ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:15:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mứt dừa quê đón tết

Báo Cà Mau (CMO) Ngày Tết, bên cạnh các loại bánh, kẹo, mứt hiện đại, dễ tìm mua ở chợ, siêu thị, thì những loại bánh, mứt truyền thống vẫn không thể thiếu. Ðặc biệt là món mứt dừa, tuy bình dị nhưng mang đậm hương vị Tết quê.

Những ngày cuối năm, ngoài tất bật chuẩn bị tươm tất mọi thứ trong nhà, phụ nữ miền quê không quên làm món mứt dừa truyền thống để đón Tết.

Làm mứt dừa phải chọn đúng loại dừa rám vỏ, cơm dừa vừa cứng cạy, nhưng vẫn còn đủ độ mềm thì mứt mới ngon, tỉ mỉ tách lấy cơm dừa sao cho còn nguyên vẹn, rồi gọt bỏ lớp bao mỏng màu vàng, sau đó mang đi rửa sạch, lấy dao 2 lưỡi khéo léo gọt, cho ra những sợi dừa phải dài, đều và mỏng.

Ðể mứt dừa mềm dẻo tự nhiên, sợi dừa nguyên liệu nhất định phải được trụng qua nước sôi một lượt, ướp mứt cũng phải theo tỷ lệ (tuỳ mỗi nơi có khẩu vị ngọt lạt khác nhau) rồi ủ cho đến khi đường tan hết, thấm đều. Sau đó bắc lên bếp để sên, sên mứt phải canh củi lửa cho đều.

Ðối với những người có kinh nghiệm, khi sên mứt chỉ cần nhìn nước đường sôi là biết mứt đã tới hay chưa và sẽ biết điều chỉnh cách đảo mứt nhanh hay chậm cho phù hợp. Làm mứt dừa thành công là sau 30 phút sên đều trên lửa đỏ, sợi dừa ra lò trắng tinh tươm, không cứng khô và cũng không mềm nhão. Ðặc biệt phải sàng lọc đường dư trước khi đóng gói bảo quản, như vậy mứt mới bảo quản được lâu.

Mẻ mứt dừa thơm ngon vừa mới ra lò. Ảnh: Đỗ Suốt Anh

Bà Lê Hồng Cúc (Ấp 7, xã Khánh Hoà, huyện U Minh) chia sẻ: “Tết mà không làm mứt dừa thấy thiếu thiếu gì đó. Mỗi năm Tết đến, cứ độ mùng 10 tháng Chạp là tui đã chuẩn bị 20 trái dừa làm mứt để dành chia cho anh em, cô, bác và đãi khách. Mứt dừa hồi xưa giờ được chuộng nhất vẫn là mứt dừa trắng truyền thống, sau này có thêm mứt dừa màu xanh của lá dứa, màu đỏ của củ dền, màu vàng của chanh dây, màu cam của trái gấc, màu nâu của cà phê, ca cao… để khay mứt đẹp, nhiều màu sắc hơn”.

Theo tập quán của người Việt, trong những ngày xuân về không thể thiếu khay kẹo mứt để đãi khách đến chúc Tết đầu năm. Bởi vì đây là hương vị ngọt ngào, như cầu chúc cho mọi người được yên vui, hạnh phúc, cát tường, viên mãn.

Trong ký ức ở những miền quê, nơi lưu giữ truyền thống sên mứt dừa, món ăn biểu trưng cho hương vị Tết của quê nhà, đã trở thành nét đẹp bao đời nay với hình ảnh cả nhà cùng nhau quây quần gọt dừa, sên mứt trong không khí Tết đầm ấm. Ngày Tết thêm vui khi có miếng mứt dừa dẻo, béo, ngọt, thơm, thưởng thức cùng ly trà nóng, trước cúng tổ tiên, sau thết đãi người thân, bạn bè, khách đến chơi./.

