ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 13:07:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lợi ích kép từ điện mặt trời áp mái

Báo Cà Mau (CMO) Tận dụng diện tích mái nhà để lắp đặt hệ thống điện mặt trời (hay còn gọi là điện mặt trời áp mái) đã và đang được nhiều hộ dân lựa chọn. Không chỉ giảm chi phí tiêu thụ điện hàng tháng mà khi có sản lượng điện thừa có thể bán lại cho ngành điện.

Hiệu quả kinh tế vượt trội

Đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cho gia đình từ tháng 6/2019, ông Võ Trung Quốc (Khóm 8, Phường 5, TP Cà Mau) rất phấn khởi bởi lợi ích mà nó mang lại.

Việc lắp đặt, sử dụng điện mặt trời áp mái là xu hướng phát triển trong thời gian tới.

Ông Quốc cho biết: “Trước đó, do sử dụng điện nhiều, tôi phải tốn từ 1,8 triệu đồng tiền điện mỗi tháng trở lên. Từ khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, tiền điện giảm đáng kể. Đặc biệt, hệ thống có khả năng chống nóng hiệu quả, nhiệt độ trong nhà giảm từ 2-3 độ”.

Nhà ở kết hợp với kinh doanh, sản xuất dịch vụ cán tol, mỗi tháng chỉ tính riêng tiền điện phải chi trả từ 8-9 triệu đồng, ông Hà Quốc Huỳnh, ngụ Phường 8, TP Cà Mau, ngán ngẩm nên tham khảo và có ý định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái để giảm chi phí.

Theo đó, với gói lắp đặt trên 200 kWp không chỉ sản xuất lượng điện tiêu thụ để sử dụng trong gia đình, nhà máy, ông Huỳnh còn có thể bán lại điện thừa cho ngành điện, tạo nguồn thu nhập thụ động trong tương lai.

Ông Huỳnh cho biết: “Hiện nay, việc sử dụng điện mặt trời áp mái đang dần trở nên phổ biến, được Nhà nước khuyến khích. Theo tôi tìm hiểu, sử dụng điện mặt trời không chỉ giảm chi phí mà còn có thể thu hồi vốn trong thời gian nhất định. Tôi đang cân nhắc, nhưng có khả năng sẽ lắp đặt, giờ chỉ còn xem lắp đặt bao nhiêu cho phù hợp nhất”.

Bên cạnh các hiệu quả từ nguồn điện mang lại, điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất là giá cả và các chế độ bảo hành cũng như tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời áp mái.

Thông thường, tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời áp mái kéo dài khoảng 30 năm, tuỳ theo từng bộ phận mà có chế độ bảo hành riêng. Cụ thể, hệ thống điện mặt trời áp mái có 3 thiết bị chính với mức bảo hành (áp dụng lắp đặt tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng xanh Mekong) như sau: tấm pin mặt trời với thời gian bảo hành kéo dài đến 12 năm; biến tần xử lý điện bảo hành 5 năm và hệ thống wifi quản lý mức bảo hành 2 năm kể từ ngày lắp đặt.

Bán điện tự động cho ngành điện

Hiện trên địa bàn Cà Mau có rất nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp đã và đang lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Ngoài lợi ích giảm chi phí tiền điện, giảm phát thải khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính nóng lên toàn cầu, tiết kiệm nguồn năng lượng, ưu điểm lớn nhất là các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể bán điện cho ngành điện khi có sản lượng thừa. Như vậy, đây là công trình có khả năng hồi vốn đầu tư.

Ông Quốc chia sẻ: “Tôi chọn gói lắp đặt công suất 5 kwp, mỗi tháng ngoài tiết kiệm chi phí tiền điện, từ sản lượng điện thừa ra bán cho ngành điện, tôi thu lại vài trăm ngàn đồng. Bản thân tôi thấy hệ thống rất tiện ích, với sản lượng điện tạo ra ước tính thì chỉ sau 3-5 năm có thể hồi vốn chi phí lắp đặt ban đầu”.

