ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 20:10:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kinh tế - xã hội TP Cà Mau chuyển biến tích cực

Báo Cà Mau (CMO) Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, HĐND, UBND TP Cà Mau, cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của TP Cà Mau năm 2018 có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 10,39% so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, trong đó, dịch vụ tăng 16,01%; Công nghiệp tăng 34,92%; Nông nghiệp tăng 4,59%.

Điểm nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của TP Cà Mau là các địa phương tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành thương mại dịch vụ, nhờ đó hoạt động của các ngành dịch vụ có bước phát triển khá, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thứ 2 trong cơ cấu kinh tế của thành phố. (Trong ảnh Công ty TNHH MTV TM & DV cơ khí Thành Lợi, Phường 1).

Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hiện toàn TP Cà Mau có 16.341 cơ sở kinh doanh trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ, với vốn đầu tư hơn 68 ngàn tỷ đồng, giải quyết việc làm trong năm cho hơn 64 ngàn lao động.

Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thành phố đã ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt là Đề án thành lập Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp Hoà Thành hiện đã trình UBND tỉnh phê duyệt. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố 34.821 tỷ đồng, đạt 100,11% kế hoạch. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, đầu tư hiệu quả, năm 2018, thành phố nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, các thủ tục đầu tư, tập trung thu hút, hỗ trợ đầu tư…

Dưới sự chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn của chính quyền địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nâng công suất, thay đổi mẫu mã sản phẩm; Một số dự án sản xuất quy mô lớn đi vào hoạt động ổn định đã góp phần tạo năng lực sản xuất mới.

Điển hình là Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ cơ khí Thành Lợi, Khóm 2, Phường 1, TP Cà Mau. Công ty luôn đi đầu trong việc thay thế máy móc lạc hậu, công suất thấp, tiêu tốn điện năng bằng máy móc, động cơ có công suất cao, ít tiêu tốn điện năng, giảm giá thành chi phí. Hiện công ty tạo việc làm quanh năm cho 40 công nhân, với mức thu nhập mỗi tháng từ 7-15 triệu đồng/người.

Năm nay, HTX Dịch vụ nông nghiệp Lý Văn Lâm chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong những HTX đầu tiên của tỉnh phát triển mô hình sản xuất rau màu đạt chuẩn VietGAP. 

 Sản xuất nông nghiệp chưa phải là ngành kinh tế chủ đạo của thành phố nhưng cũng đóng góp quan trọng vào GDP của địa phương. Khi mà tổng giá trị sản xuất trong năm đạt 1.992 tỷ đồng, đạt hơn 100% so với kế hoạch năm, tăng hơn 5% so cùng kỳ.

Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đồng thời, huy động được thêm nhiều nguồn lực đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá nghèo trong Nhân dân. Trong năm, thành phố tiếp tục chỉ đạo các xã triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM, trong đó phát huy vai trò và nguồn lực trong Nhân dân, thực hiện tốt Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM và đô thị văn minh. Đến hết năm 2018, TP Cà Mau có 5 xã đạt chuẩn NTM.

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hoà với tăng trưởng kinh tế. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển ổn định, vững chắc. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. Hệ thống y tế từng bước được củng cố và phát triển;. Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt hơn 85%. Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đạt nhiều kết quả tích cực.

 Trong năm, đã tạo việc làm cho hơn 6.700 lao động, tổ chức đào tạo nghề cho hơn 4.000 lao động. Các chế độ, chính sách cho các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, đồng bào dân tộc, miền núi được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm còn 0,9%, tương đương 499 hộ. Hộ cận nghèo giảm còn 1,1%, tương đương 618 hộ.

Bí thư Thành uỷ Cà Mau Nguyễn Kiên Cường khẳng định: Kinh tế tăng trưởng, xã hội ổn định sẽ tạo đà đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015-2020)./.

Bích Lệ

Liên kết hữu ích

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.