ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:33:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa cá tràn đồng

Báo Cà Mau (CMO) Khi các cánh đồng ngập nước, nhiều bà con nông dân bắt đầu đặt dớn, đặt lờ, cắm câu, giăng lưới. Có người là để cải thiện bữa ăn trong gia đình, cũng có người xem là kế sinh nhai vào mùa nước tràn đồng.

Nông dân giăng lưới bắt cá.

Rạng sáng, lão nông Út Lớn (Nguyễn Văn Lớn, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời) cùng với chiếc xuồng ba lá, tay lưới đã bắt đầu hành trình giăng lưới cho ngày mới. Ðịa điểm giăng lưới hôm nay là mấy đồng ruộng gần nhà. Tuy vị trí giăng lưới không xa nhưng để kiếm được vài ký cá, ông Út Lớn phải giăng lưới từ tờ mờ sáng cho đến xế chiều. Vậy nên, thức sớm đã thành thói quen.

Tỉ mẩn gỡ từng con cá sặt đồng dính vào lưới, ông Út Lớn kể về nghề, về cuộc sống. Gia tài có vỏn vẹn 4,5 công đất ruộng, cộng thêm cái nghề chở ghe vật liệu xây dựng thuê cho khách hàng khi cần lúc có lúc không, vậy nên, hễ tới mùa nước tràn đồng là ông Út Lớn lại đánh bắt cá đồng để sinh nhai thêm. Khi lúa hè thu gặt xong, các cánh đồng bắt đầu ngập nước, ruộng nào máy vừa trục xong thì ông Út Lớn đem 20 giàn lú xuống đặt, xong mùa lú thì ruộng nào rơm rạ mục bắt đầu mùa giăng lưới kiếm cá.

Nhờ đánh bắt cá đồng mùa nước, lão nông Út Lớn có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Cả nửa tháng nay, với tay lưới dài 120 m, ông Út Lớn giăng lưới từ đồng ruộng này tới ruộng khác. Cá sặt, cá rô đồng là loại thường giăng được nhiều nhất, bữa nào may mắn thì có thêm mớ cá lóc, cá trê vàng, cá thác lác.

Ông Út Lớn cho biết: “Hôm qua, giăng được 9 kg cá hết thảy. Riêng cá lóc, cá trê là 4 kg. Sáng nay bán cho lái được trên 500.000 đồng”.

Bữa trúng bữa thất, nhưng theo lời ông Út Lớn, chịu khó làm thì nghề giăng lưới cũng kiếm sống được. Bình quân ngày thu nhập 300.000 đồng. Ở nông thôn, khoản thu nhập ấy đủ lo toan cho cuộc sống trong ngày.

Ông Út Lớn bộc bạch: “Giăng lưới từ sáng đến chiều, nắng chói chang mới có được đồng tiền. Mùa lú vừa rồi kiếm cũng được chục triệu, nhờ cá đồng có giá".

Cũng mót từng con cá đồng kiếm được, ông Phan Văn Tàu, ở ấp Rạch Nhum, xã Khánh Bình Ðông, tâm tình, gia đình ông chỉ có 2 công đất ruộng. Vụ nào thuận thì đủ gạo ăn, còn việc trang trải cuộc sống dựa vào việc làm thuê làm mướn, khi thì sạ lúa mướn, lúc hái dừa thuê. Hai mùa nay, ông Tàu chịu khó giăng lưới đánh bắt cá đồng mùa nước, vì thấy nghề này không cần vốn liếng gì, lại được thu nhập kha khá.

Khi cá bự dính lưới, phải dùng vợt bắt ngay. (Trong ảnh: Ông Phan Văn Tàu giăng lưới cá đồng đã 2 mùa).

Ông Tàu cho biết: “Giăng khắp nơi, từ ấp Lung Bạ, Tham Trơi, Rạch Cui. Ruộng nào người ta cho mình vô thì giăng. Ngày cũng được mười mấy ký cá, được vài trăm ngàn đồng. Có điều mùa giăng lưới này không lâu, chỉ tầm tháng đổ lại. Cá nhỏ dính lưới thì gỡ, còn khi thấy cá bự mắc vào lưới thì dùng vợt bắt liền. Giăng lưới tuy cực nhưng tôi không dùng bình xiệc bắt cá. Nhà nước cấm làm thì mình phải chấp hành, xiệc cá, cá chết hết đâu còn cho mùa sau, với lại nguy hiểm cho tính mạng nữa”.

Cần cù, chịu khó là bản chất đáng quý của nhà nông bao đời. Không ngại vất vả hay nắng mưa, tay chân hằn phèn, những lão nông chân chất như ông Út Lớn, ông Tàu và nhiều nông dân vùng đất Trần Văn Thời mưu sinh với nghề cá có thêm thu nhập chút đỉnh từ những con cá đồng do thiên nhiên ban tặng. Chắt chiu từng đồng tiền kiếm được, họ dựng xây cuộc sống vươn lên từ sức lao động của chính mình./.

 

Ngọc Minh

 

Bể cá mini để bàn đẹp Bể cá mini để bàn

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.