ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 06:40:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề dệt của đồng bào Khmer vùng biên giới

Báo Cà Mau Ðồng bào Khmer là 1 trong 54 dân tộc anh em không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Những năm qua, Ðảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các dân tộc thiểu số, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đời sống của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long cải thiện rõ rệt.

Vui bên nghề trăm tuổi

Thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) có 1/4 người dân tộc Khmer tập trung ở các xã: Văn Giáo, An Cư, Vĩnh Trung, An Hảo và Tân Lợi. Ðây là vùng đất có bề dày lịch sử khai phá, Nhân dân giàu lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hàng trăm năm khai phá và giữ đất. Kế thừa, phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông, Ðảng bộ, dân, quân thị xã Tịnh Biên nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, trưởng thành và lớn mạnh không ngừng, đưa vùng đất vươn lên, xứng đáng là một trong những cửa ngõ quốc tế phía Tây Nam của Tổ quốc.

Tịnh Biên có đường biên giới tiếp giáp Campuchia gần 20 km, là lợi thế và tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch. Ở Tịnh Biên, ngoài phát huy hiệu quả lao động sản xuất, đồng bào dân tộc Khmer còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống hơn 100 năm. “Sản phẩm của làng nghề được chứng nhận OCOP 4 sao, xuất bán nhiều quốc gia Ðông Nam Á”, bà Neáng Chanh Ty, thợ dệt lành nghề và là một trong những thành viên giữ gìn, phát huy giá trị làng dệt ở ấp Srây-Skốth, xã Văn Giáo, phấn khởi cho biết. Ðây là làng dệt thổ cẩm duy nhất còn duy trì và phát triển hiệu quả của đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh An Giang. Hiện làng dệt có gần 180 thành viên. Chị Neáng Qươn, ngụ ấp Srây-Skốth, bộc bạch: “Tôi học nghề hơn một năm, giờ biết dệt khăn choàng. Làm nghề này vừa ở nhà chăm sóc ông bà, trông giữ con trẻ lại có thêm thu nhập”.

Chia sẻ niềm vui công việc, chị Neáng Chanh Ty hớn hở: “Gia đình tôi giữ nghề đã 3 đời, giờ sản phẩm được bán nhiều nơi, có nhiều đơn hàng, tăng thu nhập cho thợ. Tôi cùng chị em nỗ lực đưa sản phẩm làng dệt xuất khẩu nhiều hơn. Như thế vừa phát huy hiệu quả kinh tế, vừa quảng bá nghề truyền thống của đồng bào đến bạn bè”.

Chị Neáng Chanh Ty (bìa trái) tỉ mỉ với những đóng góp về sản phẩm dệt thổ cẩm Văn Giáo từ nghệ nhân Neáng Dương.

Chị Neáng Chanh Ty (bìa trái) tỉ mỉ với những đóng góp về sản phẩm dệt thổ cẩm Văn Giáo từ nghệ nhân Neáng Dương.

Theo ông Hồ Văn Ðức, Chủ tịch UBND xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên: “Làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Khmer ở ấp Srây-Skốth là làng nghề hiệu quả, giúp hàng trăm hộ gia đình và chị em phụ nữ có việc làm và tăng thu nhập. Mô hình này rất hiệu quả, Ðảng uỷ, UBND xã đang cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tăng cường nguồn vốn cho thành viên để đầu tư thiết bị, nguyên liệu... Ðến nay, tỉnh An Giang công nhận nhiều nghệ nhân dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Khmer, nghệ nhân Neáng Chanh Ty là một trong số đó”.

OCOP Cỏ bàng Phú Mỹ

Bà Nguyễn Ngọc Bân, thành viên HTX Cỏ bàng Phú Mỹ, ngụ ấp Trà Phô, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) khoe: “Sản phẩm đan từ cỏ bàng thiết kế nhiều mẫu mã bắt mắt, ngày càng có nhiều đơn hàng. HTX giải quyết việc làm cho trên 200 lao động, trung bình mỗi người thu nhập 200 ngàn đồng/ngày. HTX mở rộng quy mô và không chỉ dừng lại ở thương hiệu sản phẩm OCOP 4 sao mà chúng tôi tìm thêm đơn hàng xuất khẩu sang các nước phương Tây”.

Huyện Giang Thành có 3/5 xã là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, với dân số chiếm 21%, tập trung ở các xã: Phú Mỹ, Phú Lợi và Tân Khánh Hoà. Từ khi tái lập năm 2009, hạ tầng giao thông, cuộc sống người dân từng bước phát triển bền vững. Là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Giang Thành, xã Phú Mỹ có 40,87% người dân tộc Khmer, sản xuất nông nghiệp chủ yếu. Bằng nỗ lực giảm nghèo và chí thú làm ăn, đến nay, hộ nghèo của xã giảm còn dưới 2%.

Sản phẩm cỏ bàng Phú Mỹ đa dạng mẫu mã và phù hợp nhiều đối tượng.

Sản phẩm cỏ bàng Phú Mỹ đa dạng mẫu mã và phù hợp nhiều đối tượng.

Chị Lý Thị Cheng, thợ may gia công, HTX Cỏ bàng, chia sẻ: “Hồi chưa tham gia HTX chỉ làm việc nhà rồi thôi, tất cả thu nhập đều chờ vào lao động của chồng. Bây giờ thì có thêm nghề may, đan cỏ bàng, mỗi tháng được thêm gần 5 triệu đồng cũng đủ chi tiêu và đảm bảo cuộc sống. Học nghề cũng không khó lắm, chỉ cần chăm chỉ”.

