ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 29-6-24 12:15:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lấy sự hài lòng làm thước đo hiệu quả

Báo Cà Mau Xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân tốt nhất, là định hướng cải cách hành chính (CCHC) huyện Ngọc Hiển trong giai đoạn mới.

Ông Trần Hoàng Lạc,  Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, nhấn mạnh: "Ðể nền hành chính hoạt động hiệu quả, tạo được niềm tin đối với Nhân dân, huyện sẽ tăng cường các giải pháp để đẩy mạnh CCHC, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình CCHC Nhà nước giai đoạn 2021-2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Giải pháp này lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước".

Theo đó, huyện sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về mục tiêu, nhiệm vụ CCHC tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong huyện gắn với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng gắn kết chặt chẽ với xây dựng Chính quyền điện tử.

Người dân đến làm TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND huyện Ngọc Hiển.

Ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, cho biết, đến nay thị trấn có 7 cán bộ, công chức được cấp chữ ký số. Từ đầu năm đến nay, UBND thị trấn đã tiếp nhận trên 1.470 hồ sơ trực tuyến; 3 chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến về: nộp hồ sơ, số hoá hồ sơ, tỷ lệ thanh toán phí, lệ phí trực tuyến đạt trên 92%. Ðối với phần mềm xử lý văn bản iOffice, thực hiện đạt 100%. Hiện nay, UBND thị trấn tiếp tục trang bị thêm hệ thống máy vi tính, hệ thống mạng và tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tại bộ phận một cửa phục vụ Nhân dân tận tâm, trách nhiệm.

Hiện nay, huyện Ngọc Hiển tăng cường giải quyết, gắn với kiểm soát, đánh giá, giám sát việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, giao dịch thanh toán trực tuyến; đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Ngoài ra, huyện còn định hướng đổi mới cơ chế thực hiện TTHC theo mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại, gắn với số hoá hồ sơ, giấy tờ... Tập trung rà soát, cải cách TTHC nội bộ, gắn với việc đẩy mạnh xây dựng nền hành chính không giấy tờ và công chức điện tử. Ðẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương thức làm việc, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu, tăng cường xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc. Phát triển, nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3 và 4 trên Cổng Dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử các xã, thị trấn và UBND huyện.

Huyện Ngọc Hiển đang đồng bộ các giải pháp số hoá trong tiếp nhận giải quyết TTHC cho người dân. (Ảnh: Ðoàn viên xã Viên An Ðông hướng dẫn người dân đăng ký TTHC mức độ 3, mức độ 4 qua môi trường mạng).

Ông Lê Chí Thắng, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin, chia sẻ: “Phòng đã thực hiện 19 thủ tục được cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 13 TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần là 6 TTHC. Thực hiện số hoá hồ sơ, giấy tờ, các TTHC theo quy định. Cơ quan chưa phát sinh trường hợp giải quyết TTHC trễ hẹn. Phòng đang từng bước kiện toàn cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện công tác CCHC đảm bảo nhanh, chính xác, đáp ứng niềm mong đợi của người dân”.

Ðến nay, huyện ứng dụng phần mềm một cửa điện tử trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân được cập nhật đảm bảo theo số lượng, thành phần hồ sơ; cấp huyện đã cập nhật 100% hồ sơ tiếp nhận; tỷ lệ hồ sơ TTHC được nộp trực tuyến, thanh toán trực tuyến đạt 100%, đã tiếp nhận trên 1.200 hồ sơ mức độ 3, mức độ 4.

Huyện Ngọc Hiển từng bước chuyển đổi số hoá trong cải cách TTHC. (Ảnh: Bảng quét mã các TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND huyện Ngọc Hiển).

Ông Trần Hoàng Lạc cho biết, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương thức làm việc, tăng cường xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước; giảm chi phí đi lại của Nhân dân là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong CCHC của huyện Ngọc Hiển.

Ðể thực hiện đạt kế hoạch, UBND huyện giao thủ trưởng các phòng, ban, ngành huyện và chủ tịch UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung thành phần của Chỉ số CCHC, Chỉ số hài lòng... Phát huy vai trò tận tâm, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức phục vụ Nhân dân. Năm 2024, huyện phấn đấu Chỉ số hài lòng về CCHC của huyện được người dân đánh giá đạt từ 95% trở lên./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Ðể người dân dễ làm hồ sơ đất đai

Hồ sơ liên quan đến đất đai được đánh giá là lĩnh vực khó, với nhiều thủ tục hành chính (TTHC) phức tạp, do đó, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) hết sức cố gắng, từng bước tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận lĩnh vực này. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2023 của tỉnh đã tăng vượt bậc, xếp vị trí 19/63 tỉnh, thành cả nước.

Phục vụ tốt, dân đồng thuận

Tuy không phải là tiêu chí chính trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhưng hoạt động cải cách hành chính (CCHC) có tác động quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu khác, nhất là những chỉ tiêu cần sự phối hợp giữa chính quyền với dân, giữa chính quyền với doanh nghiệp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, góp phần vào tiến trình xây dựng NTM.

Lấy sự hài lòng làm thước đo hiệu quả

Xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân tốt nhất, là định hướng cải cách hành chính (CCHC) huyện Ngọc Hiển trong giai đoạn mới.

Góp phần ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực

Xác định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức (CCVC) là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để phòng, chống tham nhũng, các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện để CCVC được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc từ kinh nghiệm thực tế ở những môi trường làm việc khác nhau.

Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại huyện Phú Tân

Ngày 22/5, Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh Cà Mau kiểm tra thực tế các nhiệm vụ cải cách hành chính tại UBND xã Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm và UBND huyện Phú Tân; đồng thời ghi nhận những thuận lợi khó khăn, kịp thời giúp địa phương tháo gỡ, thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC trong thời gian tới.

Từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) không ngừng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CÐS) của ngành, từng bước hoàn thiện số hoá nhiều hồ sơ, thủ tục, quy trình, góp phần đem lại sự thuận lợi cho các đơn vị, địa phương và người dân, đóng góp chung vào tiến trình CÐS của tỉnh.

Bớt thủ tục, giảm chi phí

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 490/QÐ-TTg ngày 7/5/2018. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương. Ðối với tỉnh Cà Mau, chương trình đã mang về những kết quả thiết thực, tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ thể tham gia chương trình, quá trình làm hồ sơ thủ tục còn khá nhiêu khê và kinh phí đầu tư ban đầu để chứng nhận sản phẩm OCOP cũng khá lớn.

Ngành kiểm sát ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin

Hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, văn bản chỉ đạo bằng giấy dần được thay thế bằng những phần mềm chuyên dụng, như phần mềm sơ đồ tư duy; số hoá hồ sơ; tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trực tuyến; hệ thống quản lý văn bản và điều hành... Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) 2 cấp trong tỉnh.

Tìm nguyên nhân tụt hạng Chỉ số PAPI

Theo kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023, tỉnh Cà Mau thuộc nhóm thấp nhất, với 40,10 điểm, xếp hạng 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 20 bậc so với năm 2022, đứng thứ 12 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là lần sụt giảm mạnh của tỉnh đối với chỉ số này.

Chuẩn mực, chuyên nghiệp hướng đến sự hài lòng

Công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh Cà Mau thực hiện toàn diện và đạt nhiều kết quả tích cực, không ngừng nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế vùng đất cực Nam Tổ quốc. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức, những người trực tiếp thực thi công vụ.