ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 10:46:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nặng lòng với đất - Bài 3: Cậu ấm “Thắng cò” và du lịch độc, lạ nhất Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Hơn 20 năm qua, anh Trương Minh Thắng, bí danh Thắng “cò”, đã miệt mài thực hiện di nguyện của người cha. Bằng sức trẻ và tình yêu thiên nhiên, anh Thắng đã biến vùng đất nghèo dưỡng chất từng được dân gian đặt là địa danh “kinh nước màu”, ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình thành khu du lịch vườn cò, mô hình kinh doanh độc, lạ nhất ở xứ Cà Mau. Chuyện khởi nghiệp của Thắng cò cũng là câu chuyện dài tập, lắm gian truân.

Thắng là con út trong gia đình 3 anh chị em, quê gốc Hải Dương. Từ những năm sau ngày giải phóng, ông Trương Công Sự về vùng đất rẫy ở huyện Thới Bình lập nghiệp. Khu vực đất ông Tư Sự dừng chân cũng là khu vực hiện hữu ngày nay của Khu Du lịch sinh thái vườn cò Tư Sự.

Khoảng năm 2007, trong dịp gặp ngẫu nhiên, ông Tư Sự từng kể về một thời ra sức cải tạo vùng đất ở kinh nước màu này: đất năn, cấy lúa không sống nổi vì phèn. Phải kê liếp trồng khóm, mỗi năm 1 vụ. Những người liền thửa đất vì không chịu nổi cảnh khốn khó nên bán lại để tìm nơi canh tác mới. Khi đó, ông Tư Sự tích góp tiền mua lại, mở rộng diện tích trên 16 ha. Sau nhiều năm, cây khóm không giúp nông dân Thới Bình đổi đời, bắt đầu với cuộc trường chinh cây mía. Hơn 20 năm sau, mía thất thủ, cả vùng chuyển dịch sang nuôi tôm. Cũng vào thời điểm năm 2000, khi những vuông tôm trắng cả vùng kinh xáng nước màu thì khu vực rộng lớn 16 ha của ông Tư Sự chim cò kéo về ở đông nghẹt.

Khu vực vườn cò Tư Sự giờ có khoảng 20.000 cá thể với 18 loài cùng sinh sống với sự bảo tồn nghiêm ngặt của anh Trương Minh Thắng.

“Ban đầu, khoảng vườn kê liếp phía trước nhà khoảng 6 ha trồng tràm, chim cò bay về ở kín mít. Ba tôi thấy vậy nên giữ vườn mà không ban ra làm vuông tôm. Chim về ngày một đông, tràm không chịu nổi, ba tôi mới thuê cơ giới kê thêm liếp vườn để trồng tre. Vậy là hễ khu vực tràm do chim, cò sinh sống lâu ngày cây chết thì chúng dời sang khu vực trồng tre để làm tổ, sinh sản. Anh em tôi khi đó ngoài làm tôm, lúa còn phải trồng cây gây rừng”, anh Trương Minh Thắng nhớ lại.

Cũng năm đó, ông Tư Sự họp các con lại và phân giao đất để lập nghiệp. Ông căn dặn, dù giá nào cũng không được bán đất, vì quan niệm ông bà là tấc đất tấc vàng. Trương Minh Thắng là con út, thời điểm đó còn là thanh niên hừng hực máu lửa. Anh cũng từng là thủ lĩnh của Đoàn thanh niên ở xã, một thời gian dài giữ vai trò bí thư chi bộ ấp. Có dịp đi nhiều nơi, giao lưu, học hỏi nhiều kinh nghiệm lập thân, lập nghiệp nên Trương Minh Thắng về bàn với gia đình lập tổ hợp tác và kinh doanh du lịch theo hướng cộng đồng, sinh thái từ đầm tôm, ao cá, vườn cò.

Anh Thắng nuôi tôm thâm canh, kết hợp cá đồng trong toàn bộ diện tích 16 ha. Lợi từ đất bắt đầu cho thu nhập khủng. “Ban đầu tôi chỉ nuôi tôm. Nhưng khu vực vườn chim, cò thì bất khả xâm phạm nên chỉ có thể thả cá đồng. Vậy là từ nguồn thức ăn dồi dào của phân chim, cá đồng dưới tán cây phát triển, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng mà khỏi phải tốn công chăm sóc, quản lý. Nhưng ý nghĩ về làm du lịch không hề lắng dịu trong tôi”, anh Thắng chia sẻ.

Mãi đến năm 2015, khu vực vườn cò của anh Thắng mới hoạt động tham quan du lịch. Vậy là anh đầu tư, nâng cấp nhiều tuyến đường nội bộ để khách tiện tham quan, ngắm chim cò và thưởng thức đặc sản, tôm, cua, cá dưới tán cây.

