ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 13-5-25 10:48:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một nửa rừng tràm đang “báo động đỏ”

Báo Cà Mau (CMO) Cuối tháng 4, trời nắng như đổ lửa, tình hình khô hạn gay gắt khiến nhiều khu vực vốn trũng sâu trong rừng hiện đã kiệt nước. Bên trên, cỏ sậy và dây leo quanh thân tràm đã bạc đầu vì thiếu nước. Phía dưới, đất lớp than bùn đã khô. Chỉ cần bất cẩn, toàn bộ lâm phần rừng tràm có nguy cơ bị thiêu rụi.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tính đến ngày 23/4, toàn bộ 43.563 ha rừng tràm đã khô hạn rất nghiêm trọng. Trong đó có gần 21.126 ha chuyển sang báo cháy cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), chiếm gần một nửa diện tích. Trong khi đó, mức báo cháy kế cận là cấp IV (cấp nguy hiểm) có hơn 15.773 ha, phần diện tích còn lại đang ở mọi cấp độ báo cháy còn lại.

Chòi quan sát lửa thuộc Trạm Kiểm lâm T27-90 Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Theo dự báo, mùa khô năm nay xảy ra hiện tượng El Nino, nắng nóng dai dẳng, hạn hán khốc liệt còn kéo dài. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lê Văn Hải cho biết: "Mọi phương án đã được chuẩn bị sẵn sàng, nhiệm vụ của những người canh lửa rừng sắp tới sẽ thêm áp lực và vất vả. Giải pháp giữ rừng hiệu quả nhất vẫn là phòng cháy hơn chữa cháy. Cán bộ kiểm lâm, chủ rừng và cả người dân cần phối hợp chặt chẽ thì mới giữ được rừng. Tuy nhiên, nếu xảy ra cháy thì lực lượng giữ rừng phải phát hiện sớm và nhanh chóng huy động lực lượng tiếp ứng để dập tắt mũi cháy.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các đài canh lửa lúc nào cũng có 1 kíp trực từ 1-2 người thay phiên nhau quan sát những vạt rừng. Lực lượng còn lại đều cắm trại 24/24 giờ tại nơi được giao nhiệm vụ. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện U Minh Trần Công Hoằng cho biết: “Năm nay nắng dữ quá, chúng tôi bố trí 2 tổ trực để hỗ trợ cho lực lượng PCCC rừng ở cơ sở bất cứ lúc nào. Anh em đều bám trụ lại không dám rời vị trí, bởi chỉ cần sơ sót một chút là hậu quả khôn lường".

Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích trên 8.500 ha, được xem là vùng lõi của rừng tràm, nơi bảo tồn nguồn gen quý hiếm cho tất cả loài động vật, thực vật và nguồn tài nguyên than bùn quý giá được thiên nhiên ban tặng. Không chỉ vậy, Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn trở thành địa danh nổi tiếng thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của khu rừng tràm nguyên sinh đã được Tổ chức UNESCO công nhận là 1 trong 3 vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Công tác phòng chống cháy rừng mùa hạn đang được đặt lên hàng đầu. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm T25-90 Vườn Quốc gia U Minh Hạ Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, ngày cũng như đêm, anh em cứ 2 giờ thay kíp trực trên chòi canh. Suốt mùa khô, hầu như không ai được nghỉ phép, dù cho gia đình ở cách đó không xa.

Đối với người dân, ngoài cây lúa, con cá, rừng là nguồn kinh tế chính cho gia đình. Vào thời điểm này, họ chia nhau ra cùng “căng mắt” quan sát những vạt rừng. Ông Phan Văn Thế, một hộ dân nhận khoán đất rừng xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, than: “Năm nào đến mùa khô, người dân đều thay phiên nhau đi canh lửa. Năm nay nắng nóng như thế này, không biết chúng tôi có canh lửa rừng qua nổi mùa hạn hay không".  

Ông Thể cho biết thêm: "Trước mắt, chúng tôi vẫn còn ứng phó được, nhưng nắng nóng, gió mạnh cứ kéo dài, đến tháng 5 kênh mương sẽ cạn nước, rất khó khăn cho việc di chuyển phương tiện, dụng cụ PCCR nếu xảy ra sự cố".

Để ứng phó với nguy cơ cháy rừng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu cho biết, công ty bố trí 144 máy thông tin liên lạc, 22 máy bơm, 20 chòi, chốt canh lửa cố định và 8 chòi canh bán kiên cố thực hiện nhiệm vụ canh lửa 24/24 giờ. Tại đây, ngoài 90 nhóm công tác là người của công ty, còn có nhiều nhóm công tác dự bị sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.

Ông Trần Văn Hiếu cho biết thêm, ngoài diện tích trồng tràm truyền thống, công ty hiện có gần 10 ngàn héc-ta tràm và keo lai trồng thâm canh đang có nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Thiếu nước cho cây phát triển lẫn thiếu nước dự phòng cho công tác PCCR. Theo ông Hiếu, hiện còn 2 ngàn hộ dân sinh sống dưới tán rừng thuộc lâm phần do công ty quản lý, nên việc bảo vệ rừng rất khó khăn. Sơ sót một chút sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Ông Lê Văn Hải thông tin: "Ngoài công tác tuyên truyền đang được đẩy mạnh, chúng tôi kêu gọi mọi người không có nhiệm vụ không vào rừng với bất kỳ hình thức nào. Nghiêm cấm đốt đồng, đốt rẫy trong suốt mùa khô, lực lượng bảo vệ rừng trực canh 24/24, thiết bị sẵn sàng tại các chốt. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuẩn bị, chủ động của các chủ rừng, hiện nay lực lượng làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng đang đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu thốn về vật chất. Do đó rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm để tiếp thêm sức mạnh cho lực lượng này canh giữ bình yên cho rừng trong mùa nắng hạn gay gắt hiện nay"./.

Trung Đỉnh

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Ðể người dân thụ hưởng tốt nhất tín dụng chính sách

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin, đến nay, dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 44,7 tỷ đồng/123 khách hàng.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.