễn Phích, huyện U Minh, nơi lưu giữ nghề truyền thống nhưng mức độ quy mô vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong khi đó, tại một số tỉnh như Bạc Liêu, số thành viên trung bình của một HTX là 50 thành viên, tỉnh Trà Vinh 59 thành viên, An Giang 61 thành viên... tại tỉnh Tiền Giang, số thành viên trung bình của một HTX lên đến 247 thành viên; tỉnh Bến Tre 236 thành viên; tỉnh Ðồng Tháp khoảng 155 thành viên... Tiến sĩ Trần Minh Hải cho biết thêm, số lượng HTX của Cà Mau đứng thứ 3 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại xếp cuối cùng về số thành viên trung bình của mỗi HTX, trung bình chỉ có 16 thành viên.

Quy mô nhỏ dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX hiện nay cũng là vấn đề cần được quan tâm. Mới đây, tại hội nghị về phát triển KTTT tỉnh Cà Mau, diễn ra vào ngày 29/3, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, đánh giá, số thành viên trong một HTX hiện nay là quá ít, quá nhỏ, mang tính gia đình nhiều hơn. Tình trạng nhỏ lẻ như hiện nay tạo ra một thực tế tranh mua, tranh bán, chèn ép nhau.

Vóc dáng “gia đình” trong HTX nông nghiệp hiện nay còn được Tiến sĩ Trần Minh Hải chỉ ra ở yếu tố thành viên hội đồng quản trị của các HTX. Ông chỉ rõ, số thành viên hội đồng quản trị của HTX từ 3 thành viên trở xuống chiếm trên 58%; từ 4-7 thành viên chiếm 33%; từ 8 thành viên trở lên rất thấp. Ðặc biệt, nhiều HTX thành viên hội đồng quản trị cũng là thành viên trong gia đình.

Yếu về chất lượng

Tính đến tháng 2/2024, toàn tỉnh có 936 THT, 299 HTX và 2 liên hiệp HTX đăng ký hoạt động ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, số lượng HTX không hoạt động là 61 HTX, chiếm hơn 20%. Riêng đối với 179 HTX nông nghiệp được xếp loại trong năm 2022, chỉ có 8% loại tốt, 34% loại khá, 20% trung bình, còn lại là yếu kém. Ngoài ra, số HTX hoạt động hiệu quả theo phương thức gắn với chuỗi giá trị có ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất còn rất ít và chưa bền vững, rất nhiều HTX chưa đủ điều kiện để thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu là do bản thân HTX chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, quản trị.

KTTT là nhân tố quan trọng để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá người dân làm ra, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân, cho thành viên thông qua việc cùng làm để hoàn thành chuỗi liên kết cùng mua, cùng bán với đa dạng dịch vụ, đông đảo thành viên. Từ đó, HTX có thể là yếu tố chi phối thị trường, từ vật tư đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm. Tuy nhiên, thời gian qua HTX trên địa bàn tỉnh chưa thể làm được điều này, bởi không chỉ thành viên ít mà dịch vụ của các HTX cũng khá đơn điệu.

Sự đơn điệu này thể hiện rõ nhất thông qua con số thống kê gần đây của nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Hải tiến hành. Theo đó, có đến 60,7% HTX nông nghiệp của tỉnh chỉ làm 1 dịch vụ, 17,9% HTX làm 2 dịch vụ và chỉ có khoảng 7,2% HTX triển khai cung cấp được từ 5-6 dịch vụ.

HTX lúa tôm Tân Bằng huyện Thới Bình là một trong những đầu mỗi để cung cấp vật tư đầu vào phục vụ xã viên cũng như trong tiêu thụ sản phẩm làm ra.

Ðây cũng là lời lý giải cho thực tế hiện nay, là vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp cứ ngày một tăng trong khi sản phẩm đầu ra của người dân thì không ổn định, có lúc xuống rất thấp. Và người chịu thiệt không ai khác chính là nông dân, sản xuất vô cùng cực khổ nhưng luôn bị chi phối và thiệt thòi. Câu chuyện đã diễn ra nhiều năm nay.

Ông Châu Trung Trực, Giám đốc HTX Nuôi trồng thuỷ sản Ðoàn Kết (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi) chia sẻ: “Bà con xã viên hiện nay khó khăn từ nhiều phía, dễ thấy nhất là giá vật tư đầu vào tăng cao trong khi giá tôm giảm và không ổn định. Cái khó lớn nhất hiện nay chính là nguồn vốn, thiếu vốn nên phải chấp nhận mua vật tư đầu vào giá cao, từ đó lợi nhuận rất thấp”.

Ðặc biệt, qua quá trình điều tra, khảo sát, Tiến sĩ Hải còn đưa ra con số khiến nhiều người bất ngờ, là có đến 59,7% HTX trên địa bàn tỉnh chưa bao giờ xuất hoá đơn VAT, chỉ có khoảng 24% HTX xuất được hoá đơn VAT khấu trừ (VAT cho doanh nghiệp) và 16,2% thuế VAT trực tiếp.

Không xuất được hoá đơn VAT khiến việc hợp tác giữa HTX và các thành phần kinh tế khác, nhất là doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của chính các HTX và thành viên.

Hiện nay, ngành tôm nuôi đã mở rộng quy mô nhưng diện tích liên kết sản xuất -  tiêu thụ sản phẩm chỉ được khoảng 28.763 ha, chiếm 10,3% diện tích toàn tỉnh; ngành hàng lúa gạo có 44 liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với diện tích 7.135,7 ha, tổng sản lượng liên kết khoảng 32.738 tấn; ngành hàng gỗ có 2 liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với diện tích 128 ha, chiếm 3,1% diện tích khai thác... Về con cua, hiện nay người nuôi cua trên địa bàn tỉnh Cà Mau chủ yếu bán cho thương lái, họ thu gom về giao lại cho các đại lý phân phối, có rất ít hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với các HTX, người nuôi.

 

Nguyễn Phú - Chí Diện

Bài 2: Thiếu sự trợ lực

 

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.

Nan giải bài toán “ngọt hoá” - Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

"Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ luỵ sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hoá. Mặc dù hệ thống thuỷ lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hoá", đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau.

Nan giải bài toán “ngọt hoá”

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hoá.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài cuối: Tìm lời giải tối ưu

Chăm lo toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là công việc quan trọng xuyên suốt được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; thể chế hoá bằng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bằng quyết tâm chính trị cao độ và sức mạnh đồng thuận của cả cộng đồng, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS bằng sự linh hoạt, phù hợp với nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.