ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 11:03:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh

Báo Cà Mau Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Cà Mau luôn chủ động triển khai các chủ trương, biện pháp chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tập trung vốn, tiền mặt phục vụ cho chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Cà Mau luôn chủ động triển khai các chủ trương, biện pháp chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tập trung vốn, tiền mặt phục vụ cho chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo đánh giá của NHNN chi nhánh tỉnh Cà Mau, 4 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn huy động tại địa phương đáp ứng 65,41% so với tổng dư nợ cho vay (tăng 10,78% so cùng kỳ năm trước), chênh lệch còn lại các chi nhánh ngân hàng - TCTD tranh thủ nhận vốn điều hoà trong từng hệ thống để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ðây là sự cố gắng lớn của các ngân hàng - TCTD trên địa bàn. Từ đó, cung ứng vốn cho các đơn vị kinh tế trong tỉnh hoạt động hiệu quả và góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh nhà.

Đến nay, có 13/29 chi nhánh ngân hàng - TCTD tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó Ngân hàng NN&PTNT là đơn vị chủ lực.

Ðến hết tháng 4, tổng dư nợ cho vay đạt 30.118 tỷ đồng, tăng 6,1% so với đầu năm, bằng 106,6% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 95,9% kế hoạch năm 2015 do UBND tỉnh giao. Ðây là sự cố gắng lớn của các chi nhánh ngân hàng - TCTD trên địa bàn trong việc đáp ứng vốn tín dụng cần thiết, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Ðồng thời, các chi nhánh ngân hàng - TCTD tích cực xử lý, thu hồi nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn nợ, tạo nguồn vốn đầu tư tín dụng, tập trung cho vay đối với sản xuất, kinh doanh, phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tập trung vốn cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NÐ-CP của Chính phủ và cho vay xây dựng nông thôn mới.

Công tác thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai thực hiện khá tốt theo Ðề án Ðẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, để thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, mạng lưới rút tiền tự động qua máy ATM, điểm chấp nhận thanh toán thẻ qua máy POS cũng được các ngân hàng thương mại trên địa bàn lắp đặt thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch. Gần đây, máy ATM trên địa bàn tỉnh được các ngân hàng quan tâm củng cố, bảo trì, khắc phục sự cố, đảm bảo giao dịch thông suốt, nhất là trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần (thứ Bảy, Chủ nhật). Dịch vụ rút tiền tự động bằng máy ATM trên địa bàn tỉnh hiện có 111 máy, 255 điểm chấp nhận thanh toán thẻ với 303 máy POS.

Giám đốc NHNN chi nhánh Cà Mau Trần Quốc Khởi cho biết: “Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng - TCTD trên địa bàn tập trung vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam cho vay lãi suất thấp đối với 5 nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của Thống đốc NHNN phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, thực hiện phương án, dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ðồng thời, chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng - TCTD trên địa bàn cung ứng đủ, kịp thời khối lượng tiền mặt cần thiết cho nhu cầu hoạt động và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”./.

Bài và ảnh: Hồng Phượng

Liên kết hữu ích

Ðồng bộ giải pháp, khai thác tốt nguồn thu

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương và những nỗ lực của ngành thuế, năm 2024, công tác thu ngân sách của huyện Ðầm Dơi đạt được những kết quả đáng khích lệ, vượt dự toán tỉnh giao.

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Chủ động giải pháp tăng trưởng tín dụng

Ông Liêu Chí Tài, Phó giám đốc Phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cà Mau, thông tin, đến ngày 30/11, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 71.673 tỷ đồng, tăng 3,34% so với đầu năm, tương đương với mức tăng 2.315 tỷ đồng. Dự báo đến hết năm 2024, dư nợ cho vay tại Cà Mau sẽ đạt 73.039 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5,3% so với đầu năm.

Trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất phấn khởi.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngành Công thương đạt gần 800 tỷ USD

Chiều nay (23/12), Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Bộ Công thương tổ chức. Tại điểm cầu Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tham dự.

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Sự kiện truyền thông “Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đồng thời tạo điều kiện cho chị em phụ nữ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP với nhau.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.