Trước đây, cỏ bàng là loài cây hoang dại, song với những nghiên cứu khoa học về vùng đất, thổ nhưỡng và tính năng loài thực vật này, ngày 5/1/2016, UBND tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt quyết định thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, với tổng diện tích khoảng 2.700 ha, trong đó, diện tích vùng lõi khoảng 940 ha và diện tích vùng đệm khoảng 1.760 ha. Mục tiêu của khu bảo tồn là bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa phương đang quản lý việc khai thác hợp lý, từ đó đảm bảo phát triển được làng nghề truyền thống đan cỏ bàng bền vững và sinh kế ổn định cho người dân.

Có thể nói, cùng với phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, vùng biên giới Tịnh Biên (An Giang), Giang Thành (Kiên Giang) tập trung hướng các sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer như thổ cẩm Văn Giáo, cỏ bàng Phú Mỹ... xuất khẩu mở ra thời cơ mới để cuộc sống người dân không ngừng nâng lên. Từ đó, thu hẹp khoảng cách và chênh lệch mức độ chuẩn thụ hưởng các thiết chế văn hoá, đời sống xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer khu vực biên giới./.

 

Phong Phú - Phúc Danh

 

Thu hút vốn FDI cho các tỉnh ÐBSCL sau hợp nhất: Nhu cầu bức thiết cho tăng trưởng nhanh

Thực tiễn đã chứng minh, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhất là trong điều kiện các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu long (ÐBSCL) vừa hợp nhất. Thế nhưng, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại công tác thu hút vốn FDI, khi đồng vốn này tham gia vào phát triển các thế mạnh về kinh tế của vùng ÐBSCL còn khá khiêm tốn và chưa tạo được “sức bật” lớn trong khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có.

Các tỉnh ĐBSCL sau hợp nhất: Cần tái cấu trúc sản phẩm du lịch 

Với điều kiện sinh thái đặc thù, cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hội tụ tiềm năng, thế mạnh du lịch sông nước (DLSN). Thế mạnh này sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn khi các tỉnh hợp nhất trong điều kiện tương đồng về lợi thế. Song, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại mô hình tăng trưởng gắn với tái cấu trúc các sản phẩm du lịch để tạo ra “cú huých” bằng chính bản sắc đặc trưng.

Chọn thuỷ sản làm khâu đột phá

Thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lâu nay và dự báo trong tương lai gần vẫn phải dựa vào trụ cột nông nghiệp. Nhưng đó phải là nông nghiệp xanh, sạch, sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH).

“Chắp cánh” hạt gạo đất Chín Rồng

Vừa qua, Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn. Cái đáng phấn khởi ở đây không phải là số lượng, mà việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành nông nghiệp và được xem là bước tiến ấn tượng trong sản xuất lúa gạo từ Ðề án 1 triệu héc-ta lúa đang triển khai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Nghị quyết 68 tạo “đường băng” để doanh nghiệp bứt phá

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp (DN) cả nước nói chung và DN khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) nói riêng. Tuy mới ban hành nhưng Nghị quyết 68 được cộng đồng DN phấn khởi đón nhận, xem là “đường băng” để chủ động bứt phá và tăng tốc, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Nâng cao Chỉ số PCI - “Chìa khoá” cho tăng trưởng kinh tế

Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và đánh dấu 20 năm hành trình liên tục cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Ðồng thời, từ số liệu công bố này cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Bên dòng Maspero

Khi mùa lễ hội Ok Om Bok tưng bừng, dòng sông Maspero cũng khoác lên mình tấm áo rực rỡ, hội tụ cả tinh thần lẫn văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Không chỉ là nơi diễn ra những cuộc đua ghe Ngo đầy hào hứng, dòng sông này còn là nhịp cầu nối giữa truyền thống, hiện tại và tương lai của vùng đất Sóc Trăng giàu bản sắc văn hoá các dân tộc.

Sức vươn Cù lao Tây

Giữa dòng Tiền Giang hiền hoà, nơi sóng nước mênh mang và đất phù sa màu mỡ, có một vùng đất đang lặng lẽ thay da đổi thịt: Cù lao Tây, thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp. Mảnh đất này từng một thời lận đận bởi giao thông trắc trở, kinh tế khó khăn, nhưng hôm nay, nhờ những chủ trương đúng đắn, sự đồng lòng của chính quyền và người dân, Cù lao Tây đã bừng sáng như một đoá sen vươn mình từ bùn lầy, thanh khiết, đầy sức sống.

Vì sự phát triển bền vững của đất Chín Rồng

Trong Báo cáo Kinh tế thường niên vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, đã phản ánh thực trạng về một bức tranh “khá xám” của đồng bằng với hàng loạt các thách thức và đặt ta nhiều vấn đề cho phát triển bền vững. Tại sao sự phát triển kinh tế của ÐBSCL tiếp tục “tụt lùi” trong nhiều năm liền và vùng đất chín rồng này rất cần một cuộc cách mạng trong tái cơ cấu lại mô hình tăng trưởng trong huy động nguồn lực, nhất là trong điều kiện các tỉnh, thành phố sẽ được sáp nhập lại với nhau.

Những vùng quê vượt qua nỗi đau

Sau 50 năm kiến thiết xây dựng quê hương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đó những chiến tích bi thương, oai hùng. Trở lại những địa chỉ năm xưa từng xảy ra các vụ thảm sát tang thương như: TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), tỉnh Cà Mau... đều cảm nhận được sự thay đổi lớn lao. Ðó là những vùng quê bừng sáng, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.