ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 11:45:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Món quà tặng mẹ

Báo Cà Mau (CMO) Khó có thể tả hết sự vất vả, gian truân thầm lặng của các mẹ, các dì ở Làng trẻ SOS Cà Mau vì đã hy sinh tuổi xuân, cống hiến cả cuộc đời mình để sưởi ấm, xoa dịu nỗi đau cho những mảnh đời bất hạnh. Nhưng ở trong những ngôi nhà ấy, các mẹ, các dì đã có được hạnh phúc gia đình từ tình yêu của những đứa con, hạnh phúc được làm mẹ dù chưa một lần làm vợ.

Các mẹ, các dì tự nguyện gắn bó cuộc đời ở Làng trẻ SOS với nhiều nguyên do khác nhau, nhưng đều có điểm chung là muốn được chia sẻ và chăm sóc cho những số phận kém may mắn trong cuộc sống.

Bà Phạm Hồng Tím (61 tuổi), mẹ của 7 đứa trẻ hiện đang sống tại căn nhà số 7, tâm sự: “Xác định vào đây là vất vả, nhưng khi các con khoẻ mạnh, chăm ngoan, học giỏi, đó là nguồn động viên để tôi vượt qua tất cả. Niềm vui của tôi là các con, hạnh phúc mỗi ngày của tôi cũng từ các con. Đã 22 năm qua, tôi vui và cảm thấy được an ủi khi nhìn các con trưởng thành”.

Những năm qua, nhiều con của mẹ Tím đã trưởng thành, đang học tập, công tác hoặc đã có gia đình riêng nhưng đều coi Làng trẻ SOS là nhà của mình, các mẹ, các dì như những người đã sinh ra họ lần thứ hai. Năm nào, mỗi dịp lễ tết, ngày nghỉ, trong căn nhà số 7 của Làng trẻ SOS cũng rộn rã tiếng cười nói của mọi người. Các con trai, gái, dâu, rể đều đưa cháu về thăm mẹ và các “con mới” của mẹ.

Cách không xa nhà bà Tím là căn nhà số 14B của bà Nguyễn Thị Đảng, căn nhà ấm cúng, trang trí bởi rất nhiều giấy khen, gấu bông và các tấm thiệp xinh xinh... Đó là những món quà nhỏ xinh mà các con tặng bà Đảng. Chúng tôi hết sức ấn tượng với chiếc lọ thuỷ tinh xinh xắn bên trong là vô số ngôi sao giấy, cuộn giấy đủ màu sắc. Khi hỏi ai là tác giả của “tác phẩm” ấy thì nhận được câu trả lời rất đồng thanh “Lọ ấy là của mấy chị em chúng con, tụi con tự làm tặng mẹ đấy ạ”.

Em Thạch Quốc Minh phấn khởi: "Con và em Bình An viết chữ vào cuộn giấy rồi bỏ vào trong lọ, còn mấy anh chị lớn thì xếp giấy thành hình ngôi sao. Con nghe nói xếp thật nhiều ngôi sao rồi viết điều ước bỏ vào cùng thì điều ước sẽ thành hiện thực”.

Tò mò, chúng tôi thử mở một cuộn giấy nhỏ ra xem các em nhỏ ước gì thì thật xúc động khi đọc được những dòng chữ: “Con ước mẹ không bao giờ già”; “Con ước mẹ ở mãi bên chúng con”… Có lẽ đó là món quà mà bà Đảng luôn mong muốn được nhận nhất suốt 18 năm làm mẹ, là tình yêu thương của những đứa con.

Bà Đảng xúc động nhận món quà bất ngờ từ những đứa con thân yêu. 

Với tay mở cánh cửa tủ, bà Đảng đem khoe với chúng tôi về những món quà mà 8 người con của bà đã làm tặng nhân Ngày của mẹ. Bà tự hào khoe: “Mấy hôm trước tôi thấy mấy đứa nhỏ trong nhà cứ thì thào, giấu giấu giếm giếm chuyện gì đó. Đứa lom khom vẽ vẽ, viết viết; Đứa mượn kéo cắt dán rồi tủm tỉm cười một mình khó hiểu. Hỏi thì không đứa nào chịu nói mà chỉ nhận được nụ cười rất bí mật”.

Là chị cả trong nhà, em Nguyễn Ánh Xuân cùng các em thiết kế, tự tay làm ra những tấm thiệp tặng mẹ của mình, em bộc bạch: “Chúng con cùng nhau làm, mặc dù không được đẹp lắm nhưng chất chứa bên trong là những câu chữ đong đầy tình cảm của con dành cho mẹ, cho dì. Chúng con muốn gửi lời chúc và lời cảm ơn đến các mẹ, các dì. Đây là tình cảm thật sự của chúng con, mong mẹ và dì đón nhận”.

Những tấm thiệp được gửi đi có muôn màu muôn vẻ, kích cỡ khác nhau. Chữ viết nguệch ngoạc, dòng chữ chưa tròn: “Nhân dịp Ngày của mẹ, chúng con kính chúc mẹ luôn luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc. Luôn luôn sát cánh cùng con và cho con những lời khuyên vững bước trong cuộc sống”. Câu chữ ngắn gọn, chân phương, thật đáng yêu như chính tâm hồn của đám trẻ dành cho mẹ nhân này đặc biệt.

“Mấy đứa nhỏ giấu kỹ lắm, gần tới ngày mới chịu đưa ra đó chớ! Hồi đó giờ tôi chỉ biết ngày 8/3 hay 20/10, nên khi nhận được quà nhân Ngày của mẹ, tôi bất ngờ, xúc động lắm. Tôi vừa cười vừa rơi nước mắt, không nói nên lời”, bà Đảng rớm nước mắt nhớ lại.

Có lẽ đối với các bà mẹ tại Làng trẻ SOS, món quà mà họ mong muốn nhận được là các con có được cuộc sống ấm no. Được nhìn con trưởng thành và có cuộc sống hạnh phúc và tình yêu mà các con dành cho mình từ những món quà nhỏ chất chứa cả tấm lòng con trẻ chính là nguồn sống, niềm hạnh phúc vô biên./.

Thảo Nguyên

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.