ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 29-4-24 23:47:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề quê giữa phố

Báo Cà Mau (CMO) Dạo quanh các tuyến đường ở TP Cà Mau, không khó bắt gặp những người lao động mưu sinh bằng gánh hàng bán bánh dân gian. Ngoài sinh kế, ở một góc nhìn khác, chính họ cũng điểm thêm nét văn hoá ẩm thực bình dị giữa phố phường.

Một thời gian sống gần người Chăm, bà Trương Huỳnh Ðông (ngụ Phường 5, TP Cà Mau) học được cách làm bánh bò nướng. Cũng phải tốn nhiều công cân chỉnh nguyên liệu, bà làm thành công những chiếc bánh vừa ngon, vừa đẹp và quyết định chọn nó làm nghề mưu sinh. Hơn 7 năm qua, gánh hàng bánh bò nướng theo bà rong ruổi từ huyện Trần Văn Thời sang TP Cà Mau, riêng thời gian bám trụ ở thành phố đã 4 năm. Mỗi ngày, từ 9 giờ sáng, bà cùng chồng chuẩn bị xong mọi thứ và lên lửa cho 3 chiếc lò than. Bán đến đâu nướng đến đó nên bánh lúc nào cũng thơm, nóng. Ðến 14 giờ, bà bắt đầu dọn hàng, tạm nghỉ sau một ngày lao động với gần 300 chiếc bánh được bán đi.

 Gánh bán bánh bò nướng của cô Trường Huỳnh Đông. 

Bà Ðông chia sẻ, làm bánh bò nướng khó nhất là canh lửa. Phải vừa độ và đều tay, lửa không đạt thì bánh sẽ bị một mặt sống, một mặt khét. Mỗi cái bánh bò giá 5 ngàn đồng, không đổi từ nhiều năm nay. “Mấy năm nay giá đường thốt nốt lên, bột lên nhưng tôi vẫn giữ giá. Thà lời ít mà mọi người dễ ăn”, bà Ðông nói.

Bánh bò, bánh bột báng, bánh chuối, bánh lá, bánh chuối nếp nướng, chè đậu trắng, chè khoai mì là 8 loại thức ăn mà 18 năm qua bà Phạm Thị Thảo (ngụ Phường 9, TP Cà Mau) vẫn tự tay làm mỗi ngày để bán. Mỗi ngày, bà Thảo phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị mở bán hàng vào lúc 11 giờ. Xe hàng bánh dân gian này cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình bà, giúp bà nuôi các con khôn lớn.

 Cô Phạm Thị Thảo bày bán 8 loại bánh dân gian tự tay làm. 

Giờ nghỉ trưa, anh Nguyễn Phú Hào tranh thủ ghé hàng bánh của bà Thảo tìm mua bánh lá. Anh Hào tâm sự: “Tôi ăn các loại bánh này từ nhỏ. Tôi thích nhất là bánh lá và bánh chuối. Gia đình tôi cũng hay mua về ăn”. Ðứng trước vô vàn sự lựa chọn về ẩm thực từ trong nước đến ngoài nước, nhiều bạn trẻ như Hào vẫn dành tình yêu lớn cho bánh dân gian.

Không có duyên với làm vuông, ông Nguyễn Văn Lượng rời quê lên TP Cà Mau sinh sống, hiện ngụ tại Phường 7. Lập nghiệp ở nơi mới, nghề làm bánh đến với ông một cách tự nhiên. Ông bán bánh từ trước năm xảy ra cơn bão số 5 (năm 1997) khoảng 7, 8 năm đến tận bây giờ.

“Lúc trước, tôi bán nhiều loại bánh, khi đó bến đò gần đây, công nhân từ các công ty thuỷ sản ghé mua nhiều. Mỗi ngày sử dụng đến 10 kg gạo để làm bánh”, ông Lượng kể.

Gánh hàng bán chuối chiên của ông Nguyễn Văn Lượng.

Sống với nghề từ lúc bánh chuối chỉ có giá 2 ngàn đồng/cái, đến nay là 6 ngàn đồng, qua nhiều thay đổi và dù cuộc sống đã ổn định, ông vẫn duy trì bán bánh chuối, bánh khoai mỗi ngày.

Bánh chuối chiên của ông được nhiều người thích ăn vì bánh giữ được độ giòn lâu. Ông chia sẻ, bí quyết nằm ở bột gạo tại nhà. Bột làm từ loại gạo được chọn ưng ý và duy trì không đổi loại khác.

