ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 04:44:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mang mùa xuân ra biển đảo

Báo Cà Mau Bán đảo Cam Ranh những ngày cuối năm chợt ấm lên bởi sắc mai rừng, bước chân và tiếng cười rộn vang của lính. Những đôi mắt binh nhì ngỡ ngàng lần đầu trước một không gian khác lạ. Và, nơi đây mùa xuân đang đến rất gần...

Bán đảo Cam Ranh những ngày cuối năm chợt ấm lên bởi sắc mai rừng, bước chân và tiếng cười rộn vang của lính. Những đôi mắt binh nhì ngỡ ngàng lần đầu trước một không gian khác lạ. Và, nơi đây mùa xuân đang đến rất gần...

UBND huyện Trường Sa, một ngày bình thường, yên ắng như nhiều thị trấn vùng cao thường gặp. Khu nhà làm việc, con đường lớn thưa người đi lại, dải phân cách với cây cối cắt tỉa công phu, dãy đèn đường nhô cao, pa-nô, khẩu hiệu được căng đây đó. Một bên là điệp trùng đồi cát loang những mảng cây cỏ phủ lên một màu da báo, một bên là biển thẳm xanh, ầm ào, tít tắp. Gió thổi trên cao ràn rạt, ngang tàng như đàn ngựa mang theo hương vị mặn mòi của biển. Những vạt rừng thưa đến mùa thay lá.  Mai rừng đã bắt đầu bật chồi non và lấp ló những chúm nụ nho nhỏ xinh xinh. Trên trời, từng đàn yến bay lượn chiu chít dưới những đám mây vần vũ, thảng hoặc chao nghiêng quanh khu đô thị mới, tổ ấm của những người lính biển.

Những cây quất được hậu phương chuyển ra lính đảo nhân dịp xuân về, Tết đến.

Dải đất khô cằn của vùng cực Nam Trung Bộ như bừng tỉnh sau những tháng ngày thời tiết nghiệt ngã. Tất cả đều tươi mới, tinh khôi dưới nắng đông dìu dịu. Trông cái vẻ bề ngoài tĩnh lặng, yên ắng, khó hình dung hết công việc đang diễn ra khẩn trương ở bên trong. Những người lính mới của Ðoàn M46 bắt đầu đặt chân đến đây vào trung tuần tháng Mười Hai. Bước chân và tiếng cười vang của lính làm ấm không gian bán đảo. Mọi người tập trung cho việc vận chuyển hàng Tết đưa xuống tàu, chuẩn bị cho chuyến hành trình đưa bộ đội ra thay quân ở các đảo.

Ông Nguyễn Viết Thuân, Chủ tịch huyện Trường Sa, hồ hởi cho biết, năm nay ngoài tiêu chuẩn của bộ đội, Trường Sa còn nhận được rất nhiều quà Tết cùng với tình cảm động viên, khích lệ của các tập thể, cá nhân ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là sự quan tâm về mọi mặt của UBND tỉnh Khánh Hoà. Chi đoàn Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Long Long An, Phân viện Thú y miền Trung, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert Hà Nội… và một số cá nhân, đã trao tặng các đảo và điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa nhiều đồ dùng trang trí trong dịp Tết Nguyên đán.

Năm nay, ngoài những hương vị ngày Tết như thịt heo, gạo nếp, miến dong, măng khô, mộc nhĩ… bộ đội Trường Sa còn có thêm thịt bò, thịt đà điểu và ấn tượng nhất là con số 2016 bánh chưng của Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương (Trung ương Ðoàn) gửi tặng. Mười ba đảo chìm: Ðá Nam, Ðá Thị, Cô Lin, Len Ðao, Ðá Lát, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Ðá Lớn, Ðá Ðông, Ðá Tây, Thuyền Chài, mỗi đảo có một thùng quà trang trí bàn thờ ngày Tết. Mỗi thùng quà gồm có phông trang trí, bình hoa sen, chậu mai vàng, mâm ngũ quả, đèn màu, hương trầm, hình Bác.

Ở chín đảo nổi: Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Trường Sa Ðông, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Sinh Tồn Ðông, Phan Vinh, An Bang, năm trước quà của Tỉnh đoàn Khánh Hoà đã gửi trang trí bàn thờ Tổ quốc, năm nay anh em chỉ bổ sung cho mỗi đảo một cây mai và một chậu quất, hương, đèn. Sáu ngôi chùa ở Trường Sa: Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Phan Vinh, Sinh Tồn, Trường Sa Lớn, mỗi chùa nhận được một cây mai, nhang, trầm.

Nhà Tưởng niệm Bác Hồ ở Trường Sa nhận được một chậu mai và một chậu quất. Trong ba lô của người lính ra đảo lần này mang theo tập thơ “Hồn thơ kỷ niệm” của tác giả Phạm Phúc Toại. Vốn là một người lính, doanh nhân, nhà thơ, anh đã dành nhiều tình cảm của cá nhân và quê hương anh Ðồng Tháp cho bộ đội Trường Sa. Những bài: Tâm tình lính đảo, Ðảo yêu thương, Gió chiều, Tình anh lính đảo… thật da diết, yêu thương.

