ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:01:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghĩa tình Cà Mau - Ninh Bình

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 23/1/1960, hưởng ứng phong trào Bắc - Nam kết nghĩa do Trung ương Đảng và Bác Hồ phát động, Bạc Liêu (gồm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu hiện nay) kết nghĩa với Ninh Bình, một dấu son nghĩa tình chung thuỷ đã được kết hình, xây đắp. Hơn 60 năm, mối quan hệ ấy luôn được gìn giữ, vun bồi, không ngừng lớn mạnh, trở thành tài sản quý giá của lớp lớp thế hệ tiếp nối.

Từ năm 1978-1982, phong trào xây dựng kinh tế mới đã đưa hàng ngàn người con quê hương Ninh Bình về Cà Mau lập thân, lập nghiệp. Ông Nguyễn Kim Chung, Trưởng ban Liên lạc Hội đồng hương Ninh Bình tại Cà Mau, cho biết: “Hiện nay, có khoảng 10.000 người gốc Ninh Bình đang sinh sống, học tập, lao động, công tác, cùng chung sức xây dựng, phát triển quê hương Cà Mau. Với bà con, Ninh Bình và Cà Mau là 2 quê hương máu thịt, thiêng liêng”.

Cà Mau quê mới

Bà Bùi Thị Hoài, 62 tuổi, hiện cư ngụ tại Ấp 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, vẫn nhớ như in ngày từ Ninh Bình về Cà Mau năm 1980. Vừa làm đám cưới ở quê, bà Hoài cùng chồng, ông Nguyễn Văn Hữu và 8 người thân trong đại gia đình Nam tiến về Cà Mau theo chủ trương xây dựng kinh tế mới. Miền đất mới Cà Mau mà cả gia đình chỉ nghe qua lời kể, sách vở, nhưng có một cam kết tin cậy, thôi thúc lớn lao: “Cà Mau là tỉnh kết nghĩa, là anh em ruột thịt với Ninh Bình”.

Cái bỡ ngỡ, gian khó buổi đầu ở vùng kinh tế mới được bà Hoài bồi hồi kể lại: “Lúc mới vào, cả gia đình cặm chòi ở, phải đi bắt cá, mót lúa để kiếm gạo ăn qua ngày. Sau được Nông trường Quốc doanh U Minh chia đất, làm ruộng, được sự cưu mang, giúp đỡ của bà con Cà Mau, gia đình tôi dần dà cũng quen với cuộc sống mới”. Bà Hoài xung phong đi học lớp Sư phạm cấp tốc trong 1 tháng về làm giáo viên, còn chồng thì làm ruộng. Nghề giáo viên cũng theo bà Hoài suốt mấy chục năm ở xứ Cà Mau.

Nhìn mảnh vườn, thửa ruộng nay đã thành thuộc, phì nhiêu, huê lợi đều đặn, bà Hoài lại nhớ về người chồng vừa mất: “Tôi và ông nhà vào đây tay trắng, cùng nhau gầy dựng cuộc sống, nuôi 4 đứa con trưởng thành, đỗ đạt. Cũng từ bấy đến giờ, tôi và chồng chưa có dịp trở lại quê hương Ninh Bình. Gian khổ đã qua, ông nhà tôi đã nằm lại với đất đai Cà Mau, con cháu tôi cũng có cơ ngơi, sự nghiệp tại Cà Mau. Thôi thì, tôi cũng ở lại Cà Mau, gởi ngàn nhớ thương về Ninh Bình ngoài ấy!”.

Còn với ông Trần Đức Chiến, Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng, xứ sở Cà Mau sâu nặng lắm nghĩa tình. Là bộ đội Cụ Hồ, năm 1978, ông Chiến xuất ngũ, Nam tiến về Cà Mau để gầy dựng tương lai. Ông Chiến không thể quên sự đùm bọc, cưu mang của người Cà Mau với người dân Ninh Bình những ngày về đất mới. Từng lon gạo, con cá, mớ rau, bà con Cà Mau đã giúp gia đình ông no lòng trong lúc nghèo khó. Cũng tại xứ sở Cà Mau, những người Ninh Bình đã chuyên cần lao động, nỗ lực vươn lên. Nói như ông Chiến: “Ở Cà Mau, bà con Ninh Bình hầu hết đều có cuộc sống ấm no, khá giàu sau khi vào làm kinh tế mới. Đó là cái ơn rất lớn của xứ sở này đối với những người xa quê vào lập nghiệp như chúng tôi”.

Vào Cà Mau năm 1978, ông Trần Đức Chiến, Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng, vẫn ghi nhớ ân tình của mảnh đất Cà Mau đã cưu mang, đùm bọc, để ông dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Riêng ở Ấp 2, xã Trần Hợi, nơi gia đình ông Chiến sinh sống, hiện có 12 gia đình gốc Ninh Bình cư ngụ, đều là hộ khá, giàu. Ông Tôn Thanh Bưởi, Trưởng Ấp 2, xã Trần Hợi, cho biết thêm: “Các hộ dân gốc Ninh Bình sống nghĩa tình, nền nếp, đóng góp tích cực cho công việc chung, lao động sản xuất tiêu biểu. Như chú Chiến, có 4 người con đều là giáo viên, gia đình hiện tại có hơn 10 đảng viên là con cháu, truyền thống gia đình mẫu mực”.

