ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 08:55:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa quýt hồng chín rộ

Báo Cà Mau Trong những ngày giáp Tết nguyên Đán, Ất Tỵ 2025, trên vùng đất phù sa châu thổ Cửu Long thuộc các xã Long Hậu, Tân Thành, Hòa Thành và Vĩnh Thới, Vĩnh Hậu huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đang vào mùa quýt hồng chín rộ, thu hút hàng ngàn du khách đổ về tham quan, check-in và thưởng thức những quả quýt chín vàng tươi, ngọt lịm.

Theo bà Nguyễn Thị Thu, chủ vườn quýt Hưng Phát, ấp Tân Thành xã Hòa Thành, cho biết, Lai Vung được xem là thủ phủ quýt hồng, nơi đây có gần 20 vườn quýt tổ chức cho khách tham quan, chek-in chụp ảnh. Nhằm khai thác tìm năng mà quýt hồng đem lại, Hưng Phát đã xây dựng khuôn viên với diện tích 1,7ha, được bố trí nhiều tiểu cảnh như: cầu khỉ, ao cá, nhà tranh mang đậm chất đồng quê miệt vườn để du khách vui chơi giải trí. Cũng theo bà Thu, thời điểm cho du khách tham quan Vườn quýt hồng thường bắt từ đầu tháng cháp đến tết, sau đó các chủ vườn tiến hành thu hoạch bán cho thương lái.

Mùa Quýt năm nay thuận lợi, giá cả hợp lý, các chủ vườn bán bán với giá dao động từ 50.000 - 70.000 đồng mỗi kg.

Quýt hồng Lai Vung vào mùa chín rộ thu hút nhiều thương lái và người dân tham quan, thưởng ngoạn .

Quýt hồng Lai Vung vào mùa chín rộ thu hút nhiều thương lái và người dân tham quan, thưởng ngoạn .

Nhà vườn quýt hồng Hưng Phát, ấp Tân Thành xã Hòa Thành vào mùa thu hoạch.

Nhà vườn quýt hồng Hưng Phát, ấp Tân Thành xã Hòa Thành vào mùa thu hoạch.

Các thương lái đến tận vườn để thu hoạch quýt.

Các thương lái đến tận vườn để thu hoạch quýt.

Trong những ngày giáp tết nhiều vườn quýt đang tất bật công việc phân loại quýt cân cho thương lái.

Trong những ngày giáp tết nhiều vườn quýt đang tất bật công việc phân loại quýt cân cho thương lái.

Những trái quýt vàng tươi được bán cho thương lái với giá từ 50 – 70 ngàn đồng/ký.

Những trái quýt vàng tươi được bán cho thương lái với giá từ 50 – 70 ngàn đồng/ký.

Chị Lâm Thị Anh Đào đến từ Cao Lãnh Đồng Tháp tham quan và ghi lại những hình ảnh đẹp mùa Tết với quýt hồng Lai Vung

Chị Lâm Thị Anh Đào đến từ Cao Lãnh Đồng Tháp tham quan và ghi lại những hình ảnh đẹp mùa Tết với quýt hồng Lai Vung.

Tranh thủ ngày nghĩ Tết, các bậc phụ huynh thường đưa các con tham quan thực tế vườn quýt hồng để các bé cảm nhận về hình ảnh đẹp và sự trù phú của quê hương, đất nước.

Tranh thủ ngày nghĩ Tết, các bậc phụ huynh thường đưa các con tham quan thực tế vườn quýt hồng để các bé cảm nhận về hình ảnh đẹp và sự trù phú của quê hương, đất nước.

