ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 02:42:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nấm tràm xứ Huế

Báo Cà Mau (CMO) Khi những cơn mưa đầu mùa giải nhiệt cho những tháng ngày nắng nóng bởi những cơn gió Lào khắc nghiệt cũng là lúc trên những cánh rừng tràm của xứ Huế mộng mơ nở rộ bạt ngàn là nấm, những cánh nấm tròn béo bắt mắt kích thích vị giác của người nhìn, đó là mùa nấm tràm đã về.

Theo từ điển Wikipedia, nấm tràm có tên khoa học là Tylopileus, là loại nấm lớn phân bổ ở vùng Ðông Bắc châu Âu, Bắc Mỹ… Ở Việt Nam, nấm tràm có nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nấm tràm cũng có nhiều ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nấm tràm mọc trên các sườn đồi hay ven những con suối trên lớp lá mục dưới tán rừng tràm. Về hình thức bên ngoài, nấm tràm có màu nâu tím. Bên trong tai nấm có màu trắng mịn. Hình dáng đẹp và vị ngọt đắng thanh rất đặc trưng.

Theo Ðông y, nấm tràm rất tốt vì chữa được nhiều loại bệnh như mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu. Có tác dụng bồi bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm ở trong nấm. Vị đắng của nấm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải rượu rất tốt. Các món ăn từ nấm tràm có vị rất đặc trưng, đó là vị đắng ngọt mà khi đã thưởng thức sẽ là một trải nghiệm khó quên, càng ăn càng ghiền.

Vào mùa thu, nấm tràm được bày bán hầu khắp các chợ xứ Huế với giá dao động từ 20.000-35.000 đồng/kg. Cách chế biến món nấm đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Nấm sau khi thu hái hay mua ở chợ sẽ được gọt sạch chân nấm để loại bỏ tạp chất, lá mục bám ngoài tai nấm và cắt bỏ phần đế chân nấm. Sau đó rửa sạch bằng nước muối và chần qua nước sôi để làm giảm bớt vị đắng của nấm trước khi chế biến món ăn, nhưng nhớ chỉ làm gia giảm vị đắng ít thôi, bởi chính vị đắng thần thánh này đã làm nên thương hiệu của nấm tràm và làm mê mẩn người sành ăn. Người Huế có nhiều món ngon và bổ dưỡng được chế biến từ nấm tràm, như nấm tràm xào thịt nạc, nấm tràm nấu canh rau lang hay nấu với rau tập tàng…

Nếu cần giải nhiệt thì hãy đến với canh nấm tràm nấu với đọt khoai lang hoặc có thể thay thế rau lang bằng rau tập tàng.

Ðặc biệt là món cháo nấm tràm huyền thoại mà mấy tay “bợm nhậu” mê tít vì đặc tính giải rượu của nó. Món cháo không những ngon mà còn có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và chữa một số bệnh như nhức đầu, cảm cúm… nên rất được cư dân Huế ưa chuộng. Cháo nấm tràm được nấu kết hợp cùng tôm tươi, chả cua… để tăng dinh dưỡng và vị thơm ngon hấp dẫn.

Hấp dẫn món bánh canh nấm tràm.

Tôm được lột bỏ vỏ, ướp gia vị gồm nước mắm, hạt tiêu và hành tím rồi xào chín cùng nấm tràm. Gạo dùng để nấu cháo là gạo tám thơm dẻo để cháo có “độ rền” mới ngon. Khi cháo chín và hạt gạo đã nở mềm thì cho hỗn hợp tôm nấm đã xào thấm và chả cua vừa chín tới vào. Ðun thêm vài phút là thành phẩm đạt yêu cầu. Thưởng thức cháo nấm tràm chắc chắn bạn sẽ vô cùng thích thú bởi sự đặc trưng của nó. Ðưa miếng cháo nấm tràm vào miệng cảm giác đầu tiên là vị đắng dịu, nhưng chỉ vài giây sau khi bạn nuốt sẽ cảm giác được cái hậu ngọt thanh của nấm. Nếu thích thì bạn sẽ ăn xế với món bánh canh nấm tràm. Bột lọc vo bằng tay sợi nhỏ, ngắn; nước xương bò trong, vị ngọt; gạch rạm béo, vàng ươm. Một ít tôm thiên nhiên, miếng chả cua thơm lựng và phải thêm vào những tai nấm tràm giòn búp được xào qua tạo thành “tổ hợp” đa sắc màu. Thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm thoang thoảng của tiêu nồng và vị ớt xanh cay cay, rau mùi thơm thơm đúng điệu người Huế.

