ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 04:08:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mô hình sản xuất mực khô cán, nướng xuất khẩu

Báo Cà Mau (CMO) Sáng ngày 6/9, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mực khô cán, nướng xuất khẩu tại Công ty TNHH Mỹ Thuyền, ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời.

Huyện Trần Văn Thời có cửa biển sông Đốc là một trong những cửa biển có lưu lượng phương tiện khai thác thủy sản trên biển ra vào nhiều nhất tỉnh Cà Mau. Khô mực Sông Đốc rất nổi tiếng và được người tiêu dùng ưa chuộng bởi sự thơm, mềm, ngon vị ngọt đậm đà.

Sau khi khảo sát, đánh giá về nguồn nguyên liệu, năng lực đầu tư về công nghệ, thiết bị, tiềm năng về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng mô hình sản xuất khô cán, nướng xuất khẩu tại Công ty TNHH Mỹ Thuyền là phù hợp với điều kiện, đối tượng để được hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia.

Công ty TNHH Mỹ Thuyền có thế mạnh trong sản xuất kinh doanh khô mực, sản phẩm công ty hiện có thị trường tiêu thụ rộng rãi trong ngoài nước. Nhưng hiện nay sản phẩm mực khô của Công ty chủ yếu được sản xuất thô và chưa qua chế biến không có thương hiệu nên giá trị gia tăng không cao. Vì thế tháng 6/2018, Công ty TNHH Mỹ Thuyền quyết định đầu tư phân xưởng sản xuất khô cán, nướng xuất khẩu với quy trình và máy móc theo công nghệ mới, giúp nâng cao trình độ tự động hóa trong sản xuất, từng bước đáp ứng nhu cầu khắc khe của thị trường khó tính và nhiều tiềm năng.

Sản phẩm mực khô cán, nướng không qua tẩm ướp bất kì một loại gia vị nào nên vẫn giữ nguyên vị thơm, ngon, ngọt đặc trưng của mực, nên rất được các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Singapore ưa chuộng và đặt hàng với số lượng lớn.

Mô hình sản xuất mực khô cán, nướng xuất khẩu được thực hiện với kinh phí 11 tỷ đồng trong đó trung tâm khuyến công quốc gia hỗ trợ 1 tỷ đồng. Mô hình được thực hiện gồm 4 máy nướng và 20 máy cán mực với công suất của máy nướng mực là 65kg/giờ và máy cán mực là 13kg/giờ. Khô mực sau khi được thu mua từ các tàu khai thác sẽ được công nhân phân loại và sơ chế (lột da, lặt đầu, láy nan). Sau đó được công nhân đưa vào hệ thống máy nướng, mực sau khi nướng sẽ được đưa qua máy cán. Tiếp đến công nhân kiểm tra sản phẩm, phân loại đóng gói và đưa vào kho.

Quy trình sản xuất mực khô cán, nướng tại công ty Mỹ Thuyền

 

Phát biểu tại Hội nghị, giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Đô mong muốn Công ty TNHH Mỹ Thuyền không ngừng cải thiện công nghệ sản xuất, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để ứng phó kịp thời  khuếch trương sản phẩm ra thị trường, tạo điều kiện cho bà con có việc làm. Đề nghị Trung tâm khuyến công tỉnh và công ty Mỹ Thuyền quan tâm đưa sản phẩm trưng bày , giới thiệu tại các gian hàng đặc sản của tỉnh, quảng bá đặc sản Cà Mau".

Nguyên Thảo

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.