Tuỳ vào nhu cầu sử dụng và diện tích mái nhà mà các hộ gia đình tính toán lắp đặt công suất cho phù hợp. Trường hợp muốn bán lại điện thừa lên điện lưới quốc gia thì nên lắp đặt hết diện tích mái nhà và có thể tận dụng những khoảng trống khác khi có đủ ánh sáng chiếu vào. Theo tính toán, cứ 1 kWp sẽ tạo ra từ 120 kw/tháng, lượng điện này sẽ dao động tuỳ thuộc vào tháng nắng hay mưa.

Việc theo dõi lượng điện bán cho ngành điện và cách thức chi trả khá đơn giản. Khi tiến hành lắp đặt, chủ thi công sẽ tạo cho hộ đầu tư (khách hàng) tài khoản mật khẩu đăng nhập. Thông qua phần mềm ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh, máy tính có thể dễ dàng theo dõi các dữ liệu, thông số. Hệ thống này hoạt động hoàn toàn tự động, không tốn chi phí vận hành, số tiền, số điện dư ra sẽ được tính toán và thanh toán thông qua thẻ ngân hàng.

Hiện nay, mức giá thu mua điện thừa từ điện mặt trời áp mái của ngành điện (chưa bao gồm giá trị gia tăng) là 1.943 đồng/kWh (tương đương với 8,38 Uscents/kwh). Giá điện trên được quy định cụ thể tại khoản 2, Điều 8, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Giá thu mua này chỉ áp dụng từ ngày 1/1-31/12/2020, từ năm 2021 và các năm tiếp theo giá mua điện (chưa bao gồm giá trị gia tăng) được xác định theo từng năm.

Để hệ thống được hoạt động tốt cũng như hấp thu được lượng điện năng tối đa thì việc vệ sinh các tấm pin cần được thực hiện định kỳ. Các bước vệ sinh đơn giản bằng các dụng cụ thông thường, nước sát khuẩn, dung dịch tạo bọt, nên khi lắp đặt hệ thống, các hộ dân nên tính toán vị trí lắp đặt để tiện cho việc kiểm tra cũng như vệ sinh hệ thống./.

Yến Nhi

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Gia tăng giá trị con tôm

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Chống thất thu thuế lĩnh vực vật liệu xây dựng

Theo ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Thanh tra - Kiểm tra 2, Cục Thuế tỉnh: "Cà Mau là địa phương không có mỏ cát, đá. Vì vậy, để xây dựng công trình, các doanh nghiệp (DN) phải mua cát, đá từ các DN tỉnh ngoài hoặc mua trực tiếp từ mỏ của DN được phép khai thác. Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện, nhiều năm qua các DN được phép khai thác mỏ cát, đá thực hiện không đúng quy định về lập hoá đơn khi bán cát, đá cho các DN (ít hơn thực tế đã bán hoặc không lập hoá đơn)".

Nhiều khu "đất vàng" chưa được khai thác hiệu quả

Việc quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy giá trị tiềm năng tài nguyên đất; nhất là những khu “đất vàng” có vị trí đắc địa, hiện tại trở nên hoang vắng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, sự phát triển của địa phương...

Giữ nghề đan đát

Từ lâu, phụ nữ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đã gắn bó với nghề đan đát. Bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị đã biến cây tre, cây trúc thành những chiếc thúng, rổ, nia, sịa... tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Theo thời gian, dù nghề đan đát dần mai một, nhưng vẫn còn nhiều người bám trụ với nghề. Bởi đây không chỉ là kế sinh nhai của các hộ dân thuộc làng nghề đan đát, mà còn mang giá trị truyền thống, tạo nên thương hiệu nghề cho xứ U Minh.

Sông Ðốc nỗ lực xây dựng đô thị sinh thái, hiện đại

Thời gian qua, công tác xây dựng đô thị Sông Ðốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân thị trấn nhằm xây dựng Sông Ðốc trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Ðất Mới với mô hình mới

Hiện nay, nghề đan đát đang được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Năm Căn triển khai rộng rãi cho hội viên, thông qua các lớp dạy nghề. Sản phẩm chủ yếu là giỏ, túi xách được làm bằng dây nhựa. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sịa nhựa của phụ nữ xã Ðất Mới, chị em đã tự tìm nguyên liệu và mày mò, học nghề lẫn nhau mà vẫn đan thành thục.