ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 3-1-25 01:29:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nguồn lợi thuỷ sản được khôi phục

Báo Cà Mau Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định về nghiêm cấm sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ và ngành nghề khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ, hải sản; các ngành, các cấp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi tập trung nhiều biện pháp, đạt kết quả tích cực.

Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong Nhân dân, từ đầu năm đến ngày 15/10, lực lượng công an trong huyện phối hợp các ngành chức năng đã tổ chức tuần tra, phát hiện xử phạt 65 vụ/68 đối tượng sử dụng công cụ kích điện khai thác thuỷ sản trái phép, với số tiền 275 triệu đồng. Ngày 18/9, Toà án Nhân dân huyện tổ chức xét xử lưu động tại xã Tân Ðức vụ án “Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản” đối với bị cáo Lê Văn Tình, cư trú ấp Cái Keo, xã An Phúc, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu, tuyên phạt 9 tháng tù.

Tổ kiểm tra Liên ngành số 28 của huyện ra quân giải toả các chướng ngại vật đường thuỷ nội địa trên tuyến kênh Sáu Ðông đi qua địa bàn các xã: Tạ An Khương Nam, Tạ An Khương Ðông, Tân Ðức và Tân Thuận, chiều dài hơn 30 km, đã giải toả trắng hơn 500 chướng ngại vật, đáy ngầm, lú, chà. Sau thực hiện hoàn thành đã bàn giao lại cho UBND các xã quản lý, kiểm tra xử lý những hộ tái vi phạm theo quy định của pháp luật.

Quyết tâm không để lú, đáy ngầm trên sông, kênh, rạch.

Quyết tâm không để lú, đáy ngầm trên sông, kênh, rạch.

Ông Trần Hoàn Bách, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, cho biết: “10 tháng đầu năm, UBND xã chỉ đạo Công an xã và các lực lượng của xã tuần tra kiểm soát trên 38 lượt, qua đó phát hiện 9 trường hợp vi phạm, xử phạt hành chính với số tiền 36 triệu đồng. Xã phối hợp các ngành chức năng của huyện giải toả các đáy, neo, lú trên sông, qua đó tạo điều kiện cho nguồn lợi thuỷ sản tái tạo”.

Ông Trần Quốc Tuấn, Phó chủ tịch UBND thị trấn Ðầm Dơi, chia sẻ: “Qua rà soát, trên địa bàn thị trấn không có phương tiện khai thác tận diệt, huỷ diệt. Ðịa phương chỉ đạo lực lượng công an xã, dân quân tự vệ kiểm tra thường xuyên, xử lý tình trạng đặt lú, đáy trên sông; hiện nay, trên địa bàn cũng giải toả trắng các hàng đáy, lú. Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi ngành nghề, không khai thác huỷ diệt và tận diệt, góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ đa dạng sinh học để phát triển bền vững”.

Với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị và người dân cùng tham gia, đến nay nguồn lợi thuỷ sản trên các sông, kênh, rạch được khôi phục. Tuy nhiên, những ngày đầu tháng 10 vừa qua, toàn huyện đã có hàng trăm đối tượng vớt cá nâu con trên sông công cộng thả vào vuông nuôi tôm của mình để nuôi, cũng có nhiều đối tượng bắt, vớt cá nâu con để bán lại cho người dân nuôi. Hành vi này tuy nhằm tăng thêm sản lượng cho các đầm, vuông tôm xen canh, nhưng cần tuyên truyền, hạn chế và nghiêm cấm nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên sông công cộng. Ông Trần Hoàn Bách cho biết: “Trên địa bàn xã, hiện cá nâu con đang sinh sôi, phát triển, thời gian qua người dân vớt bán, có những hộ một ngày bán cho người dân thả vào vuông nuôi từ 3-5 triệu đồng. Chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đồng thời chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên ra quân quyết liệt giải toả các chướng ngại, công cụ trên sông, rạch, để góp phần đảm bảo nguồn lợi thuỷ sản được tái tạo đa dạng, phong phú, hạn chế tình trạng vớt cá nâu con”.