“Khi tôi bắt đầu khởi nghiệp cũng là lúc tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam đưa vào vận hành. Có đường bộ kết nối, có chủ trương cho phép, cùng với tiềm lực, tôi đã xây dựng thương hiệu Khu Du lịch sinh thái vườn cò Tư Sự từ đó. Giờ cha tôi không còn, nhưng anh em chúng tôi vẫn theo tâm nguyện của cha giữ đất và phát huy giá trị của đất. Giờ khu du lịch vườn cò không chỉ tiếp đón du khách từ các nơi về tham quan, mà còn có cả các chuyên gia đến nghiên cứu về thổ nhưỡng, về các loài chim, có cả khách quốc tế”, anh Thắng vui vẻ kể.

Mùa mưa năm nay về sớm, rừng cây cằn cỗi như được tưới mát và bắt đầu đâm chồi. Riêng 6 ha tre mới trồng 2 năm để chuẩn bị cho sự dịch chuyển của đàn chim vẫn đang được anh Thắng bón phân định kỳ để kịp tiến độ theo dự đoán. Phía bên kia là khu vực rừng tràm 5 năm tuổi đang rợp những đàn chim. Chi chít trên những nhánh, ngọn thân tràm là tổ chim cò.

“Mưa xuống là mùa chim sinh sản. Năm nay theo như kinh nghiệm thì chúng sinh sản đông hơn so với mọi năm”, anh Thắng bộc bạch.

Anh Thắng luôn có kế hoạch và tự chăm sóc, bảo vệ đàn chim, cò.

Du khách ngắm vườn chim mùa này không khó bắt gặp hình ảnh ông chủ Thắng cò chống xuồng quanh vườn để khảo sát, quan sát, theo dõi tiến độ sinh sản để có giải pháp xử lý kịp thời.

“Quan sát để biết khu vực nào chim, cò đang sinh sản nhiều thì mình chuyển du khách sang khu vực khác tham quan, tránh đàn chim cò bị tác động từ con người”, anh Thắng chia sẻ.

Đến nay, sau 22 năm bảo tồn vườn chim, hơn 7 năm vận hành và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, vườn cò Tư Sự của anh Trương Minh Thắng trở thành khu du lịch độc, lạ nhất xứ Cà Mau. Bởi ở Cà Mau hiện có nhiều hộ kinh doanh, mô hình cá, tôm, cua, rừng cây, lấy mật ong..., nhưng kết hợp thêm cả việc trải nghiệm ngắm chim, cò, hoà mình vào thiên nhiên như trải nghiệm tại đây không phải ai cũng làm được. Theo anh Thắng, hiện vườn cò của anh có khoảng 18 loài với hơn 20.000 cá thể. Nhiều nhất là cò, vạc; khu vườn còn có cả vạc sen và một số loài bảo tồn trong Sách Đỏ như điên điển…

“Du khách tin tưởng đến ngày thêm đông. Tôi giờ phải trồng thêm rừng cây để chim muôn có nơi trú ngụ an toàn”, ông chủ vườn cò bộc bạch.


Với những thành quả hiện hữu, các bạn trẻ như: Nguyễn Trường Giang, Trần Diễm Mi và Trương Minh Thắng đã minh chứng việc biến ước mơ, hoài bão thành hiện thực là có thể và khả quan. Thành công này cũng xoá tan nếp nghĩ tuổi trẻ bồng bột, tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm… dù số người khởi nghiệp bất thành vẫn hiện hữu. Nhưng chung quy lại từ kinh nghiệm của người thành công như các bạn trẻ đã nói là phải đảm bảo thông suốt thông tin, kênh để học tập, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức. Bên cạnh đó là việc hỗ trợ các nguồn vốn, ứng dụng khoa học - công nghệ, kỹ thuật tránh vết xe đổ mạnh ai nấy làm theo cảm tính riêng, rồi trở thành triệt tiêu nhau theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”.

Một điều quan trọng không kém là công tác định hướng, nhất là đối với các sản phẩm đặc trưng, ngành nghề khác biệt như rượu trái giác, làm du lịch vườn chim, hay hàng mỹ nghệ… đâu là mặt hàng, ngành nghề chủ lực và có chiến lược phát triển phù hợp. Cùng với những thành công ấy là công tác tổ chức, liên kết, hợp tác, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, duy trì lâu dài.


 

Phong Phú

BÀI CUỐI: ĐẨY MẠNH HỖ TRỢ SÁNG TẠO KHỞI NGHIỆP

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.