ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 16:19:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nét đẹp nhà xưa

Báo Cà Mau Gìn giữ và bảo tồn những ngôi nhà cổ, nhà xưa có tuổi đời từ 50 năm đến hơn 1 thế kỷ là việc làm có ý nghĩa về mặt lịch sử. Ở Cà Mau, vùng đất non trẻ của xứ Nam Kỳ lục tỉnh, hiện nay còn nhiều ngôi nhà có tuổi đời như thế, tồn tại qua những thăng trầm thời cuộc, mặc cho mưa bom bão đạn tàn phá làng xóm, quê hương trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Ðiển hình như tại Ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, có ngôi nhà của Hội đồng Lâm Canh, xây dựng khoảng năm 1880 (hơn 140 năm tuổi). Ngôi nhà trải qua 3 đời trong gia đình, là cụ ông Lâm Phương, Lâm Quang, Lâm Canh, nay do cháu, chắt của ông Lâm Canh trông coi. Hay như ở An Xuyên, Tân Thành, Lý Văn Lâm... vùng ven TP Cà Mau; xứ Tân Lộc (huyện Thới Bình); xứ Kênh Hội, kênh Chống Mỹ, xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời); Tân Tiến, Thanh Tùng (huyện Ðầm Dơi)... còn nhiều ngôi nhà 3 gian 2 mái xây dựng vào thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Sự tài hoa trong bàn tay, khối óc của con người đã thiết kế, xây nên những ngôi nhà, trở thành biểu tượng đẹp của văn hoá làng xã. Vì thế, nhà cổ, nhà xưa vẫn luôn có sức sống lâu bền trong đời sống xã hội.

Ngôi nhà của Hội đồng Lâm Canh với kiến trúc mang đậm dấu ấn người Hoa, mặt trước có 1 cửa chính và 8 cửa phụ, mái lợp ngói âm dương.

 

Gian nhà ông Nguyễn Văn Nhã (nằm trên tuyến Quốc lộ 1, thuộc xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là một trong những ngôi nhà mang đậm kiến trúc Nam Bộ xưa ở Cà Mau, được ông Nhã phục dựng vài chục năm nay.

 

Ngôi nhà của ông Trần Út, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, có kiến trúc 3 gian 2 mái và thêm 1 mái chái bên hông nhà. Ðây là kiến trúc thịnh hành vào những thập niên 80 của thế kỷ trước.

 

Ngôi nhà theo lối kiến trúc 3 gian 2 mái của ông Năm Nuôi, Ấp 1, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, mang dấu ấn thập niên 60-70 của thế kỷ 20.

 

Giá trị của thời gian những ngôi nhà xưa, nếu các nhà làm du lịch ở Cà Mau biết khai thác nó như một sản phẩm du lịch có chiều sâu văn hoá - lịch sử sẽ thu hút khách đến tham quan. (Trong ảnh: Ngôi nhà của bà Tư Hương, Ấp 1, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, được trùng tu, thay bộ cửa mới nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa).

 

Từ khoảng thập niên 70 đến khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ trước là thời hoàng kim của những ngôi nhà tường có bề mặt “đá rửa, đá mài” phổ biến dành cho những gia đình giàu sang, khá giả ở các địa phương.

 

Cảnh sinh hoạt đờn ca tài tử Nam Bộ bên nếp nhà 3 gian được xây dựng thập niên 80 của ông Nguyễn Văn Bình, ở ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi.

 

Những gian thờ cẩn ốc xà cừ trang trí trong ngôi nhà Nam Bộ, thể hiện sự no đủ của người Cà Mau xưa.

