ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 04:29:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng chất sinh viên từ hoạt động thực tế

Báo Cà Mau (CMO) Với mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề cho sinh viên, Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu) đã và đang nâng cao nhiều nội dung đào tạo, trong đó có hoạt động tham quan thực tế.

Tham quan thực tế nghề là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo mà Phân hiệu quan tâm, thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động cho sinh viên ngay từ những năm đầu vào đại học. Với quan điểm lấy người học làm trung tâm và định hướng đào tạo sinh viên trở thành những cử nhân, kỹ sư thực hành, Phân hiệu xác định đào tạo sinh viên theo hướng đa năng trong cách tiếp cận và thực hành, không chỉ giỏi quản lý mà còn tham gia vận hành được công việc. Nhà trường tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, lồng ghép thực hành, thực tế vào lý thuyết, giúp sinh viên ứng dụng ngay kiến thức vừa học để rèn luyện tay nghề.

Để hiện thực hoá nội dung đề ra, nhà trường đã và đang tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với môi trường thực tế ngay từ những năm đầu khi tham gia học tập tại trường. Đó là cơ hội để các bạn hiểu được tính chất và nội dung ngành nghề mà mình theo học, cụ thể đầu tháng 12 vừa qua, Phân hiệu tổ chức cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học khoá 19 tham quan nhà máy chuối sấy Đại Đô tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Tại đây, sinh viên được tham quan cơ sở sản xuất với quy trình sản xuất một cửa, nắm bắt những yếu tố cơ bản trong khâu sơ chế nguyên liệu và chiến lược kinh doanh, từ nhập nguyên liệu đến thành phẩm và cung ứng ra thị trường. Ngoài ra, các bạn còn được thấy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, sự vận hành chuyên nghiệp của dây chuyền sản xuất tự động hoá và được trải nghiệm những bài học lý thuyết vào môi trường làm việc thực tế tại nhà máy.

Chủ cơ sở nhà máy chuối sấy Đại Đô Cao Thanh Bình cho biết: “Tôi đánh giá cao tinh thần ham học hỏi của các bạn sinh viên Phân hiệu khi đến tham quan thực tế tại nhà máy. Với tôi, việc được trực tiếp quan sát và tìm hiểu quy trình sản xuất sẽ giúp sinh viên tường tận những kiến thức từ sách vở, bởi chỉ được học lý thuyết các bạn sẽ khó hình dung được công việc thực tế. Hy vọng những buổi tham quan như thế này sẽ góp phần xây dựng nền tảng kiến thức, giúp các em tự tin tìm việc sau khi tốt nghiệp”.

Buổi tham quan của sinh viên Phân hiệu tại Khu Công nghiệp Hoà Trung.

Trước đó, cuối tháng 11, Phân hiệu cũng đã tổ chức cho sinh viên tham quan mô hình trồng dưa lưới tại xã Tân Thành, TP Cà Mau. Đây là mô hình trồng dưa theo tiêu chuẩn VietGAP với công nghệ nhập từ Israel, không sử dụng phân bón hoá học, được trồng tự nhiên và bón phân hữu cơ, tưới tiêu theo quy trình nghiêm ngặt. Từ mô hình này, sinh viên phần nào hiểu được phương pháp gieo trồng trong điều kiện đất phèn và khí hậu nóng ẩm mà các bạn đã được học lý thuyết.

“Những hoạt động tham quan thực tế luôn là những buổi học rất thiết thực, đặc biệt đối với những sinh viên năm cuối như chúng tôi. Bên cạnh hiểu được cách áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế, tìm hiểu dây chuyền trong sản xuất, chúng tôi còn nắm được những quy tắc trong kinh doanh để từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về ngành nghề mình đang theo học và định hướng cho tương lai”, bạn Lê Hoài Nam, sinh viên ngành Công nghệ sinh học khoá 19, chia sẻ.

