ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 15:58:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhân dân Cà Mau nhớ Bác Hồ

Báo Cà Mau Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, 19/5, tôi xin ghi lại một số kỷ niệm về tình cảm của Nhân dân Cà Mau đối với Bác Hồ.

Truyền thống, lịch sử tỉnh nhà đã lưu lại, trong 2 cuộc kháng chiến, Nhân dân nơi vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc, ngoài lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc, trong trái tim còn mang nặng hình bóng Bác Hồ. Nhân dân Cà Mau luôn mong ước Bác sẽ vào thăm miền Nam, đến thăm vùng đất, con người Cà Mau thân yêu.

Dù hôm nay Bác không còn nữa, nhưng Bác vẫn sống mãi trong lòng người dân vùng căn cứ địa cách mạng Cà Mau.

Kể từ khi khánh thành, Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Cà Mau thường xuyên đón nhiều đoàn cán bộ, Nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, thăm viếng.

Tôi nhớ vào cuối năm 1969, khi nghe tin Bác từ trần, các tầng lớp Nhân dân, từ cụ già đến các cháu nhỏ trong tỉnh đều đau buồn, tiếc thương Bác vô hạn. Giữa rừng đước, rừng tràm có gần 20 ngôi đền thờ Bác Hồ được dựng lên bằng cây lá địa phương, chính nơi đây, hằng ngày bà con, cán bộ, chiến sĩ đến thắp nén hương tỏ lòng thành kính tưởng nhớ Bác Hồ. Nhân dân vùng đất cuối trời Tổ quốc xem đền thờ Bác Hồ là biểu tượng của niềm tin tất thắng, mọi người cùng động viên nhau biến đau thương thành hành động cách mạng, không sợ gian khổ, hy sinh, quyết tâm chiến đấu, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, để khắc ghi tình cảm sâu đậm của Nhân dân Cà Mau đối với Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh thống nhất chủ trương và xin phép Trung ương cho tỉnh Minh Hải, nay là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu, xây dựng nhà sàn và ao cá Bác Hồ. Với mục đích tạo điều kiện cho Ðảng bộ, quân, dân, nhất là các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng ở vùng sâu, vùng xa từ các huyện, tận Mũi Cà Mau chưa có điều kiện ra Hà Nội, được đến thăm viếng nhà sàn, ao cá Bác Hồ ở Cà Mau, như đã đến thăm viếng nhà sàn, ao cá Bác Hồ ở Hà Nội. Qua đó, để hiểu được phần nào về cuộc sống của Bác rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên, phù hợp với hoàn cảnh đất nước còn lắm khó khăn. Chính nơi đây Bác đã tập trung lo toan những việc vĩ đại của đất nước, vì Ðảng, vì dân.

Ðáp lại nguyện vọng chính đáng, các đồng chí lãnh đạo Trung ương, trong đó có đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ, rất đồng tình, ủng hộ.

Tiếp sau, được sự giúp đỡ của một số bộ, ngành Trung ương, tạo điều kiện để Cà Mau tìm, mời được đơn vị thiết kế, thi công nhà sàn và ao cá Bác Hồ ở Hà Nội vào trực tiếp xây dựng nhà sàn và ao cá Bác Hồ ở Cà Mau.

Với thời gian chuẩn bị khẩn trương về vật tư, cây gỗ khung nhà từ Tây Nguyên, miền Trung chuyển vào lắp đặt trên nền móng được đơn vị xây dựng ở địa phương chuẩn bị trong Lâm viên 19/5 (trong đó có ao cá Bác Hồ).

Kết quả đáng mừng là, nhà sàn, ao cá Bác Hồ ở Cà Mau được xây dựng nguyên mẫu với tỷ lệ 1/1 như nhà sàn, ao cá Bác Hồ ở Hà Nội.

Ðến ngày 19/5/1995, nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, tỉnh Minh Hải long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình nhà sàn, ao cá Bác Hồ trong sự khâm phục, trân trọng của biết bao người.

Ðoàn Báo Cà Mau tham quan nhà sàn Bác Hồ tại TP Cà Mau. Ảnh: HUỲNH LÂM

Gần 30 năm trôi qua, cạnh bên nhà sàn, ao cá Bác Hồ, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng gian thờ Bác Hồ rất trang nghiêm, hình thành Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính nơi Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong lòng TP Cà Mau đã đón nhận nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh, có cả khách nước ngoài đến tham quan, thăm viếng, dâng hương tưởng niệm Bác Hồ. Nhất là thế hệ trẻ, các cháu học sinh từ các trường trong tỉnh đến trải nghiệm, tìm hiểu, học tập về tư tưởng, tấm gương, đạo đức Bác Hồ.

