ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 12:05:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị quyết chuyên đề đi vào lối nghĩ, cách làm - Bài 2: Tiên phong xây dựng nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh uỷ về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Cà Mau đạt nhiều thành tựu to lớn; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và giữ vững.

Đến nay, toàn tỉnh có 52/82 xã đạt chuẩn NTM, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi là địa phương đầu tiên đạt chuẩn NTM nâng cao. Qua đó, vai trò của hội, đoàn thể và người dân được khẳng định, đặc biệt là các chủ thể trong công tác xây dựng NTM.

Đi trước làm gương

“Có thể khẳng định sự sáng tạo, nhạy bén và liên tục có những mô hình mới, hiệu quả cao, tính thực tiễn dễ áp dụng đã tạo được sự tin tưởng, an tâm khi tham gia của hội viên phụ nữ; nhiều chị tham gia, phát triển và thoát nghèo từ các phong trào thi đua. Từ đó, tạo động lực cho cán bộ hội trong thực hiện các chỉ tiêu của đại hội đại biểu phụ nữ các cấp đề ra, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế, ổn định xã hội”, bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau, chia sẻ.

Các cấp hội trong tỉnh tích cực vận động an sinh xã hội. Đã vận động, khai thác, kết nối với các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân xây dựng 96 cầu bê-tông, 561 mái ấm tình thương, tặng giếng khoan nước ngọt sử dụng gia đình, 3.918 học bổng, 1.378 chiếc xe đạp, 13.148 phần quà, hơn 150 tấn gạo, 28.000 quyển tập học sinh, 1.000 bộ sách giáo khoa và nhu yếu phẩm... cho các gia đình hộ nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo hiếu học, tổng trị giá trên 100 tỷ đồng. Duy trì hiệu quả hoạt động Chương trình Sống yêu thương, Chắp cánh ước mơ của Câu lạc bộ nữ Doanh nghiệp tỉnh, mỗi kỳ hỗ trợ từ 1-2 gia đình phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đến nay đã có 40 hộ gia đình được hỗ trợ, tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.

Bà Trần Thị Kiều Yến cho biết thêm, để cụ thể hoá nghị quyết của Đảng và Hội LHPN cấp trên, các cấp hội đã xây dựng các mô hình thiết thực, hiệu quả như huy động vốn nội lực, thực hành tiết kiệm theo gương Bác, tiết kiệm tín dụng, hùn vốn xoay vòng, nuôi heo đất, hũ gạo tình thương, hùn vàng… Qua đó, đã tiết kiệm được hơn 11,3 tỷ đồng, hỗ trợ 4.196 chị khó khăn mua con giống và mua bán nhỏ, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo trong hội viên giảm đều qua từng năm.

Hội LHPN huyện Trần Văn Thời là một điển hình cho phong trào này. Phát huy hiệu quả các mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kết quả duy trì được 1.083 tổ phụ nữ hũ gạo tình thương và tổ phụ nữ nuôi heo đất, với 25.400 thành viên, góp được 9.942 kg gạo và trên 530 triệu đồng, giúp 808 chị. Ngoài ra, củng cố và duy trì được 747 tổ tiết kiệm, huy động được 1,2 tỷ đồng, giúp 446 lượt hội viên. Đăng ký với Hội LHPN tỉnh, Uỷ ban MTTQ huyện về giúp đỡ 153 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong đó giúp 47 hộ nghèo, 42 hộ cận nghèo và 64 hộ mới thoát nghèo năm 2021). Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách... Qua đó, góp phần cùng với địa phương thực hiện tiêu chí giảm nghèo trong xây dựng NTM.

Hội LHPN huyện Trần Văn Thời phát huy hiệu quả các mô hình, phong trào thi đua, góp phần xây dựng NTM. (Trong ảnh: Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Củ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời với hoạt động góp gạo trong chương trình “Hũ gạo tình thương”, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn).

“Các cấp hội trong huyện tiếp tục duy trì mô hình tổ phụ nữ hùn tiền xây nhà tiêu hợp vệ sinh, kết quả duy trì được 82 tổ với 1.842 thành viên, hùn xây dựng 96 nhà tiêu; ngoài ra vận động làm 2.865 hố rác tại gia đình, góp phần đạt tiêu chí 3 sạch; thành lập mới 1 tổ phụ nữ hùn tiền mua bồn chứa nước sinh hoạt có 17 thành viên, giúp được 5 chị; thành lập mới 2 tổ hùn vàng, nâng lên 67 tổ, có 570 thành viên, hùn được 616 chỉ vàng, giúp 68 chị xây nhà cơ bản, sản xuất, kinh doanh, nuôi con ăn học”, bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời, chia sẻ.

Trong thực hiện công tác hội và phong trào thi đua của phụ nữ, các cấp hội luôn gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiệm vụ xây dựng NTM, xác định chủ đề, nội dung cụ thể, sát với tình hình thực tế của từng địa phương. Định kỳ hàng tháng, quý, thông qua các hoạt động, sinh hoạt giới thiệu gương điển hình những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua để nêu gương trong các cấp hội. Kết quả, có 4.383 tập thể, cá nhân được giới thiệu nêu gương, điển hình, khen thưởng, trong đó có 4 gương điển hình tiên tiến được UBND tỉnh, Trung ương Hội khen thưởng, được chọn dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, tuyên dương thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và xây dựng NTM tại Hà Nội.

