Trở lại xóm lò than, ấp Ðồng Khởi, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển để hiểu hơn nỗi cơ cực của công nhân làm nghề hầm than. “Biết là cơ cực, bệnh tật nhưng buông ra thì không biết lấy gì để sống”, chị Lê Thị Liễu, ấp Ðồng Khởi, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, than thở.
Trở lại xóm lò than, ấp Ðồng Khởi, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển để hiểu hơn nỗi cơ cực của công nhân làm nghề hầm than. “Biết là cơ cực, bệnh tật nhưng buông ra thì không biết lấy gì để sống”, chị Lê Thị Liễu, ấp Ðồng Khởi, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, than thở.
Nghề hầm than là nghề nuôi sống người dân nơi đây suốt nhiều năm qua. Dù biết tác hại của khí thải ở các lò than ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và gia đình, nhưng nhiều người vẫn bám nghề để mưu sinh.
Khuôn mặt lấm lem vì lọ than, anh Huỳnh Văn Dũng chia sẻ: “Vợ chồng tôi gắn bó với nghề khoảng 5 năm, từ lúc khu lò than này bắt đầu hoạt động. Thu nhập của hai vợ chồng khoảng 220.000-250.000 đồng/2 ngày” .
Xóm lò than giờ vẫn còn nhộn nhịp, vẫn còn nuôi sống được người dân, nhưng nguy cơ bệnh tật đang tiềm ẩn đằng sau những đồng tiền họ kiếm được. Xem ra trong cuộc mưu sinh đầy khói bụi này, người hầm than đang phải đánh cược với chính bản thân mình./.
Hằng ngày, những công nhân lò than phải vác trên vai không biết bao nhiêu mét khối gỗ đước. |
Công đoạn đốt lò phải trải qua từ 15 đến 20 ngày, lửa được đốt liên tục ngày đêm, canh đến khi than chín. |
Mưu sinh đã khiến họ quen dần với khói bụi, với những nhọc nhằn và chấp nhận đánh đổi. |
Dù biết tác hại của khí thải ở các lò than ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và gia đình, nhưng nhiều người vẫn quyết theo nghề hầm than để mưu sinh. |
Chị Lê Thị Liễu làm ở đây gần 5 năm nhưng thường xuyên phải ăn cơm, nghỉ ngơi như thế này. |
Than chín chuẩn bị vào bao đem ra thị trường tiêu thụ. |
Trầm Nghĩ thực hiện