Bên cạnh hoạt động đưa sinh viên tham quan thực tế trong tỉnh, thời gian qua, Phân hiệu đã tổ chức nhiều chuyến thực tế ngoài tỉnh đến Bình Dương, Đà Lạt, Phú Quốc... cho sinh viên các khoá, các ngành tìm hiểu nhiều mô hình kinh tế. Để có được các hoạt động tham quan thực tế nghề thuận lợi cho sinh viên, nhà trường đã và đang kết nối với các trung tâm ứng dụng, các sở, ban, ngành, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Sau những hoạt động này, sinh viên sẽ tích luỹ thêm nhiều kiến thức và kỹ năng, hiểu biết hơn về môi trường làm việc chuyên nghiệp trong tương lai. Đồng thời, khơi gợi đam mê và cảm hứng ngành nghề sẽ được lan toả, tạo điểu kiện cải thiện cơ hội việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên./.

Minh Sang - Hoài Nam

Trao cơ hội khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hội viên phụ nữ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, từ đó mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế.

Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt

Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chị Nguyễn Thị Bích Liễu (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) từ bỏ công việc giáo viên. Về nhà, chị khởi nghiệp với việc làm và kinh doanh các loại bánh ngọt. Niềm đam mê và tâm huyết với nghề đã mang lại cho chị thành công nhất định.

Về quê làm giàu

“Khởi nghiệp giờ đây không còn là phong trào nữa mà đi vào thực chất. Thực tế đã chứng minh và kiểm nghiệm qua sự phát triển bền vững của các thành viên trong cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp tại quê nhà.

Cầu nối khởi nghiệp hiệu quả

Phát huy vai trò cầu nối, thời gian qua, Xã đoàn Tân Dân, huyện Ðầm Dơi, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp thông qua nhiều hoạt động như: định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn... Qua đó, giúp nhiều ÐVTN nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

Ðể khởi nghiệp thành công

“97% dự án khởi nghiệp thất bại, chỉ có 3% là thành công, nhưng các bạn hãy tin rằng, thành công luôn đến bên mình nếu như chúng ta nỗ lực mỗi ngày, lao động mỗi ngày, sáng tạo mỗi ngày”, đó là những lời sẻ chia, động viên, khích lệ tinh thần của ông Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Ðại học FPT, gửi gắm các bạn trẻ Cà Mau trên con đường khởi nghiệp.

Lão nông đam mê phát triển nông sản

Gần tuổi 60, thế nhưng ông Mai Lam Phương (ngụ khóm Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) vẫn hăng say phát triển kinh tế theo mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích. Bằng tình yêu lao động, tinh thần sáng tạo, ông đã khởi nghiệp từ chính những nông sản sạch tự trồng và tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu.

Thúc đẩy, lan toả phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển

Ngày 25/10, Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau (CamaUP’23) chính thức diễn ra tại khách sạn Mường Thanh, với sự tham dự của Phó chủ tịch HĐND Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, cùng các chuyên gia lĩnh vực kinh tế, thành viên Hội đồng cố vấn hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia, các hoạ sĩ nổi tiếng, lãnh đạo các sở ngành, đơn vị một số tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.

Chắp cánh cho sinh viên khởi nghiệp

Những năm qua, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức mà còn tạo điều kiện cho sinh viên (SV) phát triển kỹ năng, tay nghề thông qua các tiết thực hành. Bên cạnh đó, SV còn có thể lập các mô hình khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường với sự trợ lực từ giảng viên bộ môn, đây là nền tảng bước đầu giúp các em định hướng nghề nghiệp phù hợp. Mới đây, SV trường đã có dự án khởi nghiệp đạt kết quả khả quan.

Cần trợ lực cho thanh niên lập nghiệp

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp là chương trình lớn của Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Những năm qua, đồng hành, hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) có nhu cầu việc làm, nguyện vọng làm kinh tế, lập nghiệp và khởi sự kinh doanh, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã có những giải pháp cụ thể, gắn với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị.

Mùa hè bổ ích cho trẻ

(CMO) Hè là dịp để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện kỹ năng sống, cũng là dịp để các em được nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày dài học tập. Nắm bắt nhu cầu, tâm lý của các bậc phụ huynh, các lớp hè được các đơn vị, tổ chức mở ra cũng rất đa dạng và hấp dẫn về nội dung lẫn hình thức. Từ trước hè, các đơn vị, trường học đã triển khai thông tin về các hoạt động hè để phụ huynh đưa trẻ đến tham gia sinh hoạt.