ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 02:50:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhà ở cho công nhân lao động: Cần tiếp tục được quan tâm

Báo Cà Mau Cà Mau đang trong quá trình phát triển với nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, nhiều khu công nghiệp được hình thành. Hiện toàn tỉnh có 4 khu công nghiệp gồm: Khánh An, Hoà Trung, Năm Căn, Sông Ðốc. Số lượng các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở chế biến... trong các khu công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Ðiều này kéo theo lượng công nhân lao động phục vụ ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên cũng tăng theo. Cùng với sự phát triển ấy thì vấn đề nhà ở cho công nhân cần phải được đặt ra.

Cà Mau đang trong quá trình phát triển với nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, nhiều khu công nghiệp được hình thành. Hiện toàn tỉnh có 4 khu công nghiệp gồm: Khánh An, Hoà Trung, Năm Căn, Sông Ðốc. Số lượng các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở chế biến... trong các khu công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Ðiều này kéo theo lượng công nhân lao động phục vụ ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên cũng tăng theo. Cùng với sự phát triển ấy thì vấn đề nhà ở cho công nhân cần phải được đặt ra.

Ước mơ có chỗ an cư

Với mức lương trung bình trên dưới 4 triệu đồng/tháng thì ước mơ có số tiền lớn để cất được một căn nhà là quá xa vời đối với nhiều người lao động. Trong khi hầu hết công nhân làm việc trong các công ty thuỷ sản đều đến từ các huyện, xã vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn nên phải thuê các nhà trọ giá rẻ để ở. Mức lương trên, người lao động phải gói ghém lắm mới đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Nhiều người phải nuôi gia đình, con cái ăn học, cuộc sống rất khó khăn.

Công nhân sống trong khu tập thể Công ty Minh Phú.

Chị Nguyễn Kiều Diễm, xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, bộc bạch: “Cuộc sống vất vả nên vợ chồng mới ra TP Cà Mau xin làm công nhân lột tôm ở Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thuỷ sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt, gởi con cho ông bà giữ. Lương cả hai tính ra cũng trên 6 triệu đồng mỗi tháng, nhưng chi phí ở trọ, ăn uống, sinh hoạt mất gần 2 triệu đồng; chẳng may bệnh tật, sự cố bất ngờ có khi phải ứng trước tiền hoặc mượn nợ tháng sau trả lại. Vợ chồng chỉ ước mơ dành dụm đủ tiền về quê mua đất cất nhà, có chỗ ở ổn định rồi kiếm kế khác làm ăn, nhưng không biết đến bao giờ”.

Không có nhà ở ổn định, phải ở trọ là thực tế chung của hầu hết công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, cũng như các công ty thuỷ sản hiện nay trên địa bàn tỉnh. Ðể tiết kiệm tiền thuê, nhiều khi 3-4 công nhân rủ nhau thuê 1 căn phòng với diện tích chỉ vài chục mét vuông.

Báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết, hiện đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVC-LÐ) tỉnh phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu. Ðặc biệt, đang phát triển nhanh trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước. Toàn tỉnh hiện có 57.192 CNVC-LÐ, trong đó có 21.266 công nhân lao động trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước. Với số lượng công nhân lao động lớn như hiện nay và tương lai còn tăng cao hơn nữa thì vấn đề giải quyết nhà ở cho đối tượng là công nhân trong khu vực doanh nghiệp cần phải được quan tâm ngay từ bây giờ. Ðiều này không chỉ giúp giải quyết nhu cầu về chỗ ở của người lao động, mà còn góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp.

Cần phát huy vai trò của công đoàn ở doanh nghiệp

Ðể đảm bảo đời sống, quyền lợi của người lao động, ngoài trách nhiệm của các chủ công ty, doanh nghiệp thì vai trò của các cấp công đoàn ở cơ sở cần phải được phát huy tốt hơn nữa, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Bà Ðoàn Thị Phúc mừng rơi nước mắt khi nói về căn nhà vừa được Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ xây dựng từ Quỹ "Mái ấm công đoàn” cách đây vài tháng: “Gia đình tôi từ An Giang xuống Cà Mau và vào Công ty Minh Phú (Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú) làm việc từ khi công ty mới thành lập, đến nay mới có được căn nhà để ở. Căn nhà tuy nhỏ nhưng tôi cùng vợ chồng đứa con thứ 4 với đứa con thứ 2 cùng 2 đứa cháu có thể quây quần bên nhau sống thoải mái mà không phải trả tiền trọ hằng tháng như mấy năm nay. Ðây như là giấc mơ vậy!”.

Ðược biết, bà Phúc là 1 trong 3 công nhân hiện đang làm việc tại Công ty Minh Phú được hỗ trợ xây nhà từ Quỹ “Mái ấm công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh. Theo đó, Quỹ “Mái ấm công đoàn” hỗ trợ 30 triệu đồng/đoàn viên, CNVC-LÐ. Bà Ðoàn Thị Phúc nói: “Căn nhà tôi cất trên miếng đất mua rẻ lại của người bà con ở phường 6, TP Cà Mau, với kinh phí khoảng 100 triệu đồng. Ngoài 30 triệu đồng từ Quỹ "Mái ấm công đoàn", Công ty Minh Phú còn hỗ trợ thêm 20 triệu đồng".