 

Trên bộ ván ngựa trong căn nhà xưa (xây dựng vào thập niên 70, thế kỷ XX), của gia đình anh Nguyễn Quốc Việt, ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, mọi người quây quần cùng nhau thưởng thức món tôm lụi nướng rượu nếp, gợi nhớ lại một thời xa xưa.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Báo chí với sự kiện

Cà Mau có 3 cơ quan báo chí: Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Tạp chí Văn nghệ Cà Mau và Cổng thông tin điện tử tỉnh, với hơn 260 hội viên Hội Nhà báo; cùng với hơn 70 phóng viên thường trú và cộng tác viên của 59 cơ quan báo chí, tạp chí ngoài tỉnh hoạt động trên địa bàn.

Gợi nhớ thời áo trắng

Phượng vĩ đồng hành cùng các thế hệ học trò đi qua những năm tháng tươi đẹp. Nhắc đến hoa phượng vĩ, có lẽ sẽ gợi nhớ cho nhiều người về những kỷ niệm đẹp thời áo trắng - thời của tình yêu học trò thơ ngây, mơ mộng, từng đùa giỡn, trò chuyện dưới gốc phượng sân trường; thời của giây phút lưu luyến, bịn rịn khi phải chia tay thầy cô, bạn bè với những quyển lưu bút trao tay, gửi bao dòng tâm sự bên những cánh phượng ép thành đôi bướm xinh xắn... Chỉ đơn giản vậy nhưng để lại những kỷ niệm thật đẹp, thật đáng nhớ của một thời cắp sách đến trường!

Áo mới Khánh An

Là cửa ngõ của huyện U Minh, trước đây Khánh An là xã thuần nông, phát triển kinh tế từ rừng và lúa, hoa màu... Từ khi có công trình trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia, Cụm công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau, Khánh An như khoác lên mình chiếc áo mới: Khu công nghiệp Khánh An hiện nay đã thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 91,84% và vẫn đang có nhu cầu thuê đất rất cao, đặc biệt là nhu cầu xây dựng nhà máy cho các doanh nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.

Khẩn trương xây nhà an cư tại Sào Lưới

Đến mùa mưa bão, người dân sinh sống ven biển Tây nói chung, Khu tái định cư Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) nói riêng, đang gấp rút xây dựng, di dời nhà ở vào điểm dân cư vàm kênh Sào Lưới.

Xuồng tam bản - Gợi nhớ một thời

Cà Mau là địa phương có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Bà con vùng sông nước thường dùng ghe, xuồng, vỏ lãi... làm phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hoá, trong đó có một loại làm bằng cây gỗ rất độc đáo: xuồng tam bản (xuồng ba lá).

Thông điệp bảo vệ môi trường từ một hội thi

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6), vừa qua, UBND, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân) phối hợp cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) tổ chức Hội thi “Giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”.

Sân chơi cho trẻ nông thôn

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có hơn 221.490 trẻ. Thời gian qua, các ngành chức năng, chính quyền địa phương, nhà trường phối hợp cùng phụ huynh tạo mọi điều kiện, xây dựng môi trường sống an toàn tại gia đình, trường học, cộng đồng để trẻ em được phát triển toàn diện.

Tái sinh hữu ích nguồn rác thải

Vỏ chai nước lọc, nước ngọt, lon bia, bìa giấy... qua bàn tay các đoàn viên, thanh niên xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, trở nên hữu dụng.

Ngắm vầng dương trên đảo Hòn Khoai

Hòn Khoai là cụm đảo nằm ngoài khơi của biển Ðông, thuộc địa phận xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Ðảo có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, nhất là ở thời điểm bình minh và hoàng hôn.

Phát triển kinh tế rừng U Minh Hạ

Rừng U Minh Hạ nằm trên địa bàn 2 huyện: U Minh và Trần Văn Thời. Thời gian qua, người dân sống dưới tán rừng đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó trồng rừng thâm canh được xem là bước đột phá mới. Với kỹ thuật đưa cơ giới hoá vào xẻ mương, lên liếp trồng cây tràm bản địa, tràm Úc, keo lai..., cây phát triển rất nhanh, rút ngắn được chu kỳ khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng tràm nước truyền thống.