Ăn một lần đâm ra ghiền nên mong chờ mùa nấm tràm năm sau với cảm giác thèm thuồng mong được thưởng thức những món ngon được chế biến từ nấm tràm mà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho con người trên mảnh đất cố đô thơ mộng này. Hãy một lần đến với Huế vào mùa thu, mùa của nấm tràm để thưởng thức tuyệt tác về thực phẩm mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng nơi đây…

Bạn hãy đến, chúng tôi sẽ đón chào./.

 

Ðào Minh Tuấn

 

Giữ hương vị xưa...

Sự phát triển của đời sống xã hội càng làm phong phú thêm văn hoá ẩm thực theo dòng chảy hiện đại. Tuy nhiên, những món ăn mang đậm hương vị quê hương vẫn có sức sống, lưu truyền, gìn giữ và phát huy theo thời gian.

Ngọc Hiển nhiều đặc sản, món ngon

Vùng đất Ngọc Hiển được thiên nhiên ban tặng nhiều cửa biển: Hóc Năng, Ông Trang, Rạch Gốc, Vàm Lũng... đưa nguồn phù sa màu mỡ từ biển vào các con sông chính như: Tam Giang, Kiến Vàng, Cửa Lớn... rồi từ đó theo các nhánh sông, con rạch chảy vào xứ sở, tạo nên những cánh rừng ngập mặn với cây đước, cây mắm bạt ngàn giàu tài nguyên và thuỷ hải sản.

Bánh ngũ cốc lạ mà quen

Ðược mô phỏng theo cách làm bánh ống truyền thống, nhưng thay vì làm bằng gạo nguyên liệu, bánh ngũ cốc được làm từ 5 loại bột, cho ra những thanh bánh dài hơn 1 m, được cuộn tròn lạ mắt, hương vị thơm lừng, giòn tan.

Chuối ngào đường ăn Tết

Mặc dù thị trường Tết đa dạng các loại bánh, mứt, nhưng người dân quê vẫn thích tự tay chế biến những món ăn từ nguyên liệu là sản vật địa phương. Gia đình quây quần rôm rả, mỗi người mỗi việc để làm nên những chiếc bánh tuy giản đơn mà thơm ngon, tròn vị.

Bánh dân gian vẫn “đỏ lửa”

Theo sự phát triển của xã hội, rất nhiều loại bánh hiện đại xuất hiện. Thế nhưng, bánh dân gian vẫn chiếm giữ vị thế nhất định trên thị trường. Nhiều gia đình, nhiều thế hệ vẫn tiếp nối, duy trì nghề làm bánh dân gian. Họ gìn giữ nghề không chỉ vì kinh tế mà còn vì tình yêu, tâm huyết giữ nét văn hoá ẩm thực truyền thống được trao truyền từ bao đời.

Vị Hà thành trên đất cực Nam

Từ những cơ duyên khác nhau, nhiều người con đất Bắc xa quê vào Nam lập nghiệp, trong hành trang họ mang theo có phong vị của món ăn quê nhà. Ðể rồi chính những món ăn thân thuộc của quê hương đã tạo cho họ sinh kế mới ở vùng đất cực Nam.

Nấu đám miệt vườn

Ẩm thực trong đám tiệc ở miền Tây tựa như bức tranh văn hoá đầy màu sắc, phản ánh được nếp sống, phong vị của đất và người nơi đây. Các món ăn đậm chất quê nhưng được chế biến cầu kỳ, qua bàn tay khéo léo của những thợ nấu là các mẹ, các dì, các chị tại nhà.

Sương sâm - Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Thế hệ 8X, 9X chắc hẳn ai cũng từng biết đến món sương sâm - món ngon dân dã được chế biến từ loại lá của dây leo hoang dại, dây dại này có sức sống mãnh liệt, mọc quanh năm nơi các bờ vườn ở miền Tây.

Mùa bông điên điển

Đến hẹn lại lên, vào tháng 7-11 (âm lịch), khi cơn gió bắt đầu se lạnh, nước cũng dâng cao hơn, cá tôm mập ú, hoa súng nở trắng đồng, rau thì xanh mơn mởn... cũng là lúc bông điên điển bắt đầu trổ, khoe sắc vàng rực soi bóng khắp các bờ kênh, tạo nên khung cảnh đặc sắc, nên thơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

Mắm ngon từ con tôm, con ruốc

Cà Mau là vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cá và các loài giáp xác, đặc biệt là con ruốc. Cũng từ những thứ này, người dân Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ẩm thực độc đáo như mắm tôm, mắm ruốc làm nức lòng bao thực khách.