ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 01:21:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Báo Cà Mau Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Thực hiện Chỉ thị số 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách, tháng 10/2023, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch số 252, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặc biệt quan tâm công tác truyền thông chính sách, làm cho người dân hiểu, chia sẻ và ủng hộ chính sách. Theo đó, tuỳ vào điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã cụ thể hoá nội dung thông tin, xác định các phương thức tuyên truyền, từng bước nâng cao nhận thức người dân để phát triển cộng đồng dân cư và toàn xã hội.

Ða dạng phương thức truyền thông

Báo chí là kênh thông tin quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách. Thế nên, các cơ quan báo chí trong tỉnh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về truyền thông chính sách. Qua các tin, bài, phóng sự đã lan toả những nhân tố tích cực, gương điển hình tiêu biểu, người tốt, việc tốt trong thực thi chính sách. Ðồng thời, đăng tải đầy đủ những văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh về nội dung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thông tin phản biện về quy trình xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách của tỉnh, nâng cao chất lượng nội dung thông tin phản biện, đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Trung ương và địa phương.

Trợ giúp pháp lý cũng là phương thức truyền thông chính sách hiệu quả. (Ảnh chụp luật sư tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý).

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau có những cách làm mới trong công tác truyền thông như học tập nghị quyết, triển khai đường lối, chủ trương của Trung ương và địa phương được tổ chức rộng rãi theo hình thức trực tuyến tới cơ sở. Triển khai sử dụng hệ thống Zalo trong chỉ đạo điều hành, ứng dụng chính quyền điện tử trên thiết bị di động (CaMau-G) với chức năng tương tác tức thời giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan chính quyền, đoàn thể và lãnh đạo Ðảng ở địa phương. Mặt khác, ngoài việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, còn có các sản phẩm truyền thông (xây dựng clip về người thật việc thật hoặc mô hình, chuyên gia hay nhân vật thuyết trình) phát tờ rơi, tập gấp...

Không những thế, công tác truyền thông chính sách còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, xây dựng nét văn hoá của quê hương Cà Mau, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của Nhân dân...

Hiệu quả mang lại

Thông qua các nền tảng truyền thông đã góp rất quan trọng trong hoạt động Nhà nước ở địa phương. Các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh đã kịp thời tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong toàn địa bàn, từ đó tất cả cùng quán triệt, thống nhất ý chí, hành động. Sự đổi mới hình thức họp, hội trực tuyến mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động truyền thông.

Nét nổi bật là các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã chủ động truyền thông và cung cấp thông tin cho báo chí đảm bảo tính công khai, minh bạch và đáp ứng tốt nhu cầu thông tin. Các cơ quan báo chí thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác truyền thông chính sách, xây dựng và duy trì chuyên mục lấy ý kiến người dân về các dự thảo luật, các văn bản, quy định, chính sách mới để mọi người dân được tiếp cận với các chính sách mới ngay từ khi hoạch định, ban hành và thực thi chính sách. Tất cả để nhằm mục tiêu “Dân biết - dân hiểu - dân tin - dân theo - dân làm”.

Có thể thấy rằng, thời gian qua, báo đài, Cổng thông tin điện tử tỉnh, các trang thông tin điện tử thành phần, các nền tảng xã hội đã thể hiện rõ vai trò cung cấp thông tin nguồn, định hướng tuyên truyền rất hiệu quả về công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh tới các tầng lớp Nhân dân và cho báo chí, truyền thông. Tin rằng, hiệu quả đạt được về công tác truyền thông chính sách ở tỉnh ta sẽ tiếp tục phát huy cao hơn trong thời buổi cách mạng công nghiệp 4.0 có sự ra đời của một loạt công nghệ mới được kết hợp các kiến thức trong nhiều lĩnh vực.

 Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau vinh dự là đơn vị duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là đơn vị thứ 2 ở khu vực phía Nam (cùng với TP Hồ Chí Minh) được Cục Báo chí đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông khen thưởng thành tích xuất sắc trong công tác truyền thông chính sách tại Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 07 của Thủ tường Chính phủ (dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng 8/2024)./.

 

Mỹ Pha

 

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.

Xoá nhà tạm - Tạo phong trào, cả nước chung tay

Ngày 19/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 539/QÐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Hoà cùng không khí chung của cả nước, tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch cụ thể và phát động thực hiện phong trào thi đua này trên địa bàn toàn tỉnh.

Chuyển biến từ công tác dân vận

Năm 2023, Cà Mau là tỉnh dẫn đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) về phong trào thi đua yêu nước. Ðạt được kết quả này là nhờ hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tốt công tác dân vận, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin trong Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống

Với phương thức “Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) được đầu tư đến 101/101 xã, phường, thị trấn, 100% ấp, khóm trên địa bàn toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn TDCS một cách thuận lợi và kịp thời.