ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 08:26:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làm theo Bác góp sức xây dựng quê hương- Bài cuối: Góp công lớn cho an sinh xã hội

Báo Cà Mau (CMO) Nghe qua tên các chương trình như “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, “Nghĩa tình phụ nữ Cà Mau” ; “Ai thừa thì cho, ai thiếu thì nhận; “Bếp ăn 0 đồng”, “Bếp ăn nghĩa tình”; “Mái ấm an cư”; “Mẹ đỡ đầu”… cùng với việc chứng kiến những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực của các chị đã làm, sẽ càng cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở mỗi chương trình, điều mà hàng ngàn hội viên phụ nữ tỉnh Cà Mau đã và đang cố gắng, nỗ lực góp sức cùng tỉnh nhà xây dựng quê hương.

Bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, thông tin: “Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cái tình, cái nghĩa được đặt lên trên hết. Nhiều chị em thậm chí làm việc thiện, giúp người quên cả bản thân, nguy hiểm, trong khả năng có thể là các chị sẵn sàng chia sẻ… để từ đó lan toả sức mạnh đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng nói chung, trong hội viên phụ nữ các cấp nói riêng”.

Trọn nghĩa tình mùa dịch

Chung tay thực hiện công tác an sinh xã hội vốn là việc làm thường xuyên của các cấp hội phụ nữ, đặc biệt thời điểm năm 2021 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Khi đó, cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp trong tỉnh đã hoá thành nhiều vai: tuyên truyền viên, khi là “nhân viên y tế”, khi là “đầu bếp”, rồi shipper; tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp ảnh hưởng bởi dịch bệnh… Tất cả hành động, việc làm ấy góp phần lan toả sâu rộng tình người trong mùa dịch.

Hưởng ứng chương trình “Nghĩa tình phụ nữ Cà Mau” chung tay phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ, hội viên, phụ nữ Hội LHPN huyện Đầm Dơi đã đóng góp gần 500 kg cá khô, cá muối sả, mắm các loại… gửi đến các tỉnh tâm dịch.

Gần đây chúng tôi đến gặp cán bộ, hội viên phụ nữ thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, họ là những gương mặt tiêu biểu từng xông pha trên chiến trường chống “giặc Covid-19”, nhất là thời điểm thị trấn Sông Ðốc trở thành tâm dịch với mức lây lan dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng. Chị Lê Thanh Bình, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Sông Ðốc, cho biết, thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, có 7 cán bộ hội tham gia đi tuần, nhắc nhở bà con chấp hành các quy định về phòng, chống dịch; có 33 cán bộ, hội viên tham gia tích cực trong các tổ Covid cộng đồng. Hội thành lập 13 tổ phụ nữ, chia thời gian đi chợ hộ cho bà con để tránh tụ tập đông người. Bên cạnh đó, Hội LHPN thị trấn đã nỗ lực vận động lương thực, nhu yếu phẩm hỗ trợ 5 chốt kiểm soát phòng, chống dịch, Phòng khám Ða khoa Sông Ðốc, Trung tâm Y tế huyện và lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh. Vận động chị em thành lập 12 tổ may khẩu trang, may được trên 14.700 cái khẩu trang; vận động 16 máy phun sát khuẩn và đo thân nhiệt... hỗ trợ 1.050 hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn. Tổ chức nấu ăn hỗ trợ trên 300 người dân từ ngoài tỉnh về tại 2 điểm cách ly trên địa bàn thị trấn; vận động 200 kg cá khô và 100 kg ruốc khô gửi tặng đồng bào TP Hồ Chí Minh khó khăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội..., tổng trị giá trên 1 tỷ 60 triệu đồng.

Chị Phan Thị Nhiên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, nhớ lại: “Khoảng đầu tháng 10, dịch bệnh bùng phát nhanh trên địa bàn thị trấn. Khi ấy rất cần lực lượng tình nguyện tham gia chống dịch, thấy vậy gia đình gồm 3 thành viên đều đăng ký tham gia, hỗ trợ các hoạt động, như tuyên truyền phòng, chống Covid-19, đi chợ hộ, test nhanh Covid cộng đồng; hỗ trợ tiêm ngừa vắc-xin phòng Covid-19. Cá nhân vận động trên 20 tấn gạo, hàng trăm suất quà, nhu yếu phẩm, khô các loại... hỗ trợ bà con lúc khó khăn. Ðặc biệt, thời điểm gay go nhất, Khóm 1 có trường hợp hội viên chết vì nhiễm Covid-19, thân nhân đang thực hiện cách ly tập trung, chúng tôi đã thay gia đình lập bàn thờ, hương khói cho người quá cố. Khi ấy, thật sự giá trị tình người như được nhân lên rất nhiều”.

