ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-6-25 05:21:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mưu sinh ven biển - Bài cuối: Ngư dân cần trợ lực

Báo Cà Mau (CMO) Dù đã có nhiều nỗ lực, không ngại khổ, không sợ hiểm nguy, thế nhưng đời sống phần lớn người dân ven biển hiện nay đều gặp khó khăn. Chuyển đổi nghề, tái định cư, định canh… là những giải pháp căn cơ mà chính quyền các cấp trong tỉnh đang nỗ lực thực hiện thời gian qua, nhằm giúp ngư dân ven biển có cuộc sống ổn định và bền vững hơn.

Chuyển đổi nghề

Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế, song việc chuyển đổi nghề, sắp xếp tái định cư thời gian qua bước đầu mang lại hiệu quả khả quan. Sau 2 năm kể từ khi có được nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi từ te sang lưới rê, gia đình anh Nguyễn Văn Đấu, ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời có nhiều đổi khác. Anh Đấu cho biết, giờ đây mỗi chuyến biển (sáng đi chiều về) anh thu nhập từ 1,5-2 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trước, cuộc sống gia đình dần ổn định.

Anh Đấu là một trong những hộ được chọn tham gia mô hình lưới rê thí điểm tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời và xã Khánh Hội, huyện U Minh năm 2018. Theo đánh giá của bà con ngư dân, hiệu quả mô hình mang lại khá tốt.

Một mô hình chuyển đổi ngành nghề khác được thí điểm trước đó tại xã Tân Hải, huyện Phú Tân cũng được ngư dân đánh giá khá hiệu quả là lưới rê. Theo đó, ngư dân sử dụng kích thước mắt lưới 80 mm, đối tượng khai thác chính là ghẹ và các loại cá khác. Qua triển khai hơn 1 năm cho thấy, đây là mô hình khá hiệu quả khi doanh thu trung bình mỗi chuyến biển (sáng đi chiều về) từ 2,5 triệu đồng.

Từ những hiệu quả trên, hiện nay nhiều hộ dân đang có nhu cầu được hỗ trợ vốn để chuyển đổi ngành nghề. Ông Trần Văn Hạnh, ấp Rạch Tàu, xã Đất Mũi, kiến nghị, đa phần bà con ven biển rất khó khăn, không đủ khả năng tự chuyển đổi dù rất muốn.

Nghề lú bát quái của ngư dân ven biển khu vực Đá Bạc.

Nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi nghề của ngư dân trong toàn tỉnh rất lớn, nhưng hàng năm nguồn ngân sách hỗ trợ để chuyển đổi nghề còn hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn. Phó chủ tịch UBND xã Đất Mũi Trương Văn Xệ cho biết, nguồn kinh phí hàng năm toàn xã chỉ khoảng vài trăm triệu đồng. Số tiền này so với nhu cầu của ngư dân hiện nay thì không thấm vào đâu. Do đó, xã chỉ ưu tiên xem xét những hộ đủ tiêu chuẩn là có mô hình sản xuất cụ thể để hỗ trợ.

Để việc chuyển đổi nghề thời gian tới hiệu quả hơn, Chi cục Thuỷ sản đang triển khai mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ. Trong đó, mục tiêu chính là tiến tới cộng đồng tham gia quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chia sẻ lợi ích tại khu vực địa lý xác định, bảo vệ được ngư trường để ổn định sinh kế.

Từng bước an cư

Không chỉ có chuyển đổi nghề cho ngư dân mà công tác tái định canh, định cư đã được triển khai nhiều nơi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 dự án bố trí ổn định dân di cư tự do. Khi hoàn thành, các dự án này sẽ bố trí được khoảng 3.583 hộ. Trong đó có 2.081 hộ dân di cư tự do, còn lại là hộ vùng thiên tai.

Mới đây, trong chuyến kiểm tra tiến độ các dự án hộ đê biển Tây trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đã có ý kiến chỉ đạo kiên quyết về triển khai thực hiện dự án tái định cư khu vực vàm Đá Bạc. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, đối với công tác tái định cư khi giao nền cho dân phải tiến hành thật công khai, minh bạch theo hình thức bốc số và ưu tiên những hộ chấp hành tốt chủ trương cho bốc số trước. Khu tái định cư làm theo hình thức cuốn chiếu, làm tới đâu giao nền cho dân tới đó để người dân ổn định cuộc sống càng sớm càng tốt.

Đối với vấn đề xây dựng các khu tái định cư cho ngư dân ven biển, UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung nguồn vốn ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu để đủ điều kiện bố trí dân cư. Công trình nào thật sự cần thiết thì đầu tư trước. Các địa phương tiến hành rà soát thống kê, xây dựng phương án di dời dân, nhất là các hộ dân ven sông, ven biển và các khu vực có thể bị thiệt hại do thiên tai…, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho bà con, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống.

Một trong những giải pháp được xem vô cùng quan trọng để người dân sau khi được tái định cư ổn định cuộc sống là tăng cường đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân./.

Qua rà soát thống kê, hiện nay toàn tỉnh cần ít nhất 289 tỷ đồng để thực hiện hoàn thành các khu tái định cư. Tuy nhiên, nguồn vốn này vô cùng khó khăn, cần sự hỗ trợ từ Trung ương.

Song Nguyễn

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.