ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 11-1-25 09:01:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Năng động giúp phụ nữ làm kinh tế

Báo Cà Mau Thời gian qua, việc tuyên truyền, động viên, khuyến khích chị em phụ nữ phát huy nội lực, vươn lên thoát nghèo đã tạo thành phong trào phát triển kinh tế bền vững tại cơ sở. Từ đó, đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi.

Thời gian qua, việc tuyên truyền, động viên, khuyến khích chị em phụ nữ phát huy nội lực, vươn lên thoát nghèo đã tạo thành phong trào phát triển kinh tế bền vững tại cơ sở. Từ đó, đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi.

Chị Nguyễn Kim Loan (ấp Ðất Sét, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân) được biết đến là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động của hội, vừa là tấm gương sáng cho những hội viên khác noi theo trong việc phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.

Chị Nguyễn Kim Loan (thứ 3 từ phải sang) trao đổi kinh nghiệm cắt, may vớ chân với chị em hội viên phụ nữ trong ấp.

Quê gốc Tây Ninh, lấy chồng về Cà Mau sinh sống. Ra riêng với hơn 5 công đất vuông nên cuộc sống gia đình với 4 miệng ăn gặp nhiều khó khăn. Khi thấy nhiều nơi thành công khi trồng bông thiên lý, chị mạnh dạn tận dụng trồng bông thiên lý hơn 1.000 m2 đất bờ bao. Bên cạnh đó, vợ chồng chị còn ươm và bán cây giống cho người dân trong ấp. Khoảng 3 ngày, gia đình chị thu hoạch bông thiên lý 1 lần rồi giao cho bạn hàng trong và ngoài huyện. Với giá khoảng 60.000 đồng/kg, mỗi tháng, gia đình cũng thu nhập hơn 5 triệu đồng từ giàn bông thiên lý. Theo chị Loan, nhờ lấy ngắn nuôi dài nên thời gian qua cuộc sống gia đình chị ngày càng ổn định. Thu nhập từ giàn bông thiên lý giúp gia đình trang trải sinh hoạt và lo cho con gái út đi học lớp 2. Tiền cua, tôm thì để dành tích luỹ và mua con giống tái sản xuất.

Cùng với nuôi tôm, trồng bông thiên lý, chị Loan còn mày mò, học hỏi làm thêm công việc may vớ chân. Vừa qua, chị và một số chị em trong ấp thành lập tổ may vớ chân, vừa truyền nghề, vừa tạo việc làm tăng thu nhập cho chị em tại địa phương. Chị Loan chia sẻ: "Khi thấy mẫu vớ chân đang được bày bán trên thị trường may khá đơn giản nên tôi làm thử nghiệm. Sau khi may thành công và tìm được đầu ra nên quyết định thành lập tổ và duy trì mô hình này". Mỗi tháng, tổ của chị may hơn 2.000 vớ chân các loại.

Ông Nguyễn Duy Phương và bà Võ Kim Tính tuy đã ngoài tuổi 60 nhưng vẫn nhận vải từ nhà chị Loan về cắt, ráp thành phẩm cho tổ. Theo bà Tính: “Công việc trong gia đình đã có con cháu đảm đương nên vợ chồng tôi ở không buồn lắm. Tôi thấy công việc may vớ phù hợp với sức khoẻ của mình nên làm. Mỗi tháng vợ chồng tôi cũng thu nhập gần 1 triệu đồng, vừa có tiền, vừa thấy cuộc sống vui hơn”. Với chị Tô Hồng Lý thì từ khi tham gia tổ may vớ chân, nguồn thu từ nghề này giúp chị có thêm tiền lo cho các con đi học. Vừa có điều kiện chăm sóc gia đình mà không phải đi làm xa nhà, chị Lý cho hay: "Tranh thủ công việc gia đình xong tôi đến nhà chị Loan để nhận vải về may. Từ công việc này, mỗi tháng tôi cũng thu nhập khoảng 1 triệu đồng đủ tiền cho con cái đi học".

