ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 20:06:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lương hưu – Điểm tựa vững chắc cho tuổi già

Báo Cà Mau Lương hưu không chỉ là sự bù đắp về mặt tài chính cho những người đã hoàn thành chặng đường lao động, mà còn là chính sách an sinh thiết thực, góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cho người cao tuổi. Qua đó, lương hưu giúp giảm thiểu gánh nặng cho gia đình, con cháu, và xã hội. Đây là minh chứng rõ ràng cho tính nhân văn sâu sắc của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) mang lại.

Người nhận lương hưu đến bưu điện nhận lương hưu, đây cũng là dịp gặp mặt bạn bè để hàn huyên tâm sự.

Nhờ vào sự đóng góp đúng và đủ vào quỹ BHXH của các doanh nghiệp, người lao động được hưởng quyền lợi lương hưu ổn định, giúp họ an tâm trong công việc hiện tại và vững vàng trước tương lai. Việc thực hiện tốt chính sách BHXH không chỉ tạo nên mối quan hệ lao động bền vững, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trách nhiệm, chăm lo cho đời sống nhân viên, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội chung cho đất nước.

Gần 30 năm cống hiến cho Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Minh Hải (nay là Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Du lịch Phú Cường), bà Nguyễn Thị Nhung, 75 tuổi, ở Khóm 4, Phường 9, TP Cà Mau, nghỉ hưu từ năm 2004. Lúc ấy, bà nhận lương hưu chỉ vài trăm ngàn đồng mỗi tháng, nhưng đến nay, mức lương hưu của bà đã tăng lên 5,8 triệu đồng/tháng. Nhờ khoản lương này, bà đảm bảo cuộc sống của mình, không phải phụ thuộc vào con cái. Bà Nhung cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), yên tâm hơn về chi phí khám chữa bệnh khi tuổi đã cao.

Người dân đến giải quyết thủ tục về BHXH tại Trung tâm giải quyết TTHC hành chính Cà Mau.

Bà Nguyễn Thị Nhung chia sẻ: “Với đồng lương hưu và thẻ BHYT được cấp miễn phí, tôi không cần lo lắng nhiều về sinh hoạt phí hằng tháng cũng như các chi phí y tế. Đây là sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước cho cuộc sống của tôi ở tuổi xế chiều”.

Lương hưu không chỉ đảm bảo đời sống cho người về hưu mà còn giảm thiểu gánh nặng tài chính cho con cháu. Nhiều người cao tuổi nhờ vào lương hưu có thể tự chủ trong sinh hoạt cá nhân và không phải nhờ đến sự trợ giúp từ gia đình. Điều này không chỉ giúp gia đình họ có thêm sự ổn định về tài chính mà còn tạo ra tâm lý thoải mái, giúp mối quan hệ giữa các thế hệ trở nên gắn bó hơn.

Bà Nguyễn Thanh Hoà, 68 tuổi, ở Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau, từng công tác tại một công ty trên địa bàn huyện Cái Nước. Sau khi nghỉ mất sức từ năm 1990, bà bắt đầu nhận chế độ hưu trí hơn 300 ngàn đồng mỗi tháng, nay đã tăng lên hơn 3,5 triệu đồng, đủ để đảm bảo cuộc sống cơ bản mà không cần phụ thuộc vào con cháu.

Bà Hoà cho biết: Tôi cảm thấy rất hài lòng với chính sách lương hưu hiện tại. Mỗi tháng, số tiền nhận được đủ để trang trải các chi phí cần thiết, giúp tôi có cuộc sống độc lập mà không phải làm gánh nặng cho con cháu.

Người lao động thực hiện chốt sổ BHXH được nhân viên BHXH tuyên truyền tiếp tục đóng BHXH tự nguyện để khi hết tuổi lao động được nhận lương hưu, ổn định cuộc sống.

Tính đến tháng 10, toàn tỉnh Cà Mau có 10.258 người đang nhận lương hưu và các chế độ bảo hiểm khác, với tổng số tiền chi trả trong tháng hơn 70 tỷ đồng. Đây là minh chứng rõ rệt cho hiệu quả và ý nghĩa của chính sách BHXH đối với người lao động khi về hưu.

Những khoản lương hưu, tuy khác nhau về giá trị tuỳ theo thời gian đóng BHXH và vị trí công việc, nhưng đều có chung mục tiêu bảo đảm cuộc sống ổn định cho người nghỉ hưu, giúp họ tự tin bước vào tuổi già mà không phải lo lắng về chi phí sinh hoạt hay y tế.

Bà Trịnh Thanh Nhàn, một cán bộ hưu trí tại Phường 5, TP Cà Mau, chia sẻ: “Lương hưu không chỉ là sự đền đáp xứng đáng cho những năm tháng cống hiến, mà còn là nguồn thu nhập ổn định giúp chúng tôi an tâm hơn trong cuộc sống khi tuổi đã cao. Tôi tin rằng chính sách BHXH là nền tảng vững chắc giúp xây dựng một xã hội ổn định và bền vững”.

Chính sách BHXH đã và đang giúp hàng ngàn người lao động nghỉ hưu có cuộc sống ổn định, tự tin bước vào tuổi già mà không phải phụ thuộc vào gia đình, góp phần xây dựng xã hội nhân văn, bền vững và phát triển.

Việc tham gia BHXH ngay từ bây giờ không chỉ là sự chuẩn bị cho tương lai của mỗi người mà còn là cách để bảo vệ bản thân và gia đình, tạo nên một cuộc sống ổn định và an toàn khi tuổi già đến.

Hồng Phượng

Truyền thông gần dân, sát thực tiễn

Thời gian qua, công tác truyền thông bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được ngành BHXH tại tỉnh chủ động thực hiện, với nhiều sáng tạo và đổi mới trong phương pháp tuyên truyền.

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Từ ngày 1/4, sẽ hoạt động theo mô hình BHXH khu vực

Tuyệt đối không để gián đoạn quyền lợi của người tham gia và đơn vị sử dụng lao động, đó là một trong những chỉ đạo của Phó giám đốc BHXH tỉnh Cà Mau Lê Hùng Cường tại Hội nghị trực tuyến công tác thu, phát triển người tham gia quý I năm 2025, diễn ra vào ngày 20/3.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.

Bước đi vững chắc để bảo vệ an sinh

Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhân viên thu của xã, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện từng bước đến từng hộ dân. Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, là nơi luôn thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động tự do, người dân vùng sâu, vùng xa.

Ðiểm tựa an sinh

Nếu như tham gia bảo hiểm y tế là để giảm gánh nặng khi không may bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thì tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là để được hưởng lương hưu và chăm sóc sức khoẻ tuổi già.

Lan toả chính sách an sinh

Trong bối cảnh chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và an sinh xã hội cho người lao động tự do, BHXH huyện Cái Nước đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia và đạt được kết quả khả quan.