Hầu hết người lao động phải ở tạm bợ trong các nhà trọ, điều kiện sống thiếu thốn, diện tích chật hẹp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Ðể đảm bảo điều kiện sống cũng như thực hiện chính sách ưu đãi nhà ở công nhân, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 188 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong nghị định này, Chính phủ cho phép công nhân, người lao động tại khu công nghiệp được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thay vì chỉ được thuê. Ðặc biệt, khi chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với công nhân... sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Chủ đầu tư cũng sẽ được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở công nhân, được hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật...

Tuy chính sách ưu đãi đã có, nhưng đến nay, vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, thuê mua... vẫn còn quá ít. Công ty Minh Phú là một trong số ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản đóng trên địa bàn tỉnh có đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, đáp ứng phần nào nhu cầu của người lao động đang làm việc tại công ty.

Ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Hành chính nhân sự, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Minh Phú, cho biết: “Tại Cà Mau, công ty đã xây dựng 225 phòng ở tập thể miễn phí cho công nhân (chỉ phải đóng tiền điện, nước). Hiện có trên 800 công nhân đang được vào ở tại khu tập thể này”.

Anh Quách Minh Thẻ, công nhân Công ty Minh Phú, cho biết: “Vợ chồng tôi vào ở khu tập thể này được 5 năm rồi. Có chỗ ở, yên tâm làm việc mà còn tiết kiệm được chi phí tiền trọ. Khu tập thể có bảo vệ 24/24 nên an ninh rất đảm bảo. Có thể nói, tôi rất may mắn so với nhiều công nhân khác còn phải sống trọ bên ngoài rất vất vả, nhất là những công nhân có con nhỏ”.

Kinh tế - xã hội của tỉnh đang phát triển, số lượng các khu công nghiệp cũng như doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên hằng năm thì vấn đề đảm bảo quyền lợi cũng như điều kiện sống của người lao động cần phải được chú trọng. Hiện chúng ta đã có chính sách ưu đãi phát triển nhà ở công nhân, vấn đề tiếp theo là làm thế nào để doanh nghiệp, người sử dụng lao động mạnh dạn đầu tư, xây dựng nhà ở cho công nhân. Ðiều này không chỉ đòi hỏi ở sự nỗ lực của doanh nghiệp mà còn cần có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền các cấp nơi có doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp... đóng trên địa bàn./.

Bài và ảnh: Khánh Duy

Bền chặt niềm tin với Ðảng

Năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK) trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025. Qua 5 năm triển khai, đánh giá kết quả phong trào này, đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, cho hay: “Phong trào thi đua DVK đã tạo được niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, góp phần làm chuyển biến trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng sát cơ sở, sát dân, nhất là cán bộ, công chức các cơ quan chính quyền đã quan tâm, làm tốt hơn công tác vận động Nhân dân”.

Cùng luận bàn, tìm kiếm, xác định ngày mở đầu lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Cà Mau

Nhiều năm, các nhà báo, nhất là các đồng chí trong Ban Biên tập Báo Cà Mau quan tâm tìm kiếm ngày khai sinh sự nghiệp báo chí tỉnh Cà Mau để kỷ niệm ngày truyền thống. Việc này có nhiều anh em hỏi tôi, nhưng tôi cũng là thế hệ sau nên chưa có điều kiện biết được, đến nay bản thân tôi và các bạn vẫn chưa có lời giải đáp.

Nữ đảng viên - công nhân tiêu biểu toàn quốc

Ðầu năm 2025, chị Dương Thị Phương Anh, công tác tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn (huyện Năm Căn), vinh dự là 1 trong 95 gương mặt “Công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I-2025”. Ðây là phần thưởng tuyên dương, ghi nhận những phụ nữ là đảng viên, hoạt động tích cực trong tổ chức công đoàn, có thành tích nổi bật trong lao động, công tác, cũng như trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Sáp nhập tỉnh - Tinh gọn bộ máy là tất yếu của phát triển

Mùa Xuân lịch sử năm 1975, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta, hừng hực tiến công với khí thế:“Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo nơn nữa”[1] tiến thẳng về Sài Gòn như thác đổ, bắt sống Dương Văn Minh, toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam cộng hoà đầu hàng vô điều kiện! Ðất nước thống nhất, chuyển sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Nhà báo Trần Ngọc Hy một lòng trung kiên, bất khuất

Năm 1943, tốt nghiệp Diplôme, Trần Ngọc Hy về quê tham gia phong trào nông dân đấu tranh chống bọn địa chủ ác bá, chống bọn chính quyền tay sai hà khắc bóc lột nông dân, chống sưu cao thuế nặng.

Ðổi mới phong trào làm theo Bác

Những năm qua, hoạt động nổi bật mang lại hiệu quả cao của Chi bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh (Trung tâm) là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào việc triển khai "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", đưa phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành hoạt động tự giác, thường xuyên của cán bộ, đảng viên, học viên.

Tổng Bí thư: Bố trí, sắp xếp cán bộ đúng nguyên tắc, không để phát sinh vấn đề phức tạp nội bộ

Sáng 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

Cầu nối giữa Ðảng với dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Chia sẻ về công tác dân vận tại địa phương, đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, cho biết: "Những năm qua, công tác dân vận luôn được xác định là trách nhiệm, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị".

Tập trung rà soát, tháo gỡ các ‘điểm nghẽn’ đang cản trở tiến trình phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật đề nghị các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này; đồng thời tập trung rà soát, tháo gỡ các ‘điểm nghẽn’ đang cản trở tiến trình phát triển, bứt phá của đất nước.

9 tập thể, 21 cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” diễn ra sáng 5/6. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).