ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 06:28:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làm thêm để hoàn thiện bản thân

Báo Cà Mau (CMO) Với sinh viên, ngoài việc học tập trên giảng đường thì “làm thêm” đã không còn xa lạ, nhất là sinh viên Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau. Làm thêm không chỉ giúp sinh viên có thêm sinh hoạt phí mà còn tích luỹ kinh nghiệm và ít nhiều định hướng tương lai.

Với mong muốn tìm công việc làm thêm liên quan đến ngành học để có nền tảng chuẩn bị cho tương lai, bạn Trần Thị Thanh Thanh, sinh viên năm thứ ba ngành Ngôn ngữ Anh đã chọn trợ giảng cho Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học E-Sky của Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau. Với Thanh Thanh, công việc này vừa giúp bạn phát huy năng khiếu chuyên môn, vừa thoả đam mê công việc giảng dạy như sở thích và ước muốn sau này.

Giống như Thanh Thanh, bạn Lê Mỹ Á, sinh viên năm thứ 2 ngành Tài chính - Ngân hàng cũng chọn làm cộng tác viên cho Phòng tuyển sinh tại Phân hiệu. Mỹ Á tâm sự: “Là sinh viên nhưng bản thân em khá nhút nhát và còn hạn chế trong giao tiếp. Nhà lại khá xa trường nên ít có cơ hội tham gia các hoạt động Đoàn, Hội. Vì vậy, tranh thủ những ngày cuối tuần và thời gian nghỉ trưa, em xin làm cộng tác viên tuyển sinh cho trường. Tại đây, các thầy cô giúp em tự tin hơn trong giao tiếp và định hướng bản thân em trong cách ứng xử sao cho phù hợp với khách hàng. Bên cạnh đó, em cũng có thêm khoản tiền để trang trải việc học”.

Bên cạnh những công việc như trợ giảng, cộng tác viên thì hiện nay việc làm thêm của sinh viên cũng đa dạng như: Bán hàng, tư vấn giới thiệu sản phẩm, phục vụ nhà hàng, quán cà phê…, mức thu nhập cũng khác nhau tuỳ theo năng lực, thời gian, tạo sự thuận lợi để sinh viên chủ động cân bằng giữa thời gian học và làm. Chọn làm thêm lại cửa hàng thức ăn nhanh Chick&Go để tích luỹ kinh nghiệm, bạn Hồ Hoàng Toàn, sinh viên năm cuối ngành Công nghệ sinh học, cho biết: "Là sinh viên năm cuối nên thời gian học tập khá bận, vì vậy em lựa chọn những công việc làm thêm sao cho mình có thể chủ động sắp xếp thời gian. Những bài học về kỹ năng lễ tân, giao tiếp mà em học tại trường đã hỗ trợ em rất nhiều trong việc ứng xử với khách hàng, từ đó giúp em tích luỹ kinh nghiệm sống và định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân".

Sinh viên Hồ Hoàng Toàn (bên phải) làm thêm tại cửa hàng thức ăn nhanh Chick&Go.

Trước đây, bạn Lý Minh Mẫn, sinh viên năm cuối ngành Kế toán được biết đến là cậu sinh viên khá rụt rè. Do đặc thù của ngành kế toán khô khan và ít tham gia các hoạt động ngoại khoá nên Minh Mẫn khá trầm so với bạn bè trong lớp. Để bản thân tự tin hơn trong giao tiếp, qua tìm hiểu thông tin việc làm từ trang thông tin điện tử của nhà trường, Minh Mẫn đã nộp hồ sơ và làm nhân viên của rạp phim Galaxy Cà Mau. Bạn cho biết: “Không hẳn làm thêm để có thêm thu nhập, với em làm thêm là một trong những phương pháp hoàn thiện bản thân hiệu quả nhất. Bởi được tiếp xúc với nhiều thành phần khách hàng khác nhau là cơ hội để rèn luyện sự nhạy bén trong tư duy suy nghĩ và xử lý những tình huống bất ngờ trong cuộc sống”.

“Định hướng tương lai cho sinh viên, thời gian qua, bộ phận Quan hệ doanh nghiệp của nhà trường hỗ trợ việc làm cho sinh viên đang học và đã tốt nghiệp theo định hướng chuyên môn ngành nghề mà sinh viên theo học. Từ việc liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, bộ phận đã giới thiệu nhiều công việc part-time và full-time cho sinh viên. Bằng những kiến thức chuyên môn được học tập tại Phân hiệu và sự hỗ trợ của nhà trường, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp có công việc ổn định và những sinh viên đang học cũng có công việc bán thời gian phù hợp với ngành nghề đào tạo”, cô Trần Thanh Thuý, cán bộ phụ trách mảng doanh nghiệp của Phân hiệu, chia sẻ./.

Minh Sang - Hồ Hoàng Toàn

Khởi nghiệp tại quê nhà

Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.

"Bệ phóng vàng" cho khởi nghiệp đột phá

Trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại, sự phát triển kinh tế số đã tạo ra môi trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp. Từ việc tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn, đến khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng toàn cầu, kinh tế số đã thay đổi cách các DN trẻ phát triển và cạnh tranh.

Thêm cơ hội thành công cho startup, doanh nghiệp

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Cà Mau đang được lan toả tích cực. Mới đây, Câu lạc bộ Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau (CSC) và Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (AHBI) đã ký kết ghi nhớ hợp tác, đánh dấu sự bắt tay hợp tác mạnh mẽ và tầm nhìn đồng lòng giữa hai bên; đồng thời, tạo cầu nối giúp phát triển hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại AHBI và CSC.

Ðồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở hội phụ nữ huyện Phú Tân đã đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, phát triển kinh tế gắn với những mô hình cụ thể. Nhờ đó, giúp nhiều chị em vươn lên có cuộc sống ổn định, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trao cơ hội khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hội viên phụ nữ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, từ đó mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế.

Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt

Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chị Nguyễn Thị Bích Liễu (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) từ bỏ công việc giáo viên. Về nhà, chị khởi nghiệp với việc làm và kinh doanh các loại bánh ngọt. Niềm đam mê và tâm huyết với nghề đã mang lại cho chị thành công nhất định.

Về quê làm giàu

“Khởi nghiệp giờ đây không còn là phong trào nữa mà đi vào thực chất. Thực tế đã chứng minh và kiểm nghiệm qua sự phát triển bền vững của các thành viên trong cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp tại quê nhà.

Cầu nối khởi nghiệp hiệu quả

Phát huy vai trò cầu nối, thời gian qua, Xã đoàn Tân Dân, huyện Ðầm Dơi, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp thông qua nhiều hoạt động như: định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn... Qua đó, giúp nhiều ÐVTN nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

Ðể khởi nghiệp thành công

“97% dự án khởi nghiệp thất bại, chỉ có 3% là thành công, nhưng các bạn hãy tin rằng, thành công luôn đến bên mình nếu như chúng ta nỗ lực mỗi ngày, lao động mỗi ngày, sáng tạo mỗi ngày”, đó là những lời sẻ chia, động viên, khích lệ tinh thần của ông Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Ðại học FPT, gửi gắm các bạn trẻ Cà Mau trên con đường khởi nghiệp.

Lão nông đam mê phát triển nông sản

Gần tuổi 60, thế nhưng ông Mai Lam Phương (ngụ khóm Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) vẫn hăng say phát triển kinh tế theo mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích. Bằng tình yêu lao động, tinh thần sáng tạo, ông đã khởi nghiệp từ chính những nông sản sạch tự trồng và tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu.