ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 02:52:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làn sóng mới thu hút đầu tư

Báo Cà Mau (CMO) Khu Công nghiệp Khánh An (xã Khánh An, huyện U Minh) có diện tích trên 235 ha, nằm liền kề cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau. Ðây là 1 trong 3 khu kinh tế và công nghiệp trọng điểm, quan trọng không chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Phó ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Hứa Minh Hữu cho biết, Khu Công nghiệp Khánh An được thành lập năm 2007, quy mô 235,86 ha, tổng vốn đầu tư trên 800 tỷ đồng. Ðây là nơi tập trung các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón, công nghiệp điện tử, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng.

Khu Công nghiệp Khánh An nằm cách trung tâm TP Cà Mau 10 km, cách Sân bay Cà Mau 12 km, cách cửa biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) 40 km, cách cảng Năm Căn (huyện Năm Căn) 63 km, xe, tàu (2.000 tấn) có thể đi lại bốc dỡ hàng hoá dễ dàng. Ngoài ra, Cà Mau kết nối với TP Hồ Chí Minh bằng đường hàng không với tần suất 1-2 chuyến bay/ngày, khoảng 1 giờ bay từ Sân bay Cà Mau đến Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, thuận lợi trong việc đi lại làm việc, giao thương.

Ngoài vị trí thuận lợi, các nhà đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, nhận được các hỗ trợ như: đào tạo nghề, giới thiệu lao động, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thương mại xúc tiến đầu tư, khuyến công.

Gạch không nung có độ cách âm và sức bền cao gấp 4-5 lần gạch nung đất sét.

Công ty TNHH MTV Xây dựng - Thương mại Thái Dương là một trong những doanh nghiệp triển khai dự án xây dựng nhà máy gạch không nung tại Khu Công nghiệp Khánh An. Ông Thái Bách Thắng, Giám đốc công ty, cho biết, nhà máy có tổng vốn đầu tư 102 tỷ đồng, trên diện tích 6,02 ha, công suất thiết kế 100.000 m3/năm gạch AAC, tương đương 45 triệu sản phẩm/năm; sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, độ cách âm và sức bền cao gấp 4-5 lần so với gạch nung đất sét, giá bán trên thị trường khoảng 1.300 đồng/viên. Hàng năm, công ty tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương và đóng góp một lượng lớn ngân sách Nhà nước.

Sản xuất gạch không nung tại nhà máy gạch trong Khu Công nghiệp Khánh An.

Ðặc biệt, vào đầu tháng 11/2020, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam khởi công dự án Nhà máy Thức ăn thuỷ sản C.P Cà Mau có diện tích 17,71 ha, công suất 124.800 tấn sản phẩm/năm, với tổng mức vốn đầu tư 1.725 tỷ đồng. Mục tiêu là nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm ngành thức ăn thuỷ sản chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước tại các tỉnh miền Tây, đóng góp vào xu hướng phát triển kinh tế thuỷ sản tại khu vực ÐBSCL. Dự án dự kiến đến đầu năm 2022 sẽ hoàn thành, chính thức đưa vào vận hành, tổ chức sản xuất, kinh doanh trong quý II/2022.

Ông Adisak Torsakul, Phó tổng giám đốc điều hành lĩnh vực thuỷ sản Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, chia sẻ: Tập đoàn C.P tại Việt Nam có quá trình hoạt động đầu tư trong hơn 25 năm, hiện có hơn 100 chi nhánh và 25.000 cán bộ, công nhân viên. Qua đó, mong muốn hợp tác và ngày càng phát triển, đóng góp nhiều hơn cho ngành chăn nuôi thuỷ hải sản tại Việt Nam.

Ðến nay, Khu Công nghiệp Khánh An có 19 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư 16.273,21 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho gần 700 lao động, nộp ngân sách Nhà nước hàng năm trên 68,5 tỷ đồng. Chương trình xúc tiến đầu tư luôn được đẩy mạnh, trong năm 2020 đã tiếp xúc, hỗ trợ và làm việc với 56 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư tại Khu Công nghiệp Khánh An. Ðặc biệt, vào cuối năm 2020, cấp mới 1 quyết định chủ trương đầu tư Nhà máy điện gỗ Khánh An với vốn đăng ký 1.210 tỷ đồng; phát sinh điều chỉnh 5 dự án đầu tư, tiếp nhận từ Sở Kế hoạch và Ðầu tư 7 dự án tại Khu Kinh tế Năm Căn với tổng vốn 74,82 tỷ đồng.

Phó ban quản lý Khu Kinh tế Hứa Minh Hữu cho biết: “Xác định nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, cùng với đó hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đường giao thông, cổng chào, cây xanh, hệ thống cấp, thoát nước... với kinh phí 128 tỷ đồng, sẵn sàng đón nhận những cơ hội đầu tư mới”.

Hiện nay, một làn sóng mới các dự án lớn vẫn đang tiếp tục thu hút, nhiều dự án trong số đó đã được khởi công xây dựng. Có thể nói, sự phát triển nhanh, vững chắc của các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chính là điểm nhấn quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất trong khu kinh tế, công nghiệp của tỉnh đang tạo việc làm cho khoảng 1.600 lao động. Những đóng góp to lớn ấy đã và đang góp phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển chung của tỉnh, là "bàn đạp" động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trung Ðỉnh

Liên kết hữu ích

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tiên phong trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong mọi ngành nghề. Thời gian qua, Hội BVQLNTD tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN).

Chìa khoá quản lý tài chính cho học sinh, sinh viên

Ngày nay, ngân hàng số không còn là chuyện riêng của người lớn mà đã trở thành một công cụ hữu ích giúp giới trẻ làm quen với tài chính. Khi tiếp cận sớm các dịch vụ ngân hàng, học sinh, sinh viên (HS, SV) có thể rèn luyện thói quen quản lý tiền bạc, biết cách lập ngân sách, kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng chi tiêu quá tay. Quan trọng hơn, những kỹ năng này không chỉ giúp các em vững vàng về tài chính ngay từ khi còn trẻ mà còn góp phần định hình tư duy tài chính thông minh cho tương lai.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.