Chung sức xây dựng quê hương

Xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời là nơi có đông người Ninh Bình về lập nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Khải, Phó chủ tịch UBND xã Trần Hợi, thông tin: “Hiện xã có gần 80 hộ dân là người quê gốc Ninh Bình, phần lớn về Cà Mau từ thời đi làm kinh tế mới, mà cụ thể là khu vực của Nông trường Quốc doanh U Minh trước đây. Hiện nay, đời sống bà con rất ổn định, 2/3 số hộ là khá giàu, chỉ còn duy nhất 1 hộ nghèo!”. Theo ông Khải, bà con Ninh Bình có những đức tính rất đáng quý, được cộng đồng trân trọng, biểu dương.

Với đặc thù xã thuần nông, chuyên canh lúa - màu, Trần Hợi nổi tiếng khắp tỉnh bởi sự ấm no, trù phú. Ít ai để ý, tiếng thơm ấy có phần đóng góp không nhỏ của những nông dân gốc Ninh Bình siêng năng, sáng tạo. Ông Khải tiết lộ thêm: “Bà con nông dân gốc Ninh Bình hết sức coi trọng giá trị của đất đai, không bỏ hoang một tấc đất. Mùa nào cũng có cây trồng, vật nuôi phù hợp, lúa - màu - cá đồng, chăn nuôi, lập vườn trồng cây trái... Cái hay của bà con gốc Ninh Bình là luôn tiên phong áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới giống cây trồng, vật nuôi, gia tăng giá trị huê lợi trên cùng diện tích đất”.

Trong mọi hoàn cảnh, người Ninh Bình ở Trần Hợi luôn chú tâm vào việc chăm lo cho con cái học hành, coi tri thức là tài sản quan trọng, là sự đầu tư thông minh. Ông Lê Thanh Yên, Trưởng ban Công tác Mặt trận Ấp 1, xã Trần Hợi, tâm đắc: “Phải nói là bà con gốc Ninh Bình có truyền thống hiếu học, dồn tâm sức để cho con cháu ăn học. Bởi vậy, mỗi nhà đều có vài cái bằng đại học, trở thành cán bộ, công chức, viên chức công tác ở khắp nơi. Cái này là điều hay mà bà con xung quanh nhìn vào đều thấy ngưỡng mộ, học hỏi noi theo”.

Tìm về Trường Tiểu học Nông trường U Minh 1, xã Trần Hợi, thầy Nguyễn Văn Hoà, Phó hiệu trưởng nhà trường, thông tin: “Đây là ngôi trường mà nhiều thế hệ thầy cô giáo quê gốc Ninh Bình tham gia gầy dựng, phát triển. Từ lúc là mái trường làng tạm bợ, đến năm 2013, trường vinh dự được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Có những gia đình như cô Bùi Thị Hoài, mấy thế hệ cùng là giáo viên ở đây. Giáo viên gốc Ninh Bình của trường hiện tại cũng có 7/28 người”.

Quê hương Cà Mau ghi nhận tấm lòng của nhiều người con Ninh Bình đã và đang cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" nơi đây. (Trong ảnh: Giờ lên lớp của cô giáo Phạm Thị Mây, Trường Tiểu học Nông trường U Minh 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

Đại diện cho những thế hệ giáo viên gốc Ninh Bình, sinh ra, lớn lên tại Trần Hợi, sau đó tiếp tục cống hiến cho địa phương, cô giáo Trần Thị Bích Phượng (con gái ông Trần Đức Chiến) xúc động: “Ninh Bình và Cà Mau đều là quê hương. Còn chúng tôi, những người con 2 quê chỉ tâm niệm một điều là công tác thật tốt, góp phần vào sự phát triển của Trần Hợi. Đó là điều mà cha mẹ tôi, những người Ninh Bình vào Cà Mau lập nghiệp luôn nhắc nhở, dạy dỗ cho con cháu!”.

Cà Mau - Ninh Bình, tình cảm gắn kết thiêng liêng, trọn vẹn nghĩa tình, sắt son chung thuỷ. 60 năm hay bao lâu đi chăng nữa, lớp lớp thế hệ con người Cà Mau - Ninh Bình vẫn tiếp nối giữ gìn, vun đắp và lan toả tình cảm quý báu, thiêng liêng của 2 địa phương để cùng chung sức bảo vệ, xây dựng, phát triển quê hương, Tổ quốc. Để tiếng gọi thân thương Cà Mau - Ninh Bình, mỗi khi nhắc đến là lòng người khôn nguôi thổn thức./.

 

Hải Nguyên

 

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Cùng với 1 truyện ký, 2 biên khảo, 4 bút ký... đã xác định được vị trí của Nhà văn Việt Nam đồng bằng Nam Bộ Phan Trung Nghĩa với những tác phẩm độc đáo, như đoàn tàu vũ trụ hồn nhiên bay vào lòng người đáng ghi nhớ nhất.

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Hào khí đất xưa...

Những lần về lại Tân Thành (nay là phường Tân Thành và xã Tân Thành, TP Cà Mau) đều mang lại cho chúng tôi những chiều kích mới mẻ trong hiểu biết, suy tư về vùng đất địa linh nhân kiệt, lẫy lừng công đức của tiền nhân.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện trọng đại lễ kỹ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 15/11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến dự buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ.

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.