Giữa tiết trời oi bức, chị Phạm Thị Lý (ngụ Phường 5, TP Cà Mau) một tay “cân” hết 5 loại bánh trên xe. Dù dễ dù khó, chị vẫn xoay xở ngon lành như cách mà chị đã chèo chống kinh tế gia đình 7 người trong những năm qua. Ðể có được xe bánh vàng giòn, đủ loại, chị phải dậy từ 2 giờ sáng và nhờ cha mẹ phụ mới kịp 7 giờ mở bán hàng. Xe bánh nóng hổi đi theo con đường quen thuộc và quay về nhà lúc hơn 3 giờ chiều.

Với nghề bán bánh dân gian là nguồn thu nhập chính, chị Phạm Thị Lý đã chèo chống kinh tế gia đình trong những năm qua và chăm lo cho con cái học hành.

11 năm qua, những món bánh mà như chị Lý nói “tự mày mò làm ên” không chỉ là nguồn nuôi gia đình mà còn nuôi ước mơ của các con chị. Con gái lớn của chị hiện đang là sinh viên năm nhất ngành y.

Với bà Ðông, bà Thảo, ông Lượng, chị Lý và nhiều người đang mưu sinh bằng nghề bán bánh dân gian, gánh bánh hay xe bánh không chỉ là sinh kế mà còn chứa đựng tâm huyết, tình yêu nghề dẫu rất giản dị của họ./.

 

Minh Thừa

 

Món ngon từ chuối ép khô

Nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời hình thành từ rất lâu, chủ yếu tập trung nhiều ở 2 xã: Trần Hợi và Khánh Hưng. Ðây cũng chính là các địa phương nổi tiếng sản xuất chuối ép khô ngon và lớn nhất tỉnh, xây dựng được sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

"Săn" đặc sản ở rừng

Ở Cà Mau, các khu rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển là nơi sinh sống của các loài nhuyễn thể như: vọp, chem chép, ốc len..., thức ăn của chúng chủ yếu là các loại tảo, chất mùn hữu cơ dưới tán rừng. Theo đó, nhiều người dân địa phương mưu sinh từ nghề khai thác nguồn lợi này, tuy vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Về Cà Mau thưởng thức khô cá đù

Cá lù đù (còn gọi là cá đù), đặc sản của ngư dân vùng ven biển Ðông - Tây Cà Mau, là món ăn rất gần gũi với bữa cơm thường nhật của người dân ven biển. Và giờ đây, khô cá đù Cà Mau đã trở thành món đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.

Ðặc sản kẹo cu đơ Hà Tĩnh

Có xuất xứ từ huyện Hương Sơn, kẹo cu đơ là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hà Tĩnh. Hiện có hàng nghìn cơ sở lớn nhỏ trong tỉnh được lập ra để sản xuất và bán thức quà này.

Cá kho làng Vũ Ðại

Làng Vũ Ðại là tên gọi trong tác phẩm của Nhà văn Nam Cao, nguyên mẫu là làng Ðại Hoàng, nay là thôn Nhân Hậu, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Ðịnh. Nơi đây nổi tiếng với món cá kho trong niêu đất.

Thực phẩm chay vào mùa cao điểm

Tháng Giêng là thời điểm nhu cầu sử dụng các thực phẩm chay tăng mạnh. Ðể cung ứng cho thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, hàng quán tăng số lượng hàng để phục vụ thực khách. Ngoài những món thông dụng như đậu hũ, rau củ quả... nhiều nơi chế biến sẵn món chay các loại để khách hàng có thể mua về dùng liền, rất tiện lợi.

Giữ trọn nếp xưa

Hưởng ứng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Khái, huyện Phú Tân đã tổ chức ngày hội bánh dân gian với chủ đề “Món ngon Nam Bộ”, để chị em họp mặt và giao lưu với nhau.

Lạ miệng với “phở ốc hến”

Sự kết hợp giữa bánh phở, hải sản cùng nước dùng chua cay mà chủ quán Dì Út (nằm trên đường Lý Văn Lâm, Phường 1, TP Cà Mau) gọi tên là “phở ốc hến” đã mang lại trải nghiệm vị giác hấp dẫn, mới lạ cho thực khách.

Nghề quê giữa phố

(CMO) Dạo quanh các tuyến đường ở TP Cà Mau, không khó bắt gặp những người lao động mưu sinh bằng gánh hàng bán bánh dân gian. Ngoài sinh kế, ở một góc nhìn khác, chính họ cũng điểm thêm nét văn hoá ẩm thực bình dị giữa phố phường.

Hương vị bánh quê xứ rừng

(CMO) Tại gian hàng bánh dân gian Ðiểm du lịch Hương Tràm, xã Khánh An, huyện U Minh, mỗi ngày từ 8-22 giờ bếp luôn đỏ lửa để làm ra những món bánh dân gian hấp dẫn, nào là bánh chuối hấp, bánh rau mơ lá mít, bánh ít, bánh lọt, bánh xèo, chuối chiên... nóng hổi, thơm lừng, phục vụ du khách.