ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 08:45:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làm theo Bác góp sức xây dựng quê hương

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn dành một vị trí trang trọng, xứng đáng cho phụ nữ xuyên suốt sự nghiệp cách mạng. Trong di chúc trước khi đi xa, Bác đã viết những lời nhắc nhở, huấn thị đối với Ðảng, Chính phủ và phụ nữ: “Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”. Tại Cà Mau, các cấp Hội LHPN luôn xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là bổn phận, trách nhiệm, vinh dự; là nhu cầu tự thân để tự giúp mình, từ đó có điều kiện, cơ hội cống hiến cho quê hương.

Bài 1: Xây dựng hội vững mạnh

Ghi tạc lời Bác dạy, các cấp Hội LHPN Cà Mau xác định, việc xoá bỏ định kiến lệch lạc về giới là một trong những mục tiêu quan trọng. Công việc đó không thể chỉ hô hào suông, mà phải là những hành động cụ thể, thiết thực, bằng những giải pháp khả thi, sâu rễ, bền gốc. Không phải ai khác, chính phụ nữ Cà Mau phải làm công việc ấy trong sự đoàn kết, thống nhất của tổ chức Hội LHPN các cấp.

Bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau, cho biết: “Công tác đoàn, hội tham gia trên nguyên tắc tự nguyện, thế nên điều quan trọng nhất là phải làm sao để hội viên khi tham gia phải thấy được cả trách nhiệm và quyền lợi của mình trong đó”.

Tạo sức hút cho tổ chức hội

Với tổng số hơn 203.000 hội viên, đó không chỉ là con số cơ học, mà nói như bà Yến là: “Hội LHPN đã thực sự trở thành địa chỉ, chỗ dựa tin cậy của chị em. Nơi đây là mái nhà chung để phụ nữ Cà Mau đoàn kết, phấn đấu, giúp mình và đóng góp cho xã hội”.

Mục tiêu đề ra là phải xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, hội nhập. Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp hội rà soát, nắm tình hình phụ nữ đi làm ăn xa, bên cạnh đó nâng cao chất lượng sinh hoạt hội viên, đa dạng hoá các hình thức tập hợp phụ nữ, mở rộng các loại hình tập hợp hội viên; duy trì mô hình sinh hoạt chi, tổ hội truyền thông theo địa bàn dân cư; khuyến khích các mô hình tập hợp theo đặc thù lứa tuổi, tôn giáo, sở thích, ngành nghề dưới dạng tổ, nhóm, câu lạc bộ và thông qua các trang mạng xã hội, như Zalo, Facebook; triển khai các hoạt động, thực hiện các mô hình hiệu quả nhằm tập hợp phụ nữ tham gia vào tổ chức hội.

Quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ nhằm tạo sự bền vững, hiệu quả, thực chất trong công tác tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên. Đa dạng hoá nội dung hoạt động hội theo phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động hội”. Tại Hội LHPN các huyện, thành phố thành lập ít nhất 1 mô hình điểm về tập hợp, giúp đỡ phụ nữ đi làm ăn xa với chủ đề “Nghĩa tình xa quê”, nhằm tập hợp, thu hút phụ nữ đi làm ăn xa tham gia các hoạt động hội. Hiện nay, đã có 9/9 huyện, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn cơ sở hội thành lập 42 tổ, nhóm phụ nữ “Nghĩa tình xa quê”, với hơn 600 chị em tham gia sinh hoạt đều đặn.

Hội LHPN các cấp tạo mọi điều kiện, nguồn lực để hội viên có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn, là mục tiêu lớn mà các cấp Hội LHPN Cà Mau ra sức thực hiện. Trong 5 năm qua, các cấp hội đã giúp đỡ gần 4.000 hộ thoát nghèo theo chuẩn đa chiều. Tổ chức và giúp gần 1.000 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh thành công. Vận động xây dựng 561 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn. Công tác an sinh xã hội, các cấp hội kết nối giúp đỡ, hỗ trợ trên 100 tỷ đồng cho phụ nữ, trẻ em và người yếu thế.

Tổ phụ nữ Nhân Ái, ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân thành lập từ năm 2013, với các mô hình: hũ gạo tình thương, nuôi heo đất, hùn vốn... đến nay đã quyên góp ủng hộ khoảng 400 triệu đồng, ưu tiên hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ nghèo, người nghèo khi hoạn nạn, khó khăn.

Một trong những điểm nhấn thú vị, đó là nhờ đổi mới phương thức hoạt động mà tổ chức Hội LHPN các cấp đã gia tăng sức hút, củng cố, kiện toàn tổ chức. Trong đó, việc tập trung thực hiện 2 khâu đột phá, là xây dựng cơ sở hội vững mạnh gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công tác hội và tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã thổi luồng sinh khí mới cho các phong trào phụ nữ.

Theo đó, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Fanpage, chuyên mục, chuyên trang trên báo, đài... tiếp tục mang hình ảnh, tiếng nói của phụ nữ Cà Mau lan toả ngày càng xa, rộng. Đặc biệt, mỗi tuần các cơ sở hội đều giới thiệu được 1 sản phẩm do hội viên làm ra lên trang Facebook của hội cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá, giới thiệu các sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng. Đến nay, đã có 384 sản phẩm của chị em được giới thiệu đến người tiêu dùng khắp mọi miền Tổ quốc.

Sôi nổi các phong trào

Khi tổ chức Hội LHPN các cấp đã ổn định, phụ nữ Cà Mau đề ra khát khao xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”. Phụ nữ Cà Mau không chỉ đủ sức giúp mình, mà còn chung tay đóng góp nhiều công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa cho quê hương. Bà Trần Thị Kiều Yến khẳng định: “Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động hội”, cán bộ, hội viên phụ nữ đã gắn việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện các nhiệm vụ chính trị; cải tiến lề lối, phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả; đồng thời tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, thực hiện giám sát, phản biện xã hội.

Theo bà Yến: “Các phong trào thi đua, cuộc vận động, mô hình điểm gắn với việc học tập và làm theo gương Bác như Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, Làm theo lời Bác, phụ nữ thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch… tiếp tục được duy trì và nhân rộng, phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, như an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bạo lực học đường...".

Các cấp hội triển khai phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới gắn với học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tiếp tục rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy giá trị tốt đẹp, phấn đấu xây dựng người phụ nữ Cà Mau có kiến thức, có đạo đức, có sức khoẻ, có trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc.

Chị Nguyễn Thị Khoa, thành viên Tổ đan lưới ấp Tân Điền, xã Tân Hải, huyện Phú Tân (tổ có 8 thành viên chính thức, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương).

Những nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội gắn với mục tiêu, mô hình, công trình, phần việc cụ thể. Thông qua đó, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, văn minh; xây dựng người phụ nữ Cà Mau đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em; hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Không ngừng nâng cao vị thế của phụ nữ thông qua nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, chú trọng giám sát, phản biện xã hội; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. Tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới...

Bà Yến đánh giá: “Tại Cà Mau, việc học tập và làm theo gương Bác trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong các tầng lớp hội viên phụ nữ với nhiều hình thức phong phú, mang lại những kết quả đáng tự hào. Ở đó, phụ nữ Cà Mau không chỉ đoàn kết vươn lên, khẳng định giá trị bản thân, mà còn là nguồn lực quan trọng để kiến thiết, xây dựng và phát triển quê hương”./.

 

Hải Nguyên - Loan Phương

BÀI 2: MÔ HÌNH THIẾT THỰC

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.