ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 02:56:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người dân khắc khoải chờ nạo vét kinh Chanh

Báo Cà Mau (CMO) Từ lâu, con kinh Chanh (Chín Nhái) là nguồn sống của gần 30 hộ dân ấp Giáp Nước, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân. Nhưng hiện nay, con kinh này đang dần khô cạn và đó cũng là nguyên nhân làm cho đời sống của bà con nơi đây lao đao.

Ông Nguyễn Văn Chuyển, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ấp Giáp Nước, cho biết trước đây bà con sản xuất và đi lại phụ thuộc hoàn toàn vào con kinh Chống Mỹ. Nhưng từ khi xây dựng lộ nhựa về Khu căn cứ Tỉnh ủy (Bến Đìa – Giáp Nước) thì bà con không thể lấy nước vào nuôi tôm do con lộ ngăn cách.

Phía bên trái đường mòn này là con kinh Chanh (Chín Nhái), khô cạn vào lúc triều xuống, gây khó khăn cho người nuôi tôm nới đây.

Ở đây, trung bình mỗi hộ dân có trên 1 ha đất nuôi tôm. Không đường lấy nước, buộc lòng họ phải tận dụng đường nước từ kinh Chanh hơn 10 năm nay. Đến thời điểm này, con kinh đã khô cạn nhưng vẫn chưa được nạo vét do mâu thuẫn phát sinh từ các hộ dân sống ven con kinh.

Ông Chuyển cho biết thêm, ở đầu kinh có cây cầu bê tông nhỏ, không thể tháo bỏ để cho xáng vào nạo vét kinh do bà con ở đây đi lại phụ thuộc hoàn toàn vào cây cầu này. Còn ở cuối kinh thì có 2 hộ dân kiên quyết không chấp nhận đưa xáng đi qua phần đất của mình.

Liên hệ với gia đình chị Lê Thanh Thúy và anh Lê Kiên Trung, hộ dân ở cuối con kinh để tìm hiểu rõ nguyên nhân không đồng ý cho xáng múc vào nạo vét kinh, chị Thúy cho biết: “Gia đình tôi có hơn 20 công đất sản xuất nhưng lấy nước ở kinh Chống Mỹ, không phụ thuộc gì vào kinh Chanh. Lúc trước, thấy bà con nuôi tôm thất bát vì không có nước nên tôi từng đồng ý cho xáng vào nạo vét. Nhưng xáng múc đất dưới lòng kinh càng sâu thì bên bờ đất của gia đình tôi sạt lở càng nhiều, vì là đất phân. Mà sạt lở đất bao nhiêu thì hộ gia đình bên kia con kinh lại ngang nhiên lấy phần đất đó bồi đắp bên bờ của họ rồi làm bờ kè kiên cố. Thế nên, bây giờ chúng tôi kiên quyết không cho xáng vào nữa”.

Cây cầu kinh Chanh không thể phá bỏ vì đây là tuyến giao thông huyết mạch của người dân.

Mâu thuẫn này khiến mấy chục hộ gia đình sống nhờ vào con kinh Chanh phải gánh chịu. Mấy năm gần đây, vuông tôm của họ khô đáy vào mùa hạn nên không nuôi tôm được nữa, nhiều người buộc lòng phải tha phương để mưu sinh. Mặc dù đất đai bạc ngàn nhưng họ không thể bám đất, bám làng.

Ông Trần Minh Thời, 68 tuổi, một thời là người giàu có nhất khu này, nói: “Đất đai của tôi mấy chục công mà giờ đây 4 đứa con phải đi Bình Dương làm mướn hết. Chỉ có hai vợ chồng già không nỡ xa quê nên cố bươn chãi sống qua ngày. Bây giờ, tôi làm vuông đâu mong trúng tôm như người khác mà chỉ mong có cá để ăn. Trung bình con nước xổ vuông chỉ vài chục ngàn đồng”.

Ông Thời mong mỏi: “Giờ tôi và bà con ở đây chỉ mong xáng vào nạo vét lại con kinh để có nguồn nước phục vụ sản xuất. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì không biết đời sống bà con ra sao nữa”.

Đó là lời cầu mong thống thiết của những hộ dân sinh sống nhờ vào con kinh Chanh, ấp Giáp Nước, xã Phú Thuận. Và ai sẽ là người đứng ra giúp họ?

Ông Phan Văn Nhạn, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Tân cho biết, có nhiều nguyên nhân kinh Chanh (Chín Nhái) bị khô cạn. Nguyên nhân chủ yếu là việc người dân tự ý chuyển dịch sang nuôi tôm rồi đấp đất lại làm cho một số hộ dân bên trong con kinh không thể lấy được nước; và một phần cũng do mâu thuẫn giữa các hộ dân. Hộ dân nằm ngoài con kinh không cho xáng vào vì sợ sạt lở bờ đất của họ. Nhưng thực tế phần đất kinh Chanh này là đất công cộng, không thuộc quyền sử dụng của bất cứ hộ dân nào. Sắp tới, chúng tôi sẽ mời UBND huyện Phú Tân xuống để phân tích, giải thích để họ đồng thuận cho xáng vào nạo nét kinh này.

Ngọc Trầm

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.