ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 13-6-25 08:35:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lối mở cho thu hút đầu tư

Báo Cà Mau (CMO) Với sự kỳ quyết của lãnh đạo tỉnh, thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và khởi nghiệp chuyển biến mạnh mẽ. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, Cà Mau đã và đang nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, kết nối giao thông, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của DN.

Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức, người dân, DN.

Cà Mau đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp (iPEC), với nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ đầu tư, phát triển DN và khởi nghiệp; quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh. Trong bối cảnh tình hình chung của đại dịch Covid-19, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, Cà Mau đã trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong năm qua đã làm tốt nhiệm vụ khi hỗ trợ nhà đầu tư lập đề xuất cho nhiều dự án. Cùng với đó là đón tiếp hơn 33 DN và nhà đầu tư đến tìm hiểu, tiếp cận về thông tin quy hoạch, chính sách, môi trường đầu tư.

Cà Mau đã ra mắt “Cà phê kết nối doanh nghiệp” làm cầu nối giữa lãnh đạo tỉnh với các DN, nhà đầu tư. Qua đó, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động, tiếp nhận thông tin để giải quyết khó khăn cho DN, nhà đầu tư... Cà Mau cũng vừa ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử và Không gian khởi nghiệp. Ðây là nỗ lực tiếp theo, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ DN khởi nghiệp, sáng tạo và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử.

Hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại của tỉnh trong năm qua hết sức sôi động khi lãnh đạo tỉnh có nhiều chủ trương hợp lý, đổi mới và đầy sáng tạo. Phát biểu tại lễ ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử và Không gian khởi nghiệp tỉnh Cà Mau, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân nhấn mạnh: “Chúng ta đang đổi mới cách làm. Xúc tiến đầu tư không phải chỉ là tiếp nhận đầu tư, liên hoan vui với nhà đầu tư, mà chúng ra phải thiết kế được hạ tầng đầu tư. Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo iPEC phải thiết kế được hạ tầng đầu tư, có nền tảng về đầu tư thì dòng tiền thông minh sẽ chảy về”.

Sàn giao dịch thương mại điện tử ra mắt tạo cơ hội cho các DN tiếp cận người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn. Tham gia lễ ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử và tham quan không gian trưng bày, bà Trương Ngọc Giàu, chủ DN nhỏ, cho biết: “Trước giờ tôi vẫn nghĩ là mình làm ra sản phẩm chỉ bán ở địa phương hay ở Cà Mau thôi, chứ không nghĩ bán xa được. Hôm nay có cơ hội lên sàn giao dịch nên vui lắm. Ðầu năm nay tôi chuẩn bị sản phẩm cho việc bán trên sàn giao dịch, bởi muốn bán thì phải có số lượng nhiều, có kho trữ hàng. Cơ sở có 10 sản phẩm, sẽ đẩy mạnh mặt hàng tôm khô, tôm khô chà bông, tôm rang, cá khô kèo...”.

Sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ mở rộng kênh quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, sản phẩm quà tặng du lịch… Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Cà Mau đảm bảo chất lượng, hình thức bao bì, giá cả hợp lý được sản xuất, kinh doanh từ các cá nhân, hợp tác xã, DN trên địa bàn tỉnh, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Cà Mau Lê Hoàng Phước cho biết: “Những năm qua, tỉnh hỗ trợ DN, Hiệp hội DN rất nhiều. Chúng tôi có trụ sở khang trang, có thể nói là một trong những trụ sở đẹp nhất ÐBSCL được UBND tỉnh đầu tư. Việc Sàn giao dịch thương mại điện tử và Không gian khởi nghiệp nằm trong trụ sở là bước đi rất phù hợp, giúp DN tiếp cận được tất cả các nguồn thông tin. Sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh là vinh dự, động lực cho Hiệp hội, phải làm thế nào ngày càng phát triển, đẩy nhanh sự kết nối DN, nâng chỉ số cạnh tranh cao hơn nữa. Qua đây tôi cảm ơn Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân, các lãnh đạo tỉnh. Chúng tôi hứa sẽ hoạt động đúng luật để đẩy mạnh nền kinh tế Cà Mau phát triển bền vững”.

Về xúc tiến du lịch, hiện Cà Mau đang đẩy mạnh phát triển du lịch, tăng cường hoạt động truyền thông, các hoạt động hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm để quảng bá tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, gắn với phát triển dịch vụ. Cùng với đó là tổ chức nhiều hoạt động tiếp nối, chuỗi sự kiện để du khách có thời gian ở lại Cà Mau dài ngày. Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân tâm huyết: “Việc này không chỉ làm trong năm 2021, mà phải thực hiện thường xuyên, từng bước tăng quy mô, tổ chức bài bản hơn, để du khách đến Cà Mau thêm yêu mến, thêm tình cảm với vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thông qua các sự kiện nhằm tăng cường thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên, phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”.

Khai thác hiệu quả tài nguyên, phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ảnh: HUỲNH LÂM

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo iPEC cần tập trung thu thập thông tin, nhu cầu đầu tư; tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ðổi mới phương thức và cơ chế xúc tiến đầu tư, tích cực thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư dự án trọng điểm (Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế Năm Căn, thu hút các dự án đầu tư du lịch vào Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U Minh Hạ, dự án Khu Du lịch Mũi Cà Mau) nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ưu tiên xúc tiến đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm đáp ứng yêu cầu nhập khẩu vào thị trường EU theo Hiệp định EVFTA, phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch.

Cà Mau sẽ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư dự án trọng điểm, trong đó có Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai. Ảnh: HUỲNH LÂM               

Với sự kỳ quyết của người đứng đầu chính quyền tỉnh, Cà Mau đang tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để DN và nhà đầu tư mạnh dạn mở rộng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân nhắc nhở: “Chúng ta không thể có được một nền tảng tốt nếu còn rào cản. Ðất nhiều nhưng đâu cũng thiếu, tài nguyên nhiều nhưng đâu cũng vướng, thủ tục thì phối hợp với nhau chậm. Nếu phối hợp chặt với nhau sẽ dễ, nhanh, quan trọng là lãnh đạo quyết tâm hay không, công tâm hay không”./.

 

Ðặng Duẩn

 

Liên kết hữu ích

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.

Văn hoá số - Nền tảng của ngân hàng hiện đại

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi công nghệ không chỉ là xu thế tất yếu mà còn trở thành động lực sống còn của ngành ngân hàng. Thế nhưng, bên cạnh các sáng kiến số hoá sản phẩm, quy trình hay dữ liệu thì yếu tố ngày càng khẳng định vai trò nền tảng, đó là văn hoá số. Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đang từng bước kiến tạo hệ giá trị văn hoá số sáng tạo và gắn kết, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững từ bên trong.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Từng bước hình thành nền kinh tế tri thức

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế tri thức, vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức không chỉ có ý nghĩa to lớn trong đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ chiến lược xây dựng và phát triển đất nước.

Tăng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Thời gian qua, công tác kiểm tra hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV), Ban Quản lý tổ và tổ viên Tổ TK&VV luôn được các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác quan tâm chú trọng. Bên cạnh đó, việc thực hiện duy trì giao dịch định kỳ tại xã, thị trấn luôn được các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách cho các đối tượng thụ hưởng.