Ông Lê Minh Hiền, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Ðịa phương phát huy tốt các tổ cộng đồng, các thành viên tham gia, cấp xã thường xuyên đến kiểm tra, đánh giá về tính hiệu quả của các tổ. Qua đó, kịp thời động viên, khen thưởng đối với tổ tham gia quản lý chặt chẽ, thực hiện tốt việc xử lý cũng như công tác tuyên truyền, nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản”./.

 

Trần Danh

 

Phát huy kết quả thực hiện Chỉ thị 17

“Các hành vi vi phạm về khai thác thuỷ sản (KTTS) mang tính huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi được ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất; ý thức chấp hành pháp luật về thuỷ sản của người dân ngày càng được nâng cao; nền nếp và kỷ cương trong phòng, chống KTTS mang tính huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi được củng cố và tạo niềm tin của các cấp từ chính quyền đến cộng đồng dân cư”, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin về kết quả thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 10/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

 Tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác mang tính huỷ diệt

Trong 2 ngày (23-24/12), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn công tác do ông Bùi Nhật Phương, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư, làm trưởng đoàn kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị 17 – CT/TU ngày 26/02/2024 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ trên địa bàn xã Khánh An (huyện U minh) và xã Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi).

Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật trên biển

Chiều 19/12, tại UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh, Hải đoàn 42 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam; phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) cho cán bộ, đảng viên, ngư dân trên địa bàn.

Hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Sáng 19/12, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho gần 60 đại biểu là đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, các chi cục vùng Đồng bằng sông Cửu Long; UBND huyện Trần Văn Thời và Bộ đội Biên phòng, ngư dân tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cà Mau sẵn sàng đón Ðoàn thanh tra của EC

Theo dự kiến, cuối năm nay, Ðoàn thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra tình hình về thực hiện các yêu cầu chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Cũng như các địa phương có ngành thuỷ sản phát triển mạnh và chịu ảnh hưởng lớn bởi các quy định về chống khai thác IUU, thời gian qua tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.

Mạnh tay xử phạt vi phạm IUU

Nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã và đang được ngành chức năng tỉnh tăng cường thực hiện. Trong đó, cùng với việc tuyên truyền để người dân, ngư dân nắm bắt, chấp hành theo quy định, ngành chức năng còn mạnh tay xử lý các hành vi cố tình vi phạm trong lĩnh vực thuỷ sản.

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng"

Nỗ lực phòng, chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), huyện Ngọc Hiển đang quyết tâm cùng tỉnh và cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu (EC).

"Lá chắn" trong hành trình gỡ "thẻ vàng"

Cửa biển Sông Ðốc, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là nơi tập trung đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 100% tàu được trang bị thiết bị giám sát hành trình (VMS), một trong những yêu cầu quan trọng của Uỷ ban Châu Âu (EC) để ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Ða dạng mô hình chuyển đổi nghề

Xác định việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 27/11/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Ngọc Hiển (Chỉ thị 12) về ngăn chặn hoạt động khai thác tận diệt thuỷ sản là nhiệm vụ quan trọng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ðất Mũi đã nỗ lực trong chuyển đổi nghề cho phụ nữ ở địa phương.

Tàu “3 không” cần trợ lực

Là địa phương có số lượng tàu đánh bắt thuỷ hải sản lớn nhất của tỉnh, nhằm chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho đợt thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC), thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, chỉ đạo cả hệ thống chính trị phối hợp với cơ quan chuyên môn tháo gỡ khó khăn, triển khai cao điểm các biện pháp đồng bộ chống khai thác IUU. Tuy nhiên, hiện nay địa phương đang gặp khó khăn với loại hình tàu cá “3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác). Nhiều phương tiện hiện gặp khó trong khâu đăng ký, đăng kiểm, đang cần được hỗ trợ.