Những ngày cuối năm, nắng đã ngập tràn trên bán đảo, thời tiết vùng cực Nam Trung Bộ tuy đã hết mưa, nhưng ngoài khơi biển vẫn động, sóng cấp năm cấp sáu. Các chiến sĩ Tiểu đội 10, Trung đội 6 ở khu vực đóng gói hàng Tết, các anh tâm sự:  Thời gian chờ đợi xuống tàu ra đảo chỉ hơn mười ngày dường như rất dài. Mọi người mong từng ngày. Sự háo hức, mong đợi hiện lên từng ánh mắt.

Cùng nhập ngũ tháng 9/2015, sau ba tháng huấn luyện tân binh, các anh hành quân vào Cam Ranh để nhận nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Binh nhì Nguyễn Văn Dực, 19 tuổi, cười rất duyên, tâm sự: "Em quê Hải Hậu, Nam Ðịnh, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học An Phúc, em đi làm được một năm là có giấy gọi nhập ngũ". Khi hỏi về bạn gái, Dực cười bẽn lẽn, trả lời chưa có.

Hai chàng trai Nguyễn Trung Tài, Hoàng Danh Khôi, quê Nghệ An, cho biết, mấy anh em trong tiểu đội đều được huấn luyện ở Lữ đoàn Công binh 131. Mọi người phấn khởi vì được ra đảo đợt này, dẫu biết rằng cuộc sống ở Trường Sa phải luôn đối diện với khó khăn thử thách, nhưng anh em rất quyết tâm.

Binh nhì Lê Văn  Hội, người chắc đậm, ít nói, vốn là dân miền biển đã quen thạo sông nước, lặng lẽ chăm sóc chậu quất, hoa hoàng hậu mới đưa từ nhà vườn đến. Mấy bữa nay trong lòng Hội rất vui, được ra Trường Sa lần này sẽ có nhiều chuyện để kể với cô bạn gái ở quê.

Nhìn những gương mặt mười chín đôi mươi, mấy tháng trước còn ngồi trên ghế nhà trường, chỉ sau thời gian huấn luyện ngắn đã cho họ sự tự tin, mạnh mẽ, dứt khoát. Một thoáng chạnh lòng khi nghĩ đến các anh, đất nước mình bao phen giặc giã, có những mùa xuân ra trận và luôn có những mùa xuân lên đường.

Nhật ký binh nhì được ghi thêm những dòng đẹp nhất. Những ngày đầu của năm dương lịch, cũng là ngày hạnh phúc. Hơn 300 tấn hàng đã được xếp vào khoang, những con tàu no hàng, đằm mình dưới mớn nước. Buổi chiều, nắng đẹp. Ðội hình hành quân đã sắp hàng nghiêm trang trên cầu cảng, chuẩn bị cho giờ phút lên đường.

Không gian tràn ngập màu áo lính. Những gương mặt rắn rỏi, ngời sáng dưới nắng chiều và gió khơi lồng lộng. Xúc động nhìn đoàn quân bước lên cầu tàu, những đứa con đi trấn giữ biên cương, những người vợ, người chị không cầm được nước mắt. Vất vả, ngược xuôi, lo quyên góp ủng hộ và đóng gói hàng, vận chuyển cho bộ đội, chị Lệ Hà, người mà lính đảo Trường Sa coi như người nhà, cười, nói trong xúc động: “Chưa thấm gì đâu, so với sự vất vả khó khăn của anh em ngoài đó, mình chịu cực một chút có sao”. Nghĩa tình với bộ đội Trường Sa, được lo cho các anh là tâm nguyện và là niềm hạnh phúc của chị. Trong chị nó luôn là sự thôi thúc phải làm thật nhiều, nhiều hơn nữa cho Trường Sa.

Năm giờ chiều, bốn chiếc tàu 561, 571, 996, 939 đồng loạt kéo ba hồi còi rền vang chào đất liền và những người thân yêu, hướng mũi về phía mặt trời lướt sóng ra khơi. Ðứng lặng rất lâu, bồi hồi nhìn theo bóng những con tàu nhỏ dần phía chân trời, các anh đi mang theo mùa xuân, tình yêu, nỗi nhớ của đất liền ra đảo.

Cam Ranh, nơi xuất phát những con tàu, chốn đi về neo đậu và luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc của những người lính Trường Sa. Nắng gió nơi đây đã tôi luyện phẩm chất anh Bộ đội Cụ Hồ. Bán đảo, nhịp cầu nối đất liền với Trường Sa, nơi mùa xuân đang đến./.

Bài và ảnh: Xuân Tình

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.