 

Thảo Mơ

 

Giải mã khoai môn sấy bao nhiêu calo trong gói 100gGiải pháp quà tặng doanh nghiệp hàng đầu

Mùa bông điên điển

Đến hẹn lại lên, vào tháng 7-11 (âm lịch), khi cơn gió bắt đầu se lạnh, nước cũng dâng cao hơn, cá tôm mập ú, hoa súng nở trắng đồng, rau thì xanh mơn mởn... cũng là lúc bông điên điển bắt đầu trổ, khoe sắc vàng rực soi bóng khắp các bờ kênh, tạo nên khung cảnh đặc sắc, nên thơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

Mắm ngon từ con tôm, con ruốc

Cà Mau là vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cá và các loài giáp xác, đặc biệt là con ruốc. Cũng từ những thứ này, người dân Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ẩm thực độc đáo như mắm tôm, mắm ruốc làm nức lòng bao thực khách.

Xe tàu hũ của bà

“Hũ đây”, “Tàu hũ nóng đây”, “Ai tàu hũ không”, tiếng rao ấy của cụ bà Tô Thị Y (86 tuổi, ở Phường 1, TP Cà Mau) đã trở nên quen thuộc gần 40 năm qua.

Mắm chay ngày giỗ nội

Bà nội mất khi tôi còn nhỏ xíu, vì vậy ký ức của tôi về bà không nhiều, chỉ lờ mờ nhớ hình ảnh lúc bà nội nấu món chay trong cái nồi nhỏ có tay cầm, lúc bà lom khom hái bông bí, đọt bí sau nhà. Bà nội tôi ăn chay trường, nên sau này mỗi lần giỗ bà nội, ba mẹ tôi làm món chay để cúng, thường là món gỏi cuốn chay, nấu canh kiểm và đặc biệt luôn trộn món mắm chay.

Chả cá thu xứ biển

Cà Mau có bờ biển dài 254 km, với ngư trường rộng lớn (trên 100.000 km2), rất dồi dào nguồn lợi thuỷ hải sản, trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá cơm, cá ngừ, cá thu...

Chiếc bánh “hạnh phúc”

Bánh phu thê (hay còn gọi là bánh xu xê) là món ăn tượng trưng cho tình cảm vợ chồng thuỷ chung, son sắt, một lòng một dạ gìn giữ tình yêu bền chặt. Ðây cũng là một trong những loại bánh cổ truyền của người Việt Nam qua bao đời nay.

Ba khía vào mùa

Con ba khía rừng ngập mặn Cà Mau tập trung nhiều ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Ðầm Dơi, với sản lượng hàng ngàn tấn mỗi năm. Năm 2019, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề làm ba khía muối Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, từ đó được cả nước chú ý và lượng tiêu thụ cũng ngày càng tăng lên.

Món ngon từ cá bống

Cà Mau có 254 km chiều dài bờ biển, với hàng ngàn sông ngòi, kênh, rạch có dòng thuỷ triều chảy ra vào tạo thành bãi bồi hàng trăm ngàn héc-ta, đây cũng là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá bống dưới hang, đáy nước, bọng dừa, bọng lá, hang bờ phù sa và bãi sình lầy như bống tượng, bống kèo, bống cát, bống trăng, bống sao, bống rạ (bống trắng), bống bớp, bống mú, bống đất, bống dừa, bống xệ... Trong đó, có giá trị kinh tế nhất hiện nay là cá bống tượng, bống kèo, bống cát, bống xệ.

Bánh mì - Món ăn dân dã mà gây thương nhớ

Bánh mì, cái tên bình dị, thân thương đã in sâu trong tâm trí biết bao thế hệ người dân Việt Nam bởi món bánh dân dã này dễ chế biến, có thể thưởng thức mọi lúc, mọi nơi và được bán trên khắp các con đường, ngõ phố, từ thành thị đến thôn quê.

Mắm chưng - Món ngon cho bữa cơm gia đình

Các loại mắm cá quen thuộc như: mắm lóc, mắm cá sặt, mắm cá phi, mắm cá linh, mắm cá sơn... ngoài ăn sống, nấu lẩu thì món mắm chưng cùng thịt ba rọi bằm nhuyễn, hột vịt, nêm gia vị, được xem là món ăn dân dã nhưng khá hao cơm trong các bữa cơm gia đình Việt.