Hưởng ứng các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, như cán bộ hội đóng góp 2 ngày lương, tổng số tiền hơn 150 triệu đồng; triển khai, phát động đến các cấp hội hưởng ứng Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động; Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh phát động chương trình “Nghĩa tình phụ nữ Cà Mau” chung tay phòng chống dịch Covid-19. Bằng giải pháp “cây nhà lá vườn”, phát huy nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, cán bộ, hội viên, phụ nữ đã đóng góp 18,8 tấn quà quê, gồm cá khô, cá muối sả, mắm các loại, ba khía trộn, tôm rang, cua/ba khía rang… do chính cán bộ, hội viên, phụ nữ trong tỉnh sơ chế đóng gói, bảo quản cẩn thận gửi đến các tỉnh tâm dịch (TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Bình Dương, Long An...).

Ðặc biệt, trong năm 2021, Cà Mau có trên 30.000 lao động từ các tỉnh trở về quê, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo Hội LHPN cấp huyện, cấp xã tích cực tuyên truyền, động viên hội viên, phụ nữ bình tĩnh, thực hiện tốt biện pháp 5K, giám sát và khai báo khi gia đình có người thân đi lao động ngoài tỉnh về, hỗ trợ tư vấn việc làm. Hội phối hợp với Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh, Ban hướng dẫn Phật tử tỉnh thành lập 2 bếp cơm san sẻ yêu thương, may 46.350 khẩu trang, nấu 493.000 suất ăn hỗ trợ các khu cách ly tập trung, các khu phong toả, chăm lo cho lực lượng làm nhiệm vụ tuyến đầu và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thực hiện cách ly hộ gia đình… Tổng số tiền của các hoạt động ước tính hơn 14 tỷ đồng. Nhiều tập thể hội, cán bộ hội được chính quyền khen thưởng, có 1 đơn vị (Hội LHPN huyện Trần Văn Thời) được xét đề nghị Chính phủ tặng bằng khen.

Nhiều chương trình thiết thực

Thời gian qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh phối hợp vận động nguồn lực thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, với nhiều chương trình, việc làm thiết thực. Trong đó, nổi bật là Chương trình “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, Chương trình “Mẹ đỡ đầu” trẻ mồ côi đã và đang tạo ấn tượng sâu sắc, đậm tính nhân văn và lan toả sâu rộng trong cộng đồng.

Thực hiện chương trình “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, trong 5 năm qua, các cấp hội trong tỉnh tích cực vận động, khai thác, kết nối với các tổ chức, cá nhân mạnh thường quân xây dựng khoảng 601 căn nhà. Ðối với nhiều hội viên nghèo, để có được căn nhà mới đôi khi là niềm mơ ước cả đời, nên khi được các cấp hội quan tâm kết nối, hỗ trợ nhà ở, nhiều trường hợp đã rơi nước mắt vì hạnh phúc và biết ơn.

Chúng tôi đến thăm gia đình bà Phạm Thị Châu, Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, khi căn nhà đang trong giai đoạn hoàn thiện. Niềm phấn khởi thể hiện qua ánh mắt và nụ cười hạnh phúc của bà khi chia sẻ cùng chúng tôi. Bà Châu cho biết: “Gia đình không đất sản xuất, chồng tôi mất cách nay hơn 5 năm, 3 mẹ con nương tựa nhau. Hiện nay 2 con lớn đi làm ở Bình Dương gửi tiền về phụ chi phí sinh hoạt, tôi dành dụm chút ít, cùng với số tiền Chi hội Phụ nữ ấp đề xuất lên cấp huyện, tỉnh vận động nguồn đưa về hỗ trợ 40 triệu đồng, cất lại ngôi nhà mới, khang trang hơn. Thật sự rất mừng, đây là động lực để tôi cố gắng hơn nữa góp phần cùng chính quyền địa phương trong công tác giảm nghèo”.