Hôm nay, từ tình cảm bản thân mình, tôi tha thiết mong các ngành chức năng của tỉnh, nhất là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo TP Cà Mau tham mưu, giúp lãnh đạo tỉnh có những chủ trương, chỉ đạo về chăm sóc, bảo vệ Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí  Minh luôn trang nghiêm, trân trọng, để mãi mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta và Nhân dân Cà Mau, Bác là tình yêu, niềm tin tha thiết nhất.

                      Cà Mau, ngày 10/5/2024

 

Phạm Thạnh Trị

Nguyên Phó bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau

 

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Ánh thép U Minh

Tôi thực sự ngỡ ngàng, xúc động và cảm phục khi lần đầu tiên đến Khu Du lịch sinh thái Làng rừng Cà Mau (ECO), ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Làng rừng là sự kiện độc đáo của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau trước ngày Ðồng khởi 1960, thế kỷ XX. Làng rừng thể hiện tinh thần quật khởi, là thái độ bất khuất trước quân thù tàn bạo với ý chí “Thà hy sinh tất cả, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!”. Nơi đây đã được công nhận Di tích Lịch sử cấp quốc gia.

Dọc chiều dài kinh Chống Mỹ

Kinh Chống Mỹ ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, được đào bằng sức người, phục vụ kháng chiến từ thời chống Pháp vào năm 1949-1950, chiều dài gần 6 km, từ kinh Ðòn Dong, qua cuối Kinh Tư, qua đầu kênh Sáu Thước, xuyên qua Hào Sai, Ðộc Lập, Trảng Cò, Kinh Cũ, xuyên bờ Bắc Kinh Cũ ra tới xóm Kinh Cùng...

Nơi thành lập lực lượng TNXP Cà Mau

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Cà Mau với gần 800 nam, nữ thanh niên đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất, bền gan vững chí, sẵn sàng hy sinh, vượt qua gian khổ, lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Về thăm địa chỉ đỏ

Năm 2024, được sự thống nhất của Huyện uỷ, UBND huyện, UBND xã Hiệp Tùng đã tiến hành sưu tầm tư liệu, lời kể từ nhân chứng lịch sử, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kịch bản và dựng bộ phim tư liệu “Chiến thắng Bến Dựa oai hùng”, nhằm ghi nhận những chiến công vẻ vang của các chiến sĩ Tiểu đoàn Ngô Văn Sở anh hùng. Ðây là tư liệu quý trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho các thế hệ trẻ.

Tên người ghép đôi thành tên đất

Lần theo dấu chân người đi mở đất Cà Mau mới thấy, nhiều tên người đã hoá thành tên đất. Những cái tên như: Ông Ðịnh, Ông Do, Bà Bường, Bà Thanh... trên những ngã ba sông, những con rạch ở rừng đước Năm Căn, theo giải thích trong dân gian, đó là tên những người đầu tiên đến vùng đất này, được người sau gọi riết thành địa danh.

Tự hào Thanh niên xung phong

Năm 1964, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược, tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, leo thang đánh phá miền Bắc. Chúng tăng cường lực lượng quyết tâm thôn tính miền Nam, với ý đồ lập ấp chiến lược kìm kẹp Nhân dân, thực hiện triệt để chính sách chia cắt, ngăn chặn lực lượng cách mạng trong vùng giải phóng. Ở miền Bắc, không lực Hoa Kỳ thực hiện cuộc đánh phá miền Bắc bằng máy bay, tàu chiến, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam. Với tầm nhìn chiến lược, Trung ương Ðảng đã chỉ đạo củng cố, bổ sung thành lập quân đội vững mạnh và lực lượng phục vụ chiến đấu, “trọng yếu là lực lượng nam, nữ thanh niên” nhằm hỗ trợ, phục vụ cho các đơn vị chủ lực, sẵn sàng đương đầu với địch trong mọi tình huống.

Sống mãi ký ức thời chiến

Quay ngược thời gian về những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân ta, cùng với con đường vận tải chiến lược “xẻ dọc Trường Sơn” trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển với Ðoàn tàu Không số như huyền thoại, lập chiến công hiển hách, góp phần đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.

Chuyện về ngôi mộ 74 hài cốt ở Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau

Tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau hiện có 1.070 mộ liệt sĩ, trong số này có đến 235 mộ chưa có tên. Trong số những ngôi mộ theo năm tháng vẫn chưa tìm ra tên ấy, có 1 ngôi mộ “lạ”, có đến 74 hài cốt. Một điều đáng chú ý nữa ở ngôi mộ này là đã hiện diện tại đây trước khi Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh hình thành.

Hương tháng Năm dâng Bác

Hôm nay, ngày 19/5, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ, cùng với cả đất nước, dân tộc, đất và người Cà Mau cùng nghiêng mình tưởng nhớ và thể hiện tấm lòng yêu kính Người vô hạn.