 

Huỳnh Lâm – Minh Nhựt - Vũ Minh Hiếu

 

“Chắp cánh” hạt gạo đất Chín Rồng

Vừa qua, Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn. Cái đáng phấn khởi ở đây không phải là số lượng, mà việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành nông nghiệp và được xem là bước tiến ấn tượng trong sản xuất lúa gạo từ Ðề án 1 triệu héc-ta lúa đang triển khai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Nghị quyết 68 tạo “đường băng” để doanh nghiệp bứt phá

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp (DN) cả nước nói chung và DN khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) nói riêng. Tuy mới ban hành nhưng Nghị quyết 68 được cộng đồng DN phấn khởi đón nhận, xem là “đường băng” để chủ động bứt phá và tăng tốc, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Nâng cao Chỉ số PCI - “Chìa khoá” cho tăng trưởng kinh tế

Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và đánh dấu 20 năm hành trình liên tục cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Ðồng thời, từ số liệu công bố này cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Bên dòng Maspero

Khi mùa lễ hội Ok Om Bok tưng bừng, dòng sông Maspero cũng khoác lên mình tấm áo rực rỡ, hội tụ cả tinh thần lẫn văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Không chỉ là nơi diễn ra những cuộc đua ghe Ngo đầy hào hứng, dòng sông này còn là nhịp cầu nối giữa truyền thống, hiện tại và tương lai của vùng đất Sóc Trăng giàu bản sắc văn hoá các dân tộc.

Sức vươn Cù lao Tây

Giữa dòng Tiền Giang hiền hoà, nơi sóng nước mênh mang và đất phù sa màu mỡ, có một vùng đất đang lặng lẽ thay da đổi thịt: Cù lao Tây, thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp. Mảnh đất này từng một thời lận đận bởi giao thông trắc trở, kinh tế khó khăn, nhưng hôm nay, nhờ những chủ trương đúng đắn, sự đồng lòng của chính quyền và người dân, Cù lao Tây đã bừng sáng như một đoá sen vươn mình từ bùn lầy, thanh khiết, đầy sức sống.

Vì sự phát triển bền vững của đất Chín Rồng

Trong Báo cáo Kinh tế thường niên vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, đã phản ánh thực trạng về một bức tranh “khá xám” của đồng bằng với hàng loạt các thách thức và đặt ta nhiều vấn đề cho phát triển bền vững. Tại sao sự phát triển kinh tế của ÐBSCL tiếp tục “tụt lùi” trong nhiều năm liền và vùng đất chín rồng này rất cần một cuộc cách mạng trong tái cơ cấu lại mô hình tăng trưởng trong huy động nguồn lực, nhất là trong điều kiện các tỉnh, thành phố sẽ được sáp nhập lại với nhau.

Những vùng quê vượt qua nỗi đau

Sau 50 năm kiến thiết xây dựng quê hương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đó những chiến tích bi thương, oai hùng. Trở lại những địa chỉ năm xưa từng xảy ra các vụ thảm sát tang thương như: TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), tỉnh Cà Mau... đều cảm nhận được sự thay đổi lớn lao. Ðó là những vùng quê bừng sáng, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.

Nghề dệt của đồng bào Khmer vùng biên giới

Ðồng bào Khmer là 1 trong 54 dân tộc anh em không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Những năm qua, Ðảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các dân tộc thiểu số, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đời sống của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long cải thiện rõ rệt.

Giữ nghề dệt thổ cẩm ở làng Chăm

Trong căn nhà gỗ 3 gian trưng bày hàng thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm ở ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang), lão Mohamach chậm rãi rót trà. Hơi nóng toả lên, hoà vào không khí tĩnh lặng của ngôi làng. Hôm nay là ngày lễ Ramadan, khách đến thăm vào dịp này không nhiều, nhưng họ muốn tìm hiểu văn hoá, phong tục của đồng bào, nên lão vui vẻ nhận lời.

Ðổi thay đất anh hùng

Mùa này, nắng nhuộm vàng những vườn cây trĩu quả bên bờ Sông Hậu, xuyên qua Cù lao Tân Quy, những con đường thẳng tắp, rợp bóng cây như minh chứng đất Cầu Kè đang khoác lên mình diện mạo mới; một vùng quê trù phú, điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Trà Vinh.