“Với nhiều tiện ích như: dùng mang đi bắt cua, làm cỏ, hay ủ ấm cho người già... nên các mẫu vớ chân có thị trường tiêu thụ khá rộng. Ban đầu chỉ bán nhỏ lẻ, rồi sau đó chúng tôi bỏ mối cho các sạp hàng ngoài chợ. Hàng đẹp mắt và tiện dụng thích hợp cho nhiều người nên càng hút khách, từ đó sản phẩm làm ra được tiêu thụ rất mạnh”, chị Nguyễn Kim Loan cho biết thêm. Tuy nhiên, điều trăn trở lớn nhất hiện nay đối với chị Loan vẫn là thiếu vốn. “Do nguồn vốn còn hạn chế nên lượng vải mua về còn ít. Nếu được đầu tư vốn tổ sẽ mở rộng sản xuất và sẽ có nhiều chị em nhàn rỗi ở địa phương có việc làm và tăng thu nhập từ nghề này”, chị Loan đề xuất. 

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Ðất Sét Trần Diễm Kiều nhận xét, không chỉ là tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi, chị Loan nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, giúp đỡ chị em trong ấp việc làm, tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, chị Loan luôn quan tâm chăm lo xây dựng hạnh phúc gia đình, nhiệt tình tham gia và gương mẫu đi đầu trong các hoạt động của hội.

Với những cố gắng của mình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tận tình giúp đỡ các hội viên khác, chị Nguyễn Kim Loan xứng đáng là tấm gương tiêu biểu cần được nhân rộng./.

Bài và ảnh: Phương Lài

Năm 2025 nhiều mục tiêu để thành phố khởi sắc

Ông Tô Hoài Phương, Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thông tin, năm 2024, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển và tăng trưởng trên các lĩnh vực. Tổng vốn đầu tư tăng 10,08% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 8,8%, lượng khách du lịch tăng 8,4%... Thành phố thực hiện đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Khả quan công cuộc giảm nghèo của xứ rừng

U Minh là địa phương vùng rừng, ven biển. Tuy nhiên, bằng sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tạo đất tốt, cùng với việc đầu tư dần hoàn thiện về hạ tầng từ đê biển đến hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đến nay đời sống của người dân huyện từng bước thay đổi, công cuộc giảm nghèo của địa phương có nhiều tiến bộ.

Ðặc sản vùng ngọt vào vụ Tết

Những ngày này, trời nắng ấm, những đặc sản truyền thống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời như chuối khô, khô cá bổi được phơi đầy giàn, bắt đầu vào vụ mùa đón Tết.

Hàng Tết "lên sàn"

Mua sắm Online đã trở thành thói quen của đại bộ phận người tiêu dùng và mua sắm Tết cũng không ngoại lệ. Thời điểm này, thị trường mua sắm Tết Online đã bắt đầu trở nên sôi động, từ đồ trang trí, bánh mứt, thực phẩm, trái cây, cho đến mâm cỗ để cúng trong những ngày Tết, đều có thể tìm thấy trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Phụ nữ năng động, sáng tạo phát triển kinh tế

Thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, phụ nữ không chỉ đóng góp vào các hoạt động gia đình mà còn trở thành lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại tỉnh Cà Mau, phong trào phụ nữ khởi nghiệp đang ngày càng phát triển, với những sáng tạo và nỗ lực mạnh mẽ, phụ nữ nơi đây đang khẳng định vai trò trong thúc đẩy kinh tế địa phương.

An cư song hành sinh kế

Suốt một năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã quyết liệt trong công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát, song hành cùng công tác giảm nghèo hiệu quả để người dân không chỉ an cư mà còn ổn định cuộc sống dài lâu.

Khát vọng cất cánh

Nhìn lại năm 2024, Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau có thể tự hào với những thành tựu quan trọng đạt được trong hành trình phát triển. Tổng thể của bức tranh ấy là gam màu tươi sáng, đa sắc, sôi động với những nét chấm phá đầy ấn tượng và lòng người trọn vẹn, son sắt chung một ý chí, niềm tin.

Cà Mau thu ngân sách năm 2024 vượt 760 tỷ đồng

Chiều tối ngày 31/12, UBND tỉnh tổ chức Họp mặt khoá sổ kế toán cuối năm 2024. Tham dự có các đồng chí: Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Thanh Triều; Phó Trưởng đoàn Phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Hận.