 Bà Phạm Thị Châu (giữa), Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phấn khởi khi được sự quan tâm hỗ trợ của tổ, hội giúp bà thực hiện ước mơ, xây dựng được căn nhà khang trang.

Bà Dương Hồng Nhung, Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cho biết: "Bình quân hàng năm xã tranh thủ các nguồn vận động xét hỗ trợ xây dựng từ 3-5 căn nhà/năm cho hội viên nghèo. Ðặc biệt, Chi hội Phụ nữ Ấp 3 là đơn vị thực hiện xuất sắc chương trình này, chi hội đã sáng tạo thực hiện mô hình tổ, nhóm phụ nữ giúp nhau xây nhà bằng hình thức hùn vốn tiết kiệm. Năm 2010, từ 20/136 hội viên nghèo, khó khăn về nhà ở, đến nay chi hội đã giúp xây dựng 8 căn nhà cho hội viên nghèo và chỉ còn 5 hộ nghèo (do hội viên làm chủ hộ). Cũng từ mô hình này, Hội LHPN xã đã và đang khuyến khích nhân rộng để các chi hội phụ nữ trên địa bàn xã thực hiện, góp phần nâng cao đời sống hội viên”.

Thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi do tác động của dịch Covid-19, các cấp hội trong tỉnh đã san sẻ yêu thương, hỗ trợ an sinh xã hội cho 75 trẻ mồ côi, trong đó có 67 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ, 1 trẻ mồ côi cả cha và mẹ, 7 trẻ mồ côi cả cha và mẹ do nguyên nguyên khác.

Chị Lê Trúc Hương, Chủ tịch Hội LHPN TP Cà Mau, cho biết: “Với Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội LHPN Trung ương và Tỉnh hội phát động, Hội LHPN thành phố đã rà soát thực hiện các hoạt động chăm lo, đỡ đầu cho 18 trẻ mồ côi trên địa bàn thành phố. Từ đó, giúp các cháu có cơ hội được đến trường, bù đắp phần nào sự thiếu thốn về mặt tình cảm, tinh thần, nỗi bất hạnh mà các cháu đang đối mặt”.

Chị Lê Trúc Hương, Chủ tịch Hội LHPN TP Cà Mau, cùng đại diện Hội Phụ nữ Công an thành phố tặng quà, nhận đỡ đầu 2 bé, Ðoàn Như Ý và Ðoàn Hoàng Tú, ấp Gành Hào 1, xã Hoà Tân, mồ côi cha do Covid-19.

Không đất sản xuất, cuộc sống khó khăn nên vợ chồng anh Lê Văn Bảo, ấp Gành Hào, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, cùng con lên Bình Dương làm công nhân từ năm 2017. Năm 2021, vợ anh Bảo tử vong do nhiễm Covid-19; để tránh “làn sóng” dịch bệnh nguy hiểm, anh Bảo và con trai trở về quê hương lập nghiệp. Hiện nay, cha con anh sống trong căn nhà xuống cấp nghiêm trọng, anh thì làm bảo vệ tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau với mức lương chỉ 3 triệu đồng/tháng, con trai thì đang bước vào lớp 5. Hội LHPN TP Cà Mau đã vận động hỗ trợ 35 triệu đồng, cùng với số tiền 35 triệu đồng do xã Ðoàn Hoà Tân vận động, giúp cha con anh Bảo được an cư. Anh Bảo cho biết: "Ðầu tháng 9 này sẽ khởi công cất nhà. Thật sự tôi rất mừng và biết ơn sự quan tâm hỗ trợ kịp thời từ mạnh thường quân và chính quyền địa phương".

“Với phương châm học tập sâu rộng và làm theo thiết thực, hiệu quả, các cấp Hội LHPN trong tỉnh Cà Mau đã gắn kết việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành những phong trào thi đua sôi nổi, thành lập nhiều tổ, mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị. Ðặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ có đủ năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gần dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ... Từ đó đã có nhiều chương trình đi vào đời sống hội viên, tạo môi trường thân thiện, tích cực, thu hút 203.676 hội viên tham gia và cùng chung sức xây dựng quê hương Cà Mau ngày thêm mạnh giàu”, bà Trần Thị Kiều Yến, chia sẻ./.

 

Hải Nguyên - Loan Phương

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.