Phát huy vai trò rường cột

“Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi trong rèn luyện, trau dồi đạo đức, lối sống theo tư tưởng và chuẩn mực đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là trong các lĩnh vực như xung kích giữ gìn trật tự an toàn giao thông; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử; phòng chống các tệ nạn xã hội; xây dựng tinh thần, trách nhiệm, thái độ, của người cán bộ Đoàn, đoàn viên... Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo triển khai, thực hiện tốt phong trào tuổi trẻ sáng tạo, trong đó triển khai cuộc vận động “Mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo”, đến nay đã có 1.490 ý tưởng sáng tạo. Ngoài ra, tổ chức tuyên dương nhiều tấm gương đoàn viên, thanh thiếu nhi tiêu biểu trong học tập, lao động trên các lĩnh vực...”, chị Nguyễn Hồng Thắm, Phó bí thư Tỉnh đoàn Cà Mau, chia sẻ.

Để góp sức trẻ vào xây dựng NTM, cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên, nhất là cán bộ Đoàn chủ chốt phát huy tinh thần trách nhiệm, tính nêu gương trong thực hiện các phong trào thi đua xây dựng NTM. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao như nuôi dế mèn Thái, ruồi lính đen, chim cút, gà... (ở xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi); mô hình phát triển kinh tế “Tổ hợp tác sản xuất rập cua thành phẩm” (ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn); mô hình “Hồ bơi trải bạt - giải pháp trong phòng chống đuối nước cho trẻ”; mô hình nuôi tôm - sò kết hợp (ở xã Đất Mới, huyện Năm Căn)... Ngoài ra, còn có các mô hình thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Nhận thấy lực lượng đoàn viên, thanh niên cơ sở cứ loay hoay giải bài toán đầu ra cho nông sản sau những ngày miệt mài sản xuất, tổ chức Đoàn đã đứng ra giúp các mô hình khởi nghiệp của thanh niên trở thành hiện thực, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Điển hình là vận hành kênh tiêu thụ sản phẩm thanh niên Cà Mau tại Cửa hàng Thanh niên và trang website sanphamthanhniencm.vn. Theo đó, tính từ ngày ra mắt (17/6/2022) đến nay, kênh tiêu thụ sản phẩm đã thu hút đông đảo khách hàng tìm hiểu, mua sắm tại cửa hàng và truy cập, tương tác trên trang website. Kết quả, đã có hơn 600 đơn mua hàng trực tiếp và có gần 3.000 lượt truy cập vào trang website, hiện là tốp 10 trang được yêu thích nhất. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục triển khai vận hành hiệu quả để góp phần hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên có kênh tiêu thụ sản phẩm, đồng thời quảng bá, giới thiệu các đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh nhà đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Anh Nguyễn Ngọc Thuận, Phó bí thư Tỉnh đoàn Cà Mau, cho hay: “Hoạt động này góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trẻ trong thanh niên. Đây sẽ là cầu nối, kênh phân phối hiệu quả để các sản phẩm của các bạn trẻ làm ra được đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; đặc biệt là thúc đẩy, tạo thị trường để các sản phẩm OCOP có chỗ đứng vững vàng, ổn định; hướng phát triển lâu dài, hiệu quả”.

Phong trào sản xuất giỏi ở nông thôn ngày càng nhân rộng và sôi nổi hơn. Nhiều người trẻ quyết tâm làm giàu từ những mô hình mới, không những thế, họ còn truyền cảm hứng cho những người có cùng đam mê nhưng chưa mạnh dạn khởi nghiệp.

Anh Phạm Quốc Sử, sinh năm 1985, ấp Thành Vọng B, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, là minh chứng cho những người trẻ dám đương đầu với khó khăn, thách thức. Ghé thăm cơ ngơi lớn nhất nhì trong ấp, khó ai tin rằng chưa đầy 40 tuổi nhưng vợ chồng anh đã thành đạt tới mức nhiều người phải ngưỡng mộ. Đầu năm 2017, anh đi học tập kinh nghiệm ở tỉnh Khánh Hoà cùng đoàn của tỉnh và về áp dụng ngay theo phương pháp nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao Biofloc. Với mô hình này, anh Sử thấy hiệu quả kinh tế cao, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa đảm bảo môi trường nước. Đây là mô hình được Sở NN&PTNT chọn, giới thiệu tại hội thảo khoa học sắp tới.

Anh Phạm Quốc Sử là một minh chứng cho những người trẻ dám khởi nghiệp và thành công.

Với phương châm gần gũi, lan toả, thiết thực, các cấp hội, đoàn thể đang triển khai các mô hình để hiện thực việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng NTM. Việc học tập không còn xa lạ mà gắn liền với nhiệm vụ công tác chuyên môn hàng ngày. Từ đó, nhân rộng ra cả cộng đồng cùng thực hiện./.

 

Phú Hữu

BÀI CUỐI: TIẾP